Mỹ viện trợ Israel 4,5 tỷ USD/năm khi rút binh Syria
Ông Trump khẳng định Mỹ vẫn đang chăm sóc cho đồng minh Israel bởi nguồn viện trợ 4,5 tỷ USD mỗi năm
Trong chuyến thăm đến căn cứ quân sự ở phía Tây Iraq ngày 26/12, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có cuộc họp báo nhanh với các phóng viên quốc tế. Nhiều câu hỏi đã được đưa ra về kế hoạch rút quân của Mỹ ở Syria.
Nhiều sự lo lắng cho rằng chính sách của Nhà Trắng đang làm ảnh hưởng đến an ninh của các đồng minh Mỹ tại khu vực, đặc biệt là Israel. Tuy nhiên, Tổng thống Donald Trump đã đưa ra câu trả lời về cách “chăm sóc” đồng minh của Mỹ.
Tổng thống Trump cho rằng ông không lo lắng việc rút quân ra khỏi Syria có thể gây nguy hiểm cho Israel. Ông chủ Nhà Trắng cho rằng Israel hoàn toàn có thể tự vệ trước mọi nguy cơ đến từ các quốc gia và lực lượng quân sự xung quanh.
Về cách làm của Mỹ để bảo vệ quyền lợi cho Israel, ông Trump viện dẫn: “Tôi không thấy nguy cơ nào, tôi cũng đã nói chuyện với Thủ tướng Netanyahu của Israel.
Và các bạn biết đấy, chúng tôi cung cấp cho Israel 4,5 tỷ USD mỗi năm. Đúng, chúng tôi cho họ, thật lòng mà nói còn nhiều tiên hơn con số đó, và họ đang tự bảo vệ mình rất tốt”.
Tổng thống Donald Trump và phu nhân Melania Trump tại căn cứ quân sự Mỹ trên đất Iraq
Video đang HOT
Tờ Times of Israel đã đưa ra những thắc mắc về việc con số 4,5 tỷ USD của ông Trump đến từ đâu? Hiện tại, Mỹ và Israel vẫn duy trì thỏa thuận viện trợ quân sự 3,8 tỷ USD mỗi năm, kéo dài từ năm tài khóa 2019 đến năm 2028 (10 năm).
Cụ thể, hồi tháng 9/2016, Tổng thống tiền nhiệm Barack Obama đã ký kết với Thủ tướng Israel Netanyahu một khoản viện trợ quân sự được đánh giá là lớn chưa từng có với bất cứ quốc gia đồng minh nào trong lịch sử nước Mỹ. Khoản viện trợ này cao hơn số tiền 3,1 tỷ trước đó mà Israel được nhận.
“Thỏa thuận này vẫn duy trì đến thời ông Donald Trump như một sự chứng minh cam kết không lay chuyển của Mỹ với an ninh Israel” – người phát ngôn Nhà Trắng Sarah Sanders từng phát biểu như vậy trong một cuộc họp báo hồi giữa năm 2018.
Khoản viện trợ quân sự này cho phép Israel nâng cấp hầu hết các máy bay chiến đấu, cải thiện khả năng cơ động của lực lượng bộ binh và tăng cường hệ thống phòng thủ tên lửa Iron Dome và các chương trình phát triển tên lửa tấn công khác.
Tuyên bố của ông Donald Trump đưa ra đúng vào thời điểm Israel tổ chức một cuộc tấn công đường không vào các căn cứ quân sự xung quanh Damascus của Syria. Ông Trump cho rằng đây là minh chứng rõ ràng nhất cho khả năng “tự lo” của Israel.
Tuy nhiên, tờ báo của Israel không thể tìm ra con số 4,5 tỷ USD mà ông Trump nhắc đến xuất phát từ đâu. Có khả năng ông Trump đang nhầm lẫn khoản tiền Israel được nhận so với khoản tiền họ yêu cầu trước đó. Bởi trong quá trình đàm phán với ông Obama, Thủ tướng Netanyahu đã mong muốn được nhận 4,5 tỷ USD thay vì 3,8 tỷ USD.
Nhưng không ngoại trừ khả năng giữa Israel và Mỹ đã có những thỏa thuận hợp tác quân sự, trao đổi công nghệ quốc phòng khác với giá trị cao hơn số tiền đã được công bố.
Trong những phát biểu tại căn cứ quân sự của Mỹ tại Iraq, Tổng thống Mỹ cũng tái khẳng định quan điểm ủng hộ của mình với Israel thông qua việc coi Jerusalem là Thủ đô của Israel, thay vì Tel Aviv như quốc tế công nhận.
Tổng thống Donald Trump được đánh giá là ông chủ Nhà Trắng có mối quan hệ mật thiết nhất với Israel. Mối quan hệ này được bắt nguồn từ việc bản thân ông Trump đã nhận được sự tài trợ rất lớn từ phía các tỷ phú người Do Thái như Sheldon Adelson trong chiến dịch tranh cử của mình.
Minh Hoàng
Theo baodatviet
Nga: Israel xâm phạm "thô thiển" chủ quyền của Syria
Lời chỉ trích này của Moscow đánh dấu một bước tụt lùi mới trong quan hệ vốn đã căng thẳng giữa Nga - Israel.
Máy bay F-16 của Israel cất cánh từ căn cứ không quân Ramon
Liên quan đến vụ tấn công bất ngờ của Israel vào lãnh thổ Syria tối ngày 25/12, Bộ Ngoại giao Nga cho rằng đợt tấn công mới nhất của Tel Aviv vào một khu vực hậu cần ở ngoại ô Damascus từ không phận Lebanon đã lợi dụng các máy bay dân sự chuẩn bị hạ cánh tại Beirut (Lebanon) và Damascus (Syria) làm vỏ bọc.
Do vậy, "để ngăn chặn thảm họa xảy ra, lệnh hạn chế đã được áp dụng đối với hệ thống phòng không cũng như việc sử dụng phường pháp tác chiến điện tử của quân đội chính phủ Syria", Bộ Ngoại giao Nga cho biết.
Theo phía Moscow, bộ phận điều khiển không lưu tại Damascus đã buộc phải hướng dẫn một máy bay dân sự hạ cánh xuống căn cứ Không quân Khmeimim của Nga tại thành phố Latakia (Syria).
Bình luận về vụ không kích này, Cơ quan ngoại giao Nga gọi đây là "một sự xâm phạm thô thiển đến chủ quyền của Syria".
Lời chỉ trích mạnh mẽ này của Moscow đánh dấu một bước tụt lùi mới trong quan hệ vốn đã căng thẳng giữa Nga - Israel sau vụ việc một máy bay quân sự của Nga bị phòng không Syria bắn nhầm hồi tháng 9 trong khi đối phó với một vụ không kích từ Tel Aviv.
Theo hãng thông tấn nhà nước Syria (SANA), hệ thống phòng không Syria tối 25/12 đã đánh chặn, bắn hạ "nhiều mục tiêu thù địch" ở khu vực ngoại ô, phía Tây thủ đô Damascus.
Bộ Ngoai giao Lebanon cũng đã ra thông báo chỉ trích cuộc không kích, đồng thời cho rằng Syria có quyền bảo vệ lãnh thổ và chủ quyền của nước này.
Bên cạnh đó, Beirut tuyên bố đã gửi thư lên Liên Hợp Quốc về "các vi phạm nghiêm trọng của Israel đã đe dọa đến sự ổn định của khu vực cũng như đến hoạt động hàng không dân sự, tạo ra nguy cơ thảm họa hàng không lớn.
Thùy Dương
Theo baogiaothong
Sau vụ Israel tấn công Syria, Trump lên tiếng trấn an đồng minh ruột Tổng thống Donald Trump đã nói với Thủ tướng Benjamin Netanyahu rằng nước Mỹ đang chi hàng tỷ USD mỗi năm để đảm bảo an ninh cho Israel. Vì thế, Tel Aviv không cần phải lo lắng về việc đánh mất ảnh hưởng tại khu vực sau khi Washington rút quân khỏi Syria. Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu (trái) và Tổng thống Mỹ...