Mỹ viện trợ cho Ukraine radar loại nào?
Báo Sao Đỏ của Nga mới đây vừa đưa tin, Mỹ giúp Ukraine một số radar chiến trường, chuyên phát hiện những vụ nã pháo hoặc phóng rocket. Đó là radar AN / TPQ-53 và AN/TPQ-48 .
Một tổ hợp radar AN/TPQ-48
AN/TPQ-53 là radar LCMR (Lightweight Counter Radar) chuyên phát hiện vị trí đặt súng cối và các pháo đội của đối phương, nó có tính di động cao, phạm vi phát hiện tới 60 km, định vị chính xác cao, triển khai chiến đấu nhanh. Radar có thể tạo vùng quét hình dẻ quạt 90 độ hoặc góc toàn phương vị 360 độ.
Thiết bị radar đặt trên 2 xe bọc thép chạy đa địa hình, hạng trung (MTV) 66 bánh, nặng 5 tấn, trên cả 2 xe này đều được lắp cabin bọc thép cho 2 người ngồi. Một trong 2 xe đó được lắp anten hệ thống radar mạng pha và kéo theo rơ moóc cấp điện năng công suất 60kW. Một xe còn lại lắp khoang điều khiển hệ thống. Điện được cung cấp bởi một máy phát diesel, vận chuyển trên một trailer. Trạm gồm bốn người.
Khi làm việc, các anten hướng về khu vực nhạy cảm, sóng phát ra, thu về được máy tính khuyếch đại, định vị tức thì. Phức tạp nhất là cấu trúc mạch điện, sao cho độ nhạy máy thu đạt cao nhất, ghi lại dấu hiệu nhỏ nhoi từ nới xuất phát đạn pháo, tên lửa, đạn súng cối.
AN/TPQ-53 xử lý dữ liệu và kiểm soát bằng các máy tính nhỏ. Nó có trạm điều khiển từ xa ở khoảng cách 1 km, điều khiển bằng sợi quang hoặc vô tuyến. Di chuyển các trạm có thể dùng máy bay vận tải C-17.
Sau năm 2020, các radar AN / TPQ-53 sẽ là radar trinh sát chính, phục vụ tại các đơn vị phòng thủ và các đơn vị pháo binh dã chiến của quân đội Mỹ (dùng để phản pháo).
Được biết hệ thống radar này vừa được “Lockheed Martin” duyệt bán cho Singapo phiên bản AN/TPQ-53 (V). Nó được quảng cáo, cho phép “tóm sống” các hệ thống pháo binh, trong đó có pháo “vua chiến trường”.
Theo báo cáo của Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng Mỹ (DSCA), Singapore có thể mua 6 hệ thống radar đối phó hỏa lực AN/TPQ-53(V) với tổng trị giá 179 triệu USD.
Nếu thương vụ thành công, Singapore sẽ trở thành quốc gia nước ngoài đầu tiên có được hệ thống này, sau đó là Ukraine. AN/TPQ-53 lần đầu được Quân đội Mỹ đưa vào tham chiến ở Iraq và Afghanistan từ năm 2010.
Video đang HOT
Phục vụ trong quân đội Mỹ còn một loại radar di động AN / TPQ-48 / -49. Nó được đưa vào phục vụ trong những năm 2000. Ban đầu nó biên chế để bảo vệ vị trí của các đơn vị viễn chinh nằm bên ngoài nước Mỹ, nhằm phát hiện và ngăn chặn đạn súng cối và tên lửa không điều khiển. Các trạm còn được sử dụng thành công tại đơn vị trinh sát pháo binh của ở Iraq và Afghanistan.
Tháng 11 năm 2014 một số các trạm đã được cung cấp cho các lực lượng vũ trang của Ukraine trong gói viện trợ quân sự của Mỹ.
Cấu trúc của radar này bao gồm: hệ thống anten với bộ thu phát và xử lý kỹ thuật số tín hiệu radar gắn trên chân máy đứng, máy tính xách tay cùng bộ cung cấp điện. Ngoài ra còn thiết bị thông tin liên lạc và truyền dữ liệu, cung cấp cụm tự động tính toán tọa độ từ vị trí bắn của đối phương theo thời gian thực.
Trạm đóng gói cho phép nó để dễ dàng vận chuyển trong xe chở khách. Một đội LCMR có thể triển khai hệ thống radar dưới 20 phút và khai thác 24 giờ, trong mọi loại thời tiết. Tính năng hoạt động của radar AN/TPQ-48:
Dải phát hiện nơi đặt súng cối (120mm) đạt 10 km, phát hiện vị trí bệ tên lửa 7 km. Làm việc trên dải tần L (1đến 2 GHz). Dải quét phương vị 360 , độ cao quét 30 . Sai số phát hiện từ 75 đến 100 m. (Tầm phát hiện kém AN/TPQ-53).
Theo PetroTimes
Năng lực siêu việt của radar 36D6 thuộc tổ hợp S-300PMU1 Việt Nam
Khả năng kháng nhiễu mạnh, bám bắt tốt các mục tiêu bay thấp, xử lý đồng thời nhiều đối tượng là những nguyên nhân để Việt Nam chọn radar 36D6 cho tổ hợp S-300PMU1.
Sự phát triển mạnh mẽ của các loại vũ khí dẫn đường công nghệ cao, đặc biệt là tên lửa hành trình có độ cao hoạt động tương đối thấp, khó phát hiện từ xa, đã đặt ra những thách thức lớn cho nhiệm vụ phòng không.
Trong các loại radar cảnh giới dùng cho tổ hợp S-300, ngoài 64N6E, 96L6E, 76N6 còn có 36D6. Xét về nhiệm vụ 76N6 Clam Shell và 36D6 Tin Shield tương tự nhau, đều là những radar chuyên bắt thấp.
Trước đó, Việt Nam đã chọn radar cảnh giới nhìn vòng mọi độ cao 96L6E cho tổ hợp S-300PMU1 và trong cuộc diễn tập thực binh DK-13, hình ảnh đài radar 36D6 bất ngờ được công bố.
Vậy vì sao Việt Nam chọn radar này mà không phải là 76D6 Clam Shell có đặc tính tương tự?
Khả năng kháng nhiễu tốt
Đài 36D6 Tin Shield thuộc loại radar giám sát không phận, được thiết kế để sử dụng như một thành phần của hệ thống phòng không tích hợp.
Tin Shield có nhiệm vụ phát hiện các mục tiêu có diện tích phản xạ radar (RCS) nhỏ, bay ở độ cao thấp và rất thấp trong môi trường nhiễu chủ động và nhiễu thụ động mạnh.
Khả năng kháng nhiễu chủ động và nhiễu thụ động mạnh là những ưu điểm nổi bật của radar 36D6.
Đây là một radar di động 3 tham số, hoạt động ở băng tần S, với dải tần từ 2700 - 2900 MHz, có thể làm việc một cách độc lập trong vai trò giám sát không phận, phát hiện địch - ta, bám bắt các mục tiêu bay thấp và rất thấp.
Đài 36D6 cung cấp tham số mục tiêu cho các hệ thống tên lửa phòng không, hỗ trợ dẫn đường cho tên lửa tiêu diệt.
Ăng ten và buồng điều khiển được đặt trên khung gầm xe đầu kéo Kraz-255 hoặc Kraz-260, mang lại khả năng cơ động cao. Khi cần thiết, ăng ten có thể triển khai trên tháp 40B6M1 với chiều cao 23 mét nhằm tăng cường năng lực bắt thấp của hệ thống.
Ưu điểm của đài 36D6 là có khả năng kháng nhiễu chủ động và nhiễu thụ động rất cao. Mục tiêu trước tiên được lọc qua thiết bị xử lý dữ liệu thô, cho phép loại bỏ các mục tiêu giả trong môi trường lộn xộn.
Tiếp đến, bộ vi xử lý kỹ thuật số sẽ nhận diện đối tượng một cách chính xác với đầy đủ 3 tham số. Radar có thể theo dõi cùng lúc 120 mục tiêu, trong đó 30 - 60 mục tiêu được xử lý trong chế độ tự động.
Các dữ liệu được hiển thị trên màn hình dưới dạng ký tự số, tạo thuận lợi cho kíp vận hành trong việc đọc thông tin. Tính năng này cho phép lựa chọn đúng mục tiêu nguy hiểm nhất trong các đợt tập kích đường không quy mô lớn.
Xử lý đồng thời nhiều mục tiêu, khả năng bắt thấp tốt là lý do để Việt Nam chọn radar 36D6 cho tổ hợp S-300.
Tầm trinh sát xa, hoạt động tin cậy
Đài 36D6 có thể được điều khiển từ xa trong quá trình hoạt động, nó có một hệ thống kiểm tra tích hợp giúp phát hiện và loại bỏ các lỗi kỹ thuật của tổ hợp.
Một ưu điểm khác của radar 36D6 so với 76N6 là khả năng quét chùm tia điện tử ở độ cao từ -20o - 30o, tốc độ quét 360o trong vòng 5 - 10 giây.
Radar 36D6 phát hiện, bám bắt được mục tiêu có RCS 0,1 m2 từ khoảng cách 27 - 80 km tùy thuộc vào độ cao:
Với mục tiêu có RCS 1 m2 bay ở độ cao 50 mét, tầm trinh sát là 31 km; ở độ cao 100 mét, tầm trinh sát là 46 km. Nếu mục tiêu ở độ cao trên 1.000 mét, tầm trinh sát từ 110 - 115 km; còn khi mục tiêu ở độ cao từ 6 - 18 km, tầm trinh sát đạt tới 147 - 175 km.
Sự có mặt của radar 36D6 trong tổ hợp phòng không S-300PMU1 cho phép lực lượng phòng không Việt Nam đối phó hiệu quả với các mục tiêu đường không tầm thấp.
Radar cảnh giới bắt thấp 36D6 kết hợp với đài nhìn vòng mọi độ cao 96L6E tạo nên bộ đôi lý tưởng trong việc phát hiện, bám bắt, tiêu diệt các mục tiêu như tên lửa hành trình bay ở độ cao thấp và cực thấp.
Theo Tri Thức
Tàu chiến hiện đại nhất Đông Nam Á có radar mới Tàu chiến hiện đại nhất Đông Nam Á của Hải quân Singapore - lớp Formidable sẽ được nâng cấp radar điều khiển hỏa lực STIR. Tạp chí Navyrecognition đưa tin, tại triển lãm quốc phòng LIMA-2015 diễn ra tại Malaysia, lần đầu tiên Hải quân Singapore (RSN) đã giới thiệu tàu chiến Formidable hiện đại nhất của nước này cùng với hệ thống...