Mỹ viện trợ Afghanistan 4 máy bay tấn công A-29
Bên lề Diễn đàn kinh tế ở Davos, Thụy Sĩ, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã thảo luận với tổng thống Afghanistan, Ashraf Ghani về quan hệ hợp tác an ninh, phát ngôn viên Lầu Năm Góc Peter Cook cho biết.
Máy bay cánh quạt chiến đấu A-29 Super Tucano mà Mỹ vừa chuyển giao cho Afghanistan tại sân bay Hamid Karzai, Afghanistan ngày 15.1.2016 – Ảnh: Không lực Mỹ
Theo RIA (Nga) 23.1, hai bên đã thảo luận về tình hình an ninh và nhất trí rằng 4 chiếc máy bay tấn công cánh quạt A-29 Super Tucano mà Mỹ vừa chuyển giao cho Afghanistan sẽ đóng vai trò quan trọng trong tương quan lực lượng. Dự kiến Mỹ sẽ cung cấp 20 chiếc máy bay tấn công bay chậm và thấp này cho Afghanistan, thay thế các trực thăng Mi-35 già cỗi, theo Flightglobal.
Loại máy bay này do hãng Embraer/Sierra Nevada (Brazil) chế tạo, và được Mỹ mua tặng Afghanistan. Đến nay trên thế giới có 10 nước sử dụng loại A-29 này.
A-29 sẽ giúp không quân Afghanistan tăng khả năng tấn công mặt đất, trinh sát, thậm chí không chiến.
Hai bên cũng thảo luận về nỗ lực của Mỹ trong việc đào tạo và hỗ trợ các lực lượng Afghanistan trong cuộc chiến chống lại Taliban, về hợp tác an ninh giữa hai nước để ngăn chặn nỗ lực của các nhóm khủng bố sử dụng Afghanistan làm nơi ẩn náu.
Ông Carter nhấn mạnh rằng Mỹ cam kết tăng cường hợp tác quốc phòng giữa hai nước và hai bên nhất trí tiếp tục phát triển mối quan hệ theo hướng này.
Trước đó, hôm thứ sáu 22.1, nhà lãnh đạo Afghanistan đã hội đàm với Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry.
Phạm Bá Thủy
Theo Thanhnien
Bạn của Mỹ ở Trung Á quay sang cầu viện Nga
Afghanistan, nơi tình hình an ninh ngày càng xấu đi, đang tìm đến sự bảo trợ từ Nga, đúng vào lúc Moscow nỗ lực tái khẳng định sức ảnh hưởng toàn cầu.
Video đang HOT
Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani. Ảnh: Reuters
Theo các quan chức Afghanistan và Nga, Tổng thống Ashraf Ghani, đã gửi yêu cầu đến phía Moscow, mong muốn Nga gửi những thiết bị quân sự như pháo, vũ khí hạng nhẹ và cả trực thăng chiến đấu Mi-35 cho quân đội của ông, sau khi Mỹ và đồng minh rút quân và cắt giảm hỗ trợ tài chính cho Afghanistan.
Theo WSJ, nếu điều này trở thành sự thực, nguy cơ đối đầu giữa Mỹ và Nga sẽ gia tăng vào thời điểm hai nước đang cạnh tranh gay gắt ở Trung Đông và căng thẳng về khủng hoảng Ukraine.
"Nga đang nắm lấy cơ hội", một quan chức chính phủ Mỹ nhận xét.
Tuy nhiên, nếu nhìn xa hơn những bất đồng và cạnh tranh giữa Nga và Mỹ, động thái này phản ánh mối lo ngại của Nga rằng một nước Afghanistan suy yếu về an ninh có thể khiến lực lượng Hồi giáo cực đoan ở Trung Á trỗi dậy, uy hiếp biên giới nước Nga.
Tại hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS) hôm 16/10 ở Kazakhstan, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng tình hình an ninh ở khu vực Trung Á đang trở nên vô cùng đáng lo ngại, khi các nhóm chiến binh Hồi giáo đang tìm cách mở rộng tầm hoạt động trong khu vực này.
"Điều quan trọng nhất đối với chúng tôi là sẵn sàng có những phản ứng kịp thời trước kịch bản đó", ông Putin nói với các nhà lãnh đạo khu vực Trung Á khác.
Nga đã khởi động một chiến dịch không kích nhằm vào Nhà nước Hồi giáo (IS), và yểm trợ đồng minh là chính quyền Tổng thống Syria Bashar al Assad. Cuộc không kích của Nga cũng tạo nên một liên minh với sự tham gia của Iran và Iraq.
Chính sách đối ngoại cứng rắn của điện Kremlin đã tạo nên hy vọng với các nhà ngoại giao Afghanistan rằng, Nga sẽ trở lại đất nước họ với tư cách là một chiến hữu. Điều này đánh dấu sự trỗi dậy về ảnh hưởng của Nga tại Afghanistan, trong bối cảnh sự ảnh hưởng của phương Tây ở nước này giảm sút rõ rệt. Số quân Mỹ đồn trú tại đây giảm xuống còn 10.000 lính, so với đỉnh điểm là khoảng 100.000 lính giai đoạn 2010 - 2011.
Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm 15/10 thông báo gác lại kế hoạch rút hầu hết quân đội Mỹ còn lại vào cuối nhiệm kỳ. Washington dự kiến duy trì 5.500 binh sĩ ở quốc gia Trung Á này sau tháng 1/2017 - một sự thừa nhận về tình hình an ninh đang tệ đi ở Afghanistan.
Bạn cũ
Những binh lính Hồng quân cuối cùng rút khỏi Afghanistan vào năm 1989. Đó là một sự kết thúc mang đến tổn thất cho cả hai bên. Liên Xô chịu nhiều tổn thất về người và chiến lược còn chính quyền cộng sản của Afghanistan cũng phải đặt dấu chấm hết. Bởi vì "vết nhơ" đó, một sự can thiệp trực tiếp của Nga vào Afghanistan giờ đây sẽ là một điều rất khó chấp nhận đối với người dân Nga.
Alexander Mantytskiy, Đại sứ Nga tại Afghanistan, cho biết chính phủ của ông đang xem xét yêu cầu hỗ trợ quân sự cho Afghanistan. Ông nói rằng sự khẩn thiết đã tăng lên trong năm nay, sau sự rút lui của lính Mỹ và đồng minh thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương NATO.
"Chúng tôi sẽ hỗ trợ, nhưng điều này không có nghĩa rằng sẽ có lính Nga đóng quân trên lãnh thổ Afghanistan", ông nói. "Tại sao chúng tôi phải gánh gánh nặng mà Mỹ và các đồng minh NATO không giải quyết được?".
Abdul Rashid Dostum, phó tổng thống Afghanitan, đang đi đầu trong nỗ lực đề nghị Nga can thiệp trực tiếp. Là một chỉ huy quân sự trong chính quyền thân Liên Xô của Afghanistan trước kia, ông Dostum đã có những cuộc gặp với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Sergei Shoigu và các quan chức quốc phòng khác ở Moscow trong tháng này để bàn thảo về những hỗ trợ có thể đạt được.
"Tướng Dostum muốn Nga phải chú ý đến tình hình ở Afghanistan", phát ngôn viên của ông, Sultan Faizy, nói và cho biết thêm rằng Nga có phản ứng tích cực đối với đề nghị này. "Bắc Afghanistan và các nước đồng minh của Nga đang bị đe dọa, đó là lý do tại sao Nga sẵn sàng giúp đỡ".
Tướng Dostum trước đây cũng đã gặp ông Ramzan Kadyrov, người lãnh đạo thân Kremlin của Cộng hòa Chechnya. Ông Kadyrov đã đăng ảnh chụp cùng tướng Dostum lên mạng xã hội và bày tỏ sự thán phục trước tài năng thao lược quân sự của viên tướng.
"Kabul cần sự hỗ trợ của Nga, giống như Syria vậy", ông Kadyrov viết trên trang mạng xã hội Vkontakte. "Chúng tôi tin tưởng rằng giới lãnh đạo Nga sẽ có phản ứng thích hợp cho lời đề nghị này".
Trở lại
Mỹ và Afghanistan có quan hệ thân thiết với nhau. Tổng thống Barack Obama tuyên bố Afghanistan là một đồng minh lớn không thuộc NATO. Theo một cuộc thăm dò của BBC năm 2012, Mỹ là quốc gia được yêu mến nhất tại Afghanistan. Vì vậy, việc Kabul tìm kiếm đồng minh mới sau khi Mỹ và NATO rút quân nhen nhóm một cuộc cạnh tranh mới giữa Moscow và Washington.
Trong quá khứ, Lầu Năm Góc từng mua những chiếc máy bay vận tải Mi-17 của tập đoàn Rosoboronexport, nhà xuất khẩu vũ khí của Nga, và phía Nga cũng đào tạo cho kỹ thuật viên của Afghanistan cách bảo dưỡng chúng. Tuy nhiên, do khủng hoảng Ukraine hồi đầu năm 2014, Mỹ phải chấm dứt sự hợp tác đó, và chỉ cho phép tập đoàn này duy trì và cung cấp phụ tùng thay thế cho số máy bay đã gửi.
Kabul bây giờ muốn ký kết một thoả thuận riêng biệt với tập đoàn Rosoboronexport để có trực thăng Mi-35. Kabul hy vọng được Nga tặng thiết bị, bởi họ không có nhiều tiền.
Trực thăng Mi-35. Ảnh: defence.pk
Ngân sách thu từ thuế của Afghanistan là dưới 5 tỷ USD mỗi năm. Nước này phần lớn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế để có tiền trả lương cho quân đội và cảnh sát, mua nhiên liệu và đạn được để chống lại phiến quân. Mỹ vẫn là quốc gia viện trợ lớn nhất của Afghanistan. Kể từ khi nổ ra cuộc chiến năm 2001 nhằm lật đổ Taliban, Washington đã cam kết viện trợ 109 tỷ USD để tái thiết nước này. Các nhà tài trợ lớn khác là Nhật Bản và Liên minh châu Âu (EU).
Mỹ đang tìm kiếm các nhà cung cấp vũ khí khác để cung cấp cho Afghanistan các loại trực thăng. Quân đội Afghanistan rất cần sự hỗ trợ trên không để giảm thiểu tầm ảnh hưởng của Taliban và các phiến quân khác.
Tháng trước, các chiến binh Taliban chỉ trong một thời gian ngắn đã chiếm được thành phố miền bắc Kunduz, chiến thắng lớn nhất của nhóm này trong 14 năm chiến tranh. Hiện có những cuộc giao tranh lớn ở những nơi khác tại phía bắc, bao gồm các tỉnh Faryab, Jowzjan và Badakhshan.
Các nước láng giềng của Afghanistan là Turkmenistan, Uzbekistan và Tajikistan, gần đây đã gửi quân tiếp viện đến biên giới phía nam để đối phó với những cuộc giao tranh quy mô lớn tại các tỉnh biên giới của Afghanistan, theo các quan chức Afghanistan và Nga. Quan chức quân sự và ngoại giao của ba nước nói trên đều từ chối bình luận về vấn đề này.
Ước tính 5.000 - 7.000 người từ các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ đã gia nhập hàng ngũ của IS tại Trung Đông. Những dấu hiệu về sự xuất hiện của IS ở Afghanistan là rất đáng lo ngại với chính phủ nước này, cũng như Nga. Các nhóm chiến binh khác, bao gồm Phong trào Hồi giáo Uzbekistan, đã đưa nhiều phần tử vào Afghanistan sau khi bị quân đội Pakistan truy quét ở phía bên kia biên giới.
Afghanistan từ lâu đã được đánh giá có tầm quan trọng chiến lược với Nga, ngay cả sau khi Liên Xô rút quân. Moscow hồi những năm 1990 đã hậu thuẫn các nhóm chống Taliban, như Liên minh Phương Bắc, bằng cách cung cấp thiết bị và hỗ trợ các cấp chỉ huy. Quân đội Nga duy trì lực lượng 6.000 binh sĩ thuộc sư đoàn cơ động 201 ở Tajikistan, trước đó là lực lượng phòng thủ biên giới nòng cốt của Tajikistan ở biên giới với Afghanistan.
Đại tá Yaroslav Roshchupkin, phát ngôn viên của sư đoàn, cho biết đơn vị đã được bổ sung lực lượng trên không, chủ yếu là trực thăng vận tải cho căn cứ ở ngoại ô Dushanbe.
"Chỉ là sự trở lại của một lực lượng từng hiện diện nơi đây", ông nói.
Trọng Nghĩa
Theo VNE
Lo thảm họa IS tái diễn, Obama dừng rút quân ở Afghanistan Tổng thống Mỹ Barack Obama quyết định dừng rút quân tại Afghanistan, do lo ngại khoảng chống quyền lực sẽ dẫn đến thảm họa khủng bố cực đoan hoành hành như trường hợp IS tại Iraq 4 năm trước. Tổng thống Obama thông báo dừng rút quân khỏi Afghanistan tại Nhà Trắng. Ảnh:Reuters Ngày 15/10, Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố dừng...