Mỹ vẫn yêu cầu ông Assad phải ra đi trong cuộc đối thoại về Syria
Trước thềm cuộc đối thoại về Syria, Washington ngày 29/10 tuyên bố, vẫn giữ nguyên yêu cầu rằng, Tổng thống Bashar alAssad phải ra đi
Tuy nhiên, theo Reuters, cuộc đối thoại lần này sẽ lần đầu tiên có sự hiện diện của Iran, đồng minh thân cận của ông Assad. Các chuyên gia nhận định, điều này thể hiện vị thế ngày càng gia tăng của ông kể từ khi Nga tiến hành các cuộc không kích chống IS tại Syria để ủng hộ chính thể của ông Assad.
Tương lai của Tổng thống Bashar al- Assad vẫn là dấu hỏi lớn đối với các bên tham gia cuộc đối thoại về Syria. Ảnh AP
Trước đó, suốt hơn 4 năm xảy ra cuộc nội chiến tại Syria, Iran đều không được mời tham dự các cuộc đối thoại hòa bình quốc tế liên quan đến tình hình Syria và các cuộc đối thoại này đều thất bại.
Video đang HOT
Tuy nhiên, tròn một tháng sau khi Nga tiến hành các cuộc không kích IS, tình thế đã thay đổi và các bên từng yêu cầu ông phải từ chức như Mỹ, EU và Saudi Arabia đã phải nhượng bộ để Iran có một ghế trong cuộc đàm phán.
“Những nước muốn giải quyết cuộc khủng hoảng tại Syria đều đã đi đến kết luận rằng, nếu không có sự hiện diện của Iran, sẽ không có cách nào để có thể đạt được một giải pháp hợp lý cho cuộc khủng hoảng này”, Ngoại trưởng Iran Mohammad Zarif tuyên bố trước khi đến Vienna dự cuộc đàm phán ngày hôm nay (30/10).
Trong khi đó, cố vấn Bộ Ngoại giao Mỹ Tom Shannon cho biết, ông Kerry có thể tận dụng cuộc đối thoại này để xem Nga và Iran có sẵn sàng chấp nhận việc thay đổi người đứng đầu tại Syria hay không cũng như quyết tâm của 2 nước này trong cuộc chiến chống IS.
Cũng theo ông Shannon, ông Kerry sẽ tìm hiểu xem Iran và Nga “sẽ chấp thuận ở mức độ nào việc hợp tác với cộng đồng quốc tế nhằm thuyết phục ông Assad rằng, trong tiến trình chuyển giao quyền lực tại Syria, ông ta sẽ phải ra đi”.
Trước đó, ngày 28/10, ông Kerry tuyên bố, Washington sẵn sàng tiến hành các giải pháp ngoại giao để chấm dứt cuộc xung đột tại Syria trong bối cảnh Mỹ vẫn tăng cường viện trợ cho phe đối lập ôn hòa tại quốc gia Trung Đông này.
Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier ngày 29/10 tuyên bố, cuộc đối thoại sẽ thành công nếu các bên tham dự chấp thuận một số nguyên tắc cơ bản như đảm bảo sự toàn vẹn lãnh thổ của Syria và tiến hành thiết lập một chính phủ chuyển tiếp tại Syria.
“Sẽ khó có đột phá ngay trong ngày đầu đối thoại”, ông Steinmeier nhận định.
Trong khi đó, Iran cho thấy họ quyết tâm ủng hộ ông Assad đến cùng. Một quan chức Iran khẳng định, sẽ không có ứng cử viên nào có thể thay thế ông Assad và mô tả ông là người duy nhất có thể ngăn cản Syria khỏi nguy cơ bị sụp đổ. Quan chức này nói thêm rằng, ưu tiên hàng đầu là phải giúp ông Assad đánh bại IS.
“Chúng tôi sẽ hỗ trợ Syria đánh bại IS và sẽ tiếp tục làm như vậy chừng nào Chính phủ của ông Assad còn yêu cầu”, quan chức này nói.
Cuộc đối thoại lần này sẽ không có sự tham dự của cánh chính trị đối lập tại Syria, vốn tuyên bố phản đối sự tham dự của Iran. Ngoài ra, các nhóm đối lập có vũ trang của nước này cũng sẽ không được mời tham dự. Trong khi đó, Chính phủ của ông Assad chưa đưa ra lời bình luận nào về cuộc đối thoại nói trên./.
Trần Khánh
Theo_VOV
Tổng thống Mỹ chuẩn bị công du Đông Nam Á
Từ ngày 14 tới 22-11, Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ đến Thổ Nhĩ Kỳ, sau đó tới Philippines và Malaysia tham dự các hội nghị khu vực, hãng AP ngày 26-10 đưa tin.
Theo thông báo của Nhà Trắng, tại Hội nghị thượng đỉnh Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại Thổ Nhĩ Kỳ, Tổng thống Obama sẽ thúc đẩy các nỗ lực quốc tế nhằm tăng cường và cân bằng sự phát triển của nền kinh tế. Các quốc gia tham gia G20 đang chiếm 2/3 dân số thế giới.
Sau đó, Tổng thống Mỹ tham dự Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương ở Philippines, cũng như Hội nghị thượng đỉnh Đông Á và hội nghị Mỹ-ASEAN ở Malaysia. Tại đây, ông sẽ tái khẳng định sự ủng hộ của Mỹ đối với các thiết chế nhằm tăng cường an ninh và ổn định khu vực châu Á. Chuyến đi này còn là dịp để mở rộng cơ hội thương mại cho các doanh nghiệp và người lao động Mỹ tại những thị trường đang phát triển nhanh nhất thế giới. Ngoài ra, ông Obama cũng nhấn mạnh tới việc đạt thỏa thuận nhằm chống lại biến đổi khí hậu toàn cầu.
Theo_An ninh thủ đô
Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến thăm Mỹ Theo Tân Hoa xã, chiều 22/9, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã rời thủ đô Bắc Kinh lên đường sang thăm Mỹ và tham dự một loạt hội nghị cấp cao của Liên hợp quốc. Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình. (Nguồn: AP) Ông Tập Cận Bình sẽ thực hiện chuyến thăm cấp nhà nước đến Mỹ từ...