Mỹ vẫn là “con ngoáo ộp” đối với Trung Quốc?
Gần đây, các nhà bình luận, nghị sỹ Đảng cộng hòa, thậm chí các nước đồng minh của Mỹ đều bắt đầu lo lắng về các cam kết quân sự tại châu Á Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, trước áp lực của việc cắt giảm ngân sách quốc phòng và các vấn đề quan tâm toàn cầu.
Họ cho rằng, việc cắt giảm chi tiêu quân sự của Lầu Năm Góc và phân tán sức lực của nước Mỹ tại châu Âu và Trung Đông đã làm giảm khả năng và tham vọng chuyển hướng sang châu Á Thái Bình Dương của Washington. Đồng nghĩa với việc này, Trung Quốc có thêm can đảm sử dụng sức mạnh quân sự không ngừng được tăng cường của mình để thực hiện “xâm lược lãnh thổ” của nước khác.
Những lo lắng này là hơi thừa. Dự toán ngân sách quốc phòng năm 2015 của chính quyền Obama là 521 tỷ USD, có thể sẽ được bổ sung thêm 79 tỷ USD. Ngân sách quốc phòng phi chiến tranh của năm 2016 vẫn vượt mức bình quân hàng năm trong thời kỳ chiến tranh lạnh và gấp gần 3 lần dự toán ngân sách quốc phòng của Trung Quốc. Tỷ lệ chiếm của chi phí quân sự trên tổng sản phẩm quốc nội ( GDP) của Mỹ cũng cao hơn nhiều so với Bắc Kinh.
Đương nhiên, tổng chi phí quốc phòng không thể phản ánh được hình thái chiến tranh giữa các quốc gia. Tuy nhiên, các chuyên gia quân sự cũng đã tiến hành đánh giá một cách toàn diện về đối trọng sực mạnh của hai cường quốc này qua mấy điểm mang tính tiền đề như sau:
Thứ nhất, trong tình hình chiến tranh có thể xảy ra, Mỹ và đồng minh sẽ phòng vệ một tuyến bờ biển hoặc một hòn đảo, phòng vệ dễ hơn tấn công, đặc biệt là khi kẻ địch xâm nhập từ hướng biển.
Nếu như quân đội Trung Quốc tập kích Nhật Bản, phòng vệ các cụm đảo và đảo Đài Loan sẽ là tất yếu. Lực lượng trú ẩn trong chiến hào có thể chống đỡ được các cuộc tập kích đường không, đồng thời đánh bại tàu chiến và máy bay của lực lượng độ bộ Trung Quốc.
Thứ hai, bất luận một cuộc chiến tranh nào đó xảy ra giữa hai nước thì người chiếm ưu thế hơn vẫn là Mỹ, kể cả trong lĩnh vực không quân, hải quân, thậm chí là vũ trụ.
Video đang HOT
Biên đội tàu sân bay CVN-73 USS George Washington của Mỹ
Cho dù Trung Quốc có bố trí tên lửa đạn đạo hoặc tên lửa hành trình có khả năng tấn công tàu chiến đang di chuyển của Mỹ, thì độ chính xác của những tên lửa này cũng phải dựa vào radar, mà radar rất dễ bị gây nhiễu hoặc bị tập kích. Bắc Kinh hầu như không có khả năng theo bám hoặc đánh chìm tàu ngầm của Mỹ, mà chúng chính là lực lượng đáng sợ nhất đối với quân đội Trung Quốc.
Ngoài ra, cự ly bay của máy bay chiến đấu Trung Quốc ở biển Đông, sẽ vượt quá phạm vi yểm trợ của máy bay cảnh báo sớm và các loại máy bay khác của quân đội nước này. Đây sẽ là điểm yếu để Mỹ khai thác triệt để.
Thứ ba, nếu nói Mỹ hạn chế trong việc điều quân là hơi quá. Giới diều hâu Mỹ cho rằng, trách nhiệm toàn cầu khiến cho Washington chỉ có thể điều một bộ phận binh lực để đối phó với Trung Quốc.
Nhưng nếu không xảy ra nguy cơ buộc Lầu Năm Góc phải điều chuyển lực lượng đến khu vực này, thì chiến tranh cơ bản cũng không xảy ra. Hơn nữa, bản thân Bắc Kinh cũng có những quan ngại về quân sự phải dè chừng, ví dụ như đề phòng Ấn Độ.
Thứ tư, vũ khí hạt nhân của Mỹ có vai trò to lớn trong răn đe Trung Quốc. Ngay cả khi các nhà lãnh đạo Trung Quốc hoài nghi về việc Mỹ sẽ mạo hiểm sử dụng chiến tranh hạt nhân để bảo vệ đồng minh, thì việc này cũng sẽ làm cho Bắc Kinh buộc phải gạt bỏ tư tưởng xâm lược một nước đồng minh của Mỹ.
Không những thế, Bắc Kinh cũng không tuyệt đối tin tưởng là kho vũ khí hạt nhân của mình có đủ khả năng thoát khỏi đòn tập kích đầu tiên của quân đội Mỹ hay không.
Những tinh túy trong chính sách ngoại giao của Washington tự có sức răn đe của nó, mỗi một quyết định chính sách ngoại giao xung quanh mình đều có thể làm ảnh hưởng đến sức mạnh răn đe của nước Mỹ. Nhưng ổn định Đông Á là điều kiện tiên quyết, vì nếu xảy ra chiến tranh, tất cả các “ông lớn” đều trở thành “kẻ bị hại”.
Theo ANTD
Đề xuất giúp đồng minh của chính phủ Nhật Bản gặp trở ngại
Ngày 3-6, Chính phủ Nhật Bản đã trình bày với liên minh cầm quyền một đề xuất mới về việc khi nào nước này sẽ được phép hỗ trợ cho các đồng minh an ninh trong các cuộc đàm phán về việc mở rộng vai trò ở nước ngoài của quân đội.
Tuy nhiên, những điều kiện mới này đã vấp phải sự chỉ trích ngay lập tức của đảng New Komeito, một liên minh cầm quyền với đảng Dân chủ tự do, nhưng đảng này vẫn thận trọng với nỗ lực của chính phủ về việc giải thích lại hiến pháp hòa bình để cho phép Nhật Bản thực hiện quyền phòng vệ tập thể.
Theo những điều kiện này, lực lượng phòng vệ Nhật Bản "sẽ có thể thực hiện bất cứ việc gì ngoại trừ chiến đấu trong vùng chiến sự", một quan chức cấp cao đảng New Komeito cho biết sau một cuộc họp giữa chính phủ và liên minh cầm quyền hai đảng.
Hiến pháp hiện tại cấm Nhật Bản không chỉ sử dụng vũ lực mà còn can dự vào việc sử dụng vũ lực của các quốc gia khác khi quân đội Nhật Bản tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình đa quốc gia.
Nhật Bản sẽ bảo vệ các đồng minh nếu bị tấn công?
Chính phủ Nhật Bản cho rằng quân đội có thể cung cấp hỗ trợ cho các đồng minh chỉ khi đáp ứng được tất cả 4 điều kiện, đó là cho ai, hình thức nào, ở đâu và khi nào. Nếu được chấp nhận, Nhật Bản sẽ cung cấp hàng tiếp tế và dịch vụ cho các đồng minh đang tham chiến trên chiến trường.
Chính phủ nước này cũng đã đặt ra các điều kiện cho phép quân đội hỗ trợ quân đội Mỹ trong trường hợp khẩn cấp trên bán đảo Triều Tiên và hỗ trợ các lực lượng gìn giữ hòa bình đa quốc gia theo các nghị quyết của Liên Hợp Quốc.
Trước đây, Nhật Bản chỉ có thể cung cấp dầu tới một khu vực không có chiến sự trong cuộc chiến do Mỹ đứng đầu tại Afghanistan, sau các cuộc tấn công khủng bố trên đất Mỹ ngày 11-9-2001.
Hai đảng trong liên minh cầm quyền này đã đồng ý tổ chức các cuộc đàm phán về vấn đề này mỗi tuần hai lần nhằm đạt được sự đồng thuận về vấn đề gai góc này có thể cho phép Nhật Bản dỡ bỏ lệnh cấm về quyền phòng vệ tập thể, hoặc có thể bảo vệ một đồng minh đang bị tấn công vũ trang, bằng việc giải thích lại Hiến pháp. Nhưng không biết bao lâu nữa, hai đảng này mới có thể đạt được sự đồng thuận để mở đường cho nội các của Thủ tướng Shinzo Abe đưa ra những quyết định liên quan.
Theo ANTD
Nhật Bản diễn tập bảo vệ chủ quyền biển đảo Lực lượng phòng vệ Nhật Bản đã tiến hành diễn tập bảo vệ biển đảo trên đảo Eniyabanarejima thuộc quần đảo Amami, tỉnh Kagoshima, miền tây nam nước này vào ngày 22-5. Binh sĩ Nhật Bản trong cuộc diễn tập Cuộc diễn tập có sự tham gia của hơn 1.300 binh sĩ thuộc 3 lực lượng chiến đấu trên biển, trên không và...