Mỹ vẫn dù bình thường hóa ngoại giao
Cuba và Mỹ là đối thủ ý thức hệ kể từ khi xảy ra cuộc cách mạng XHCN năm 1959.
Các hạn chế đi lại đối với những người Mỹ muốn thăm đảo quốc Cuba sẽ được loại bỏ bớt nhưng cánh cửa vẫn chưa thực sự mở ra cho ngành du lịch Mỹ nói chung trên hòn đảo Caribbean.
Tranh biếm họa về Cuba trong “móng vuốt” cấm vận của Mỹ (ảnh: procon)
Tuyên bố bình thường hóa quan hệ giữa 2 nước của Tổng thống Mỹ Obama cũng sẽ không chấm dứt lệnh cấm vận thương mại mà Mỹ đã áp đặt lên Cuba trong hơn 50 năm. Lệnh cấm vận này đã được luật hóa.
Tuy nhiên các chuyên gia về chế tài trừng phạt cho hay ông Obama có thể lách luật sử dụng quyền hạn của mình để làm nhẹ bớt đòn trừng phạt kể cả khi bị phản đối ở Quốc hội.
Một cựu quan chức Bộ Tài chính Mỹ cho biết vẫn còn nhiều đất để “lách”.
Vụ công dân Mỹ Alan Gross, bị giam cầm ở Mỹ trong 5 năm, là một trở ngại chính đối với việc cải thiện quan hệ giữa hai nước.
Tuy nhiên Cuba đã thả ông Gross. Cuba cũng thả một điệp viên làm việc cho Mỹ và bị giam giữ trong 20 năm. Về phần mình, Mỹ đã thả 3 điệp viên Cuba bị bắt trên đất Mỹ.
Cuba và Mỹ là đối thủ ý thức hệ kể từ khi xảy ra cuộc cách mạng XHCN năm 1959 – cuộc cách mạng đã đưa ông Fidel Castro lên cầm quyền.
Washington cắt đứt quan hệ với Havana vào năm 1961 khi Cuba trở thành một đồng minh thân cận của Liên Xô.
Tình trạng thù địch giữa đôi bên lên cao với các cuộc khủng hoảng về gián điệp, người tị nạn, và vụ khủng hoảng tên lửa tháng 10/1962 khiến thế giới đứng trước nguy cơ chiến tranh hạt nhân.
Sau khi Liên Xô sụp đổ, Washington ngày càng đơn côi trong các nỗ lực o ép Cuba./.
Video đang HOT
Theo_VOV
Cuba-Mỹ bình thường hóa quan hệ: Nỗ lực sau 18 tháng đối thoại
Mỹ và Cuba ngày 17/12 đã đồng ý nối lại quan hệ ngoại giao sau hơn 50 năm gián đoạn.
Ngoài ra, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã kêu gọi sớm chấm dứt việc cấm vận kinh tế đối với Cuba.
Thiện chí từ cả hai phía
Theo Reuters, quyết định trên được đưa ra sau 18 tháng đối thoại bí mật liên tục giữa Tổng thống Mỹ Obama và Chủ tịch Cuba Raul Castro.
Tổng thống Obama tuyên bố bình thường hóa quan hệ với Cuba (Ảnh Reuters)
Để thể hiện thiện chí của mình, hai bên cũng đã chấp thuận việc trao đổi tù bình và mở lại Đại sứ quán tại các hai nước cũng như nới lỏng các giới hạn về thương mại.
Dù vấp phải những phản đối mạnh mẽ từ Đảng Cộng hòa hiện sẽ kiểm soát cả Hai viện trong Quốc hội từ tháng 1/2015, Tổng thống Mỹ Obama vẫn nhấn mạnh ông muốn là người chấm dứt chính sách "cứng nhắc" và "lỗi thời" của Mỹ khi duy trì việc cô lập Cuba trong suốt 50 năm qua.
Ông Obama cũng cho biết, việc thay đổi chính sách của chính quyền Mỹ cũng sẽ mở ra một cơ hội giao thương giữa hai nước và cho phép công dân Mỹ được sử dụng thẻ tín dụng tại một số khu vực của Cuba, gia tăng số lượng tiền mà công dân Mỹ được phép gửi sang Cuba cũng như cho phép Mỹ xuất các thiết bị viễn thông sang Cuba.
Tổng thống Mỹ Obama cũng nhấn mạnh rằng việc bình thường hóa quan hệ với Cuba đạt được nhờ thiện chí của Havana trong việc thả ông Alan Gross, 65 tuổi người Mỹ bị Cuba giam giữ trong 5 năm qua.
Ngoài ông Gross, Cuba còn thả một nhân viên tình báo làm việc cho Mỹ bị giam giữ ở nước này gần 20 năm qua để đổi lấy việc Mỹ thả 3 nhân viên tình báo Cuban bị bắt tại Mỹ.
Quyết định "cực kỳ dũng cảm"
Dù việc du lịch từ Mỹ sang Cuba sẽ được nới lỏng một phần nhưng khách du lịch Mỹ cũng sẽ chưa thể ồ ạt sang quốc gia vùng Caribe này.
Ngoài ra, việc bình thường hóa quan hệ giữa Mỹ và Cuba không đồng nghĩa với việc Mỹ sẽ chấm dứt hoàn toàn việc cấm vận kinh tế với Cuba bởi điều này sẽ cần phải được sự chấp thuận của Quốc hội.
Người dân Cuba lắng nghe tuyên bố của Chủ tịch Raul Castro từ truyền hình (Ảnh Reuters)
Dù đã cam kết sẽ tìm kiếm sự chấp thuận của Quốc hội nhưng bản thân Tổng thống Mỹ cũng hiểu rằng đây sẽ là "cuộc chiến đầy cam go".
Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích cho rằng, việc ông Obama sử dụng quyền Tổng thống của mình để nới lỏng lệnh cấm vận bất chấp sự phản đối của Quốc hội cũng đã là một quyết định "cực kỳ dũng cảm".
Trước đó, Mỹ và Cuba đã đối đầu với nhau sau cuộc cách mạng năm 1959 tại Cuba dẫn đến việc anh trai của Chủ tịch Cuba Rual Castro là ông Fidel Castro lên nắm quyền lúc đó.
Hai năm sau, Mỹ đã quyết định chấm dứt quan hệ ngoại giao với Cuba khi Cuba trở thành đồng minh của Liên Xô.
Mối quan hệ giữa hai bên sau đó trải qua nhiều thăng trầm liên quan đến các cuộc khủng hoảng về gián điệp và người tị nạn giữa hai bên.
Sau sự sụp đổ của Liên Xô dẫn đến việc kết thúc cuộc Chiến tranh Lạnh, Washington đã liên tục có những hành động bày tỏ thiện chí với Chủ tịch Raul Castro, người thay anh trai mình lên nắm quyền từ năm 2008.
Nhiều hoài nghi từ chính giới Mỹ
Dù đã tuyên bố bình thường hóa quan hệ với Cuba nhưng ông Obama vẫn kêu gọi Cuba cần phải thúc đẩy việc cải cách kinh tế theo một hướng tiếp cận hoàn toàn mới.
Trong một cuộc trưng cầu dân ý do và Reuters/Ipos tiến hành với hơn 31.000 người Mỹ liên quan đến việc Mỹ bình thường hòa quan hệ với Cuba, chỉ có 20% số người phải đối trong khi có tới 43% số người ủng hộ và 37% cho rằng họ vẫn chưa rõ liệu có nên làm điều này hay không.
Việc ông Gross (phải) được thả được cho là thiện chí của Cuba trong việc muốn bình thường hóa quan hệ với Mỹ (Ảnh Reuters)
Mặc dù vậy, nhiều chuyên gia cho rằng, Mỹ chưa nên bình thường hóa quan hệ với Cuba vào thời điểm này. Các chuyên gia nhận định, Cuba vẫn chưa có nhiều thay đổi như Mỹ kỳ vọng và con đường để hai nước có thể bình thường hóa quan hệ hoàn toàn vẫn còn quá nhiều chông gai, nhất là việc dỡ bỏ lệnh cấm vận kinh tế mà ông Obama đã "mạnh miệng" tuyên bố "sẽ làm bằng được" trước khi rời Nhà Trắng vào năm 2017.
Dù số lượng các nghị sỹ Mỹ ủng hộ việc bình thương hóa quan hệ với Cuba đã gia tăng nhưng vẫn chủ yếu là các nghị sỹ Đảng Cộng hòa của ông Obama. Trong khi đó, những nghị sỹ Đảng Dân chủ mới là những người "có tiếng nói quyết định" trong việc này sau khi giành quyền kiểm soát cả hai Viện vào năm tới.
Nhiều chuyên gia nhận định, dù vấp phải nhiều chỉ trích tại Mỹ, động thái này của ông Obama cho thấy Tổng thống Obama đang muốn thể hiện quyền lực cá nhân của mình trong bối cảnh ông sẽ không còn phải đối mặt với một cuộc bầu cử Tổng thống nào trong tương lai nữa.
Người Cuba buồn vui lẫn lộn
Thông tin về việc Mỹ bình thường hóa quan hệ với Cuba được 1,5 triệu người Cuba tại Mỹ đón nhận với thái độ hoàn toàn đối lập với nhau. Trong khi một số người hò reo vui mừng thì nhiều người lên án.
Nhiều người Cuba sang Mỹ ngay sau khi Chủ tịch Fidel Castro lên nắm quyền đã lên tiếng phản đối việc này trong khi những thanh niên Cuba lớn lên tại Mỹ lại muốn hai nước có mối quan hệ "nồng ấm" hơn.
Người dân Cuba ăn mừng tin Mỹ bình thường hóa quan hệ (Ảnh Reuters)
"Đó thật là một điều tuyệt vời", ông Hudo Cancio, một người Cuban đến Miami năm 1980 chia sẻ, "Đây sẽ là một sự khởi đầu mới. Một giấc mơ có thật với hơn 11,2 triệu dân Cuba và tôi nghĩ nó cũng sẽ thay đổi nhiều suy nghĩ của chính cộng đồng người Cuba tại Mỹ".
Tại Havana, nhiều người Cuba sau khi sửng sốt đón nhận tin này đã đổ ra đường ăn mừng. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người hoài nghi về việc liệu quan hệ "thù địch" trong quá khứ giữa hai bên có thể thực sự chấm dứt được hay không.
"Từ khi tôi sinh ra, tôi đã chờ cho đến ngày hôm nay", ông Jorde Reymond, một lái xe taxi, gạt nước mắt nói./.
Theo NTD
Phe đối lập chỉ trích ông Obama về nối lại quan hệ ngoại giao với Cuba Thượng nghị sĩ Marco Rubio, người gốc Cuba, cho biết ông sẽ làm hết sức mình để phá hoại kế hoạch bình thường hóa. Tổng thống Mỹ Obama cho rằng đã đến lúc thực hiện cách tiếp cận mới đối với Cuba cho dù theo ông, nước này vẫn cần tiến hành cải cách kinh tế và cải thiện tình hình nhân quyền....