Mỹ vẫn coi Trung Quốc là đối thủ chiến lược
Quan hệ Bắc Kinh-Washington đã không được cải thiện như mong đợi sau Thượng đỉnh California và Đối thoại kinh tế chiến lược Mỹ-Trung vòng 5.
Mặc dù đã mang lại kết quả tích cực trong việc tăng cường sự hiểu biết giữa Trung Quốc và Mỹ, Hội nghị thượng đỉnh California cũng bộc lộ thực trạng không tin tưởng chiến lược song phương và “cạnh tranh đã vượt quá hợp tác”.
Không thể phủ nhận việc các cuộc họp giữa các nhà lãnh đạo Mỹ và Trung Quốc (cũng như các cuộc họp của quan chức cao cấp) đã được tiến hành, nhưng kết quả tốt nhất mà các cuộc họp này màn lại chỉ là nhận thức rằng hai bên vẫn còn không tin tưởng lẫn nhau.
Cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Henry Kissinger từng nói rằng sau nhiều thập kỷ phát triển nhanh chóng, quan hệ Mỹ-Trung Quốc phải đối mặt với những thách thức về cơ cấu – đặc biệt liên quan đến an ninh quân sự, thương mại và kinh tế.
Ông Kissinger nói thêm Mỹ và Trung Quốc đang ở trong một môi trường quốc tế hoàn toàn mới, vì vậy cả hai bên đều hiểu rằng cần phải có một mô hình hợp tác mới.
Đối thoại kinh tế chiến lược Mỹ-Trung vòng 5 ở thủ đô Washington.
Với việc lập trường Trung Quốc đang thay đổi theo môi trường quốc tế, Mỹ và Trung Quốc coi nhau là đối thủ cạnh tranh chiến lược. Điều này là trở ngại to lớn đối với việc phát triển mối quan hệ song phương mới. Yếu tố quan trọng nhất là hai bên thiếu nền tảng để phát triển sự tin tưởng lẫn nhau.
Nguyên tắc “đôi bên cùng có lợi” đang giúp Mỹ và Trung Quốc tin tưởng nhau hơn trong các lĩnh vực thương mại và kinh tế. Tuy nhiên, trong các vấn đề như an ninh quốc tế, an ninh mạng và nội chính và nhân quyền, hai bên đã bộc lộ một sự thiếu tin cậy chiến lược.
Việc Mỹ thường xuyên thu thập thông tin tình báo dọc theo vùng ven biển của Trung Quốc và về các lĩnh vực kinh tế của nước này cho thấy Washington hoàn toàn không tin tưởng những gì mà Bắc Kinh công bố.
Video đang HOT
Trong khi đó, Washington cho rằng việc tin tặc Trung Quốc tấn công các cơ quan chính phủ và tập đoàn Mỹ là một mối đe dọa đối với an ninh quốc gia. Tin tặc Trung Quốc đã tìm cách đe dọa an ninh mạng bằng cách đánh cắp sở hữu trí tuệ và gây hại cho cơ sở hạ tầng của nước Mỹ.
Chính vì vậy, bất chấp sự tồn tại của đối thoại cấp cao, việc xóa bỏ tình trạng mất lòng tin, nghi kị lẫn nhau giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn còn là một nhiệm vụ khó khăn, không thể đạt được “một sớm. một chiều”.
Theo Kiến thức
TQ mới có siêu đạn pháo khủng nhất thế giới?
Đó là tin được truyền thông quốc tế quan tâm những ngày gần đây, bởi nếu Bắc Kinh có được loại đạn thì sức mạnh của họ sẽ được cải thiện...
Tờ CNI của TQ cho biết, Công ty xuất nhập khẩu thương mại Trường Chinh của nước này mới tiết lộ về loại đạn pháo chính xác sử dụng hệ thống định vị kí hiệu WS-35, có đường kính 155mm, đặc biệt có tầm bắn lên tới 100km, tương đương với tên lửa hành trình tầm ngắn, nhưng chiến hẳn ưu thế về giá thành cũng như tính linh động.
Báo chí TQ cho biết loại đạn pháo này đã được triển khai nghiên cứu và giờ đây đang bước vào giai đoạn sản xuất hàng loạt. Theo đó, WS-35 là loại đạn được trang bị cho pháo tự hành PLZ-05 hoặc các loại pháo phóng lựu 155mm khác.
WS-35 có 2 phiên bản, nhưng đều sử dụng hệ thống định vị GNSS/INS, phía đuôi và phần đầu đạn đều có lắp hệ thống 4 cánh điều hướng, dùng để điều chỉnh hướng bay.
WS-35 có độ dài 1.620 mm, trọng lượng 18 kg, có thể được bắn với tốc độ 5 quả/phút, thời hạn sử dụng trong 10 năm, đặc biệt có tầm bắn lên tới 100 km, một tầm bắn trong mơ đối với nhiều loại đạn pháo có mặt trên thế giới vào thời điểm hiện tại.
Về hình dáng bên ngoài cũng như xét dưới góc độ tính năng hoạt động WS-35 rất giống với siêu đạn pháo tự dẫn Excalibur của Mỹ. Tuy nhiên, hiệu quả triển khai của siêu đạn pháo TQ xét về góc độ lý thuyết lại được đánh giá cao hơn.
Chính nhận định trên đã gây nghi ngờ cho việc Bắc Kinh liệu đang thực sự sở hữu loại siêu đạn pháo nguy hiểm đến như vậy?
Điểm nghi vấn này đã được tờ japanmil của Nhật đưa ra lời giải, bài phân tích tỏ rõ sự hoài nghi đối với đạn pháo "Excalibur của Trung Quốc", họ chỉ ra rằng, trên thế giới ít có loại đạn pháo nào sử dụng hệ thống GPS hoặc GNASS mà có tầm bắn đến 100 km. Các loại đạn, pháo tương tự hiện nay trên thế giới chỉ có tầm bắn từ 22 - 64 km.
Trang quân sự Ausdefence của Úc tin rằng WS-35 không có khả năng để đạt tầm bắn 100 km. Bởi WS-35 có thể mới chỉ đang ở giai đoạn chuẩn bị trước khi sản xuất và rằng nền công nghiệp quốc phòng của TQ dù đã được nâng tầm thời gian gần đây, nhưng rõ ràng vẫn chưa thể chế tạo ra được những loại đạn pháo có sức mạnh đến vậy.
Đạn pháo WS-35 sử dụng công nghệ dẫn đường GNSS /INS, WS-35 có 4 cánh cố định để điều chỉnh quỹ đạo bay. Về lý thuyết, khi sử dụng loại đạn này, tốc độ bắn của háo PLZ-05 đạt tới 5 phát/phút. Và được kỳ vọng sẽ có sức mạnh ngang tầm tên lửa đạn đạo tầm ngắn, nhưng từ tham vọng và thực tiễn luôn tồn tại một khoảng cách khá xa, bản thân những cường quốc như Mỹ hay các quốc gia phương Tây cũng chưa thể với tới trình độ tương tự như vậy.
Trên trang defencetalk có nhận định khi cho rằng có thể Bắc Kinh sẽ sở hữu loại siêu đạn pháo với tầm bắn lên tới cả trăm km, nhưng độ chính xác của những viên đạn này lại là một câu chuyện khác.
Trên thực tế, Bắc Kinh mới chỉ đưa ra những thông tin ban đầu, chứ chưa công bố kết quả từ những cuộc thử nghiệm thực tế của mình, điều này lại càng khiến dư luận quốc tế không tin vào năng lực thực sự của nền công nghiệp quốc phòng nước này.
Trước đó, cũng áp dụng chiêu thức này, TQ đã lần lượt giới thiệu những loại vũ khí hiện đại của mình khiến cộng đồng quốc tế phải đau đầu suy đoán. Thậm chí Bắc Kinh còn đem những loại vũ khí này sánh ngang thậm chí vượt tầm so với các loại vũ khí tối tân đến từ Nga, Mỹ và các quốc gia phương Tây.
Một câu hỏi được đặt ra, liệu rằng những loại vũ khí, khí tài mới được truyền thông TQ đăng tải đều không có cơ sở để tin tưởng hay đây chính là chiêu "giấu bài" của Bắc Kinh?
Theo vietbao
"Giấc mơ Trung Hoa" bị "xuyên tạc"? Theo báo Pháp Courrier International, Hoàn cầu Thời báo than phiền về việc có quá nhiều cách hiểu khác nhau về "Giấc mơ Trung Hoa". Tổng Bí thư ĐCS Trung Quốc Tập Cận Bình kêu gọi thực hiện "Giấc mơ Trung Hoa". Hoàn cầu Thời báo - trực thuộc Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của ĐCS Trung Quốc - vừa...