Mỹ: Vắc xin ngừa Covid-19 được giám sát, bảo vệ như “nguyên thủ quốc gia”
WSJ ngày 24/10 cho hay, các công ty dược phẩm Mỹ đang hoàn tất công đoạn cuối việc thử nghiệm vắc xin Covid-19.
Tại các nơi lưu trữ, vận chuyển, phân phát… được cảnh sát canh phòng cẩn thận 24/24, các lô vắc xin cũng được giám sát bằng hệ thống công nghệ tiên tiến.
Paul Mango, Phó Chánh văn phòng phụ trách chính sách ở Bộ Y tế và Dịch vụ con người Mỹ (HHS), nói: “Chúng tôi lo lắng bất cứ điều gì liên quan đến an ninh mạng hoặc an ninh hiện trường nên đề phòng cao độ để bảo đảm các lô vắc xin được bảo vệ an toàn.
Công ty Glassmaker Corning đang phủ lên các lọ vắc xin chất phát quang có thể phát sáng khi được tia cực tím chiếu vào với mục đích xác minh chống hàng giả. Hãng dược Pfizer sẽ sử dụng phần mềm định vị GPS để theo dõi vị trí và nhiệt độ của các lô vắc xin trên các xe container chuyên dụng. Pfizer cũng lên phương án triển khai các ‘chuyến xe giả’ để đánh lừa bọn tội phạm.
Covid-19 sắp được tiến hành-ảnh YN.”>
Công việc phân phối vắc xin Covid-19 sắp được tiến hành-ảnh YN.
Video đang HOT
Quân nhân Hoa Kỳ sẽ không giám sát bất kỳ loại vắc xin Covid-19 nào tới người dân Mỹ sau khi vắc xin được chấp thuận sử dụng. Tuy nhiên, quân đội Hoa Kỳ sẽ giúp lĩnh vực hậu cần để đảm bảo vắc xin có sẵn trên toàn quốc, Paul Mango, cho biết.
Mango cho biết thêm, nỗ lực vận chuyển bao gồm những thứ như kim tiêm, ống tiêm, gạc, băng dính, đá khô và xe tải.
Brian Swift, Giám đốc dược ở Hệ thống bệnh viện Jefferson ở TP. Philadelphia, bang Pennsylvania, cho biết bệnh viện này sẽ lưu trữ vắc xin Covid-10 trong các phòng được tu bổ lại và được trang bị camera an ninh, khung sắt và khóa thẻ từ.
Tuy nhiên, một số bệnh viện cho biết họ không có kế hoạch nào ngoài việc áp dụng các biện pháp an ninh theo tiêu chuẩn thông thường, chẳng hạn cất giữ vắc xin Covid-19 trong các kho thuốc cần thẻ từ để ra vào.
Cảnh sát có nhiệm vụ bảo vệ các lô vắc xin-BI.
Năm hệ thống bệnh viện lớn và một số bang ở Mỹ cho biết họ đang tập trung cho các ưu tiên bảo đảm nguồn cung vắc xin đầy đủ cũng như năng lực trữ vắc xin vốn cần phải được bảo quản ở nhiệt độ siêu lạnh, hơn là phòng chống nguy cơ trộm cắp.
“Bạn sẽ thấy rằng, có nhiều người muốn tiếp cận vắc xin sớm. Tôi nghĩ rằng vắc xin Covid-19 cần phải được bảo vệ cẩn thận”, Juan Andres, Giám độc hoạt động kỹ thuật ở công ty dược Moderna, nói Moderna đã nâng cao an ninh ở các cơ sở sản xuất và lưu trữ vắc xin Covid-19 của công ty này.
Anh giới thiệu vắc xin covid-19 tại Việt Nam
Hội thảo này đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ Việt Nam triển khai kế hoạch chiến lược ngay khi có vắc xin covid-19.
Để đảm bảo an toàn trong mùa dịch covid-19, đại diện Việt Nam và Anh đã thay đổi hình thức bắt tay. Ảnh: ĐSQ Anh
Tham dự hội thảo do Bộ Y tế phối hợp với PATH và Đại sứ quán Anh tại Hà Nội tổ chức ngày 30/09, có Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Việt Nam, GS. TS. Nguyễn Thanh Long, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Phát triển Anh Dominic Raab nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam, cùng với đại diện từ các Bộ, ngành liên quan của chính phủ, các cơ quan quản lý quốc gia, các viện quốc gia và chương trình tiêm chủng, các cơ quan liên quan trong nước và quốc tế.
Bằng việc triển khai sớm các biện pháp can thiệp hiệu quả với chi phí thấp, công cuộc phòng chống dịch covid-19 của Việt Nam đã nhận được sự ghi nhận và đánh giá cao của cộng đồng quốc tế. Theo đó, Việt Nam đã duy trì được số ca mắc và tử vong do covid-19ở mức thấp. Việt Nam cũng đang song song xây dựng các chính sách và quy định để hỗ trợ việc tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản, phân phối và sử dụng vắc xin được thực hiện nhanh chóng ngay khi có vắc xin covid-19.
Các đại biểu tham dự hội thảo đã thảo luận, chia sẻ về việc chuẩn bị sử dụng vắc xin phòng chống covid-19 trên thế giới và tại Việt Nam. Ảnh: ĐSQ Anh
Với sự hỗ trợ kỹ thuật của tổ chức PATH và hỗ trợ tài chính từ Chính phủ Vương quốc Anh, Bộ Y tế đã tổ chức hội thảo triển khai sản xuất, thử nghiệm lâm sàng, cấp phép đăng ký, sử dụng vắc xin covid-19tại Việt Nam vào tháng 7 nhằm thống nhất về chủ trương, nguyên tắc và kế hoạch triển khai các hoạt động nghiên cứu sản xuất, thử nghiệm lâm sàng, cấp phép đăng ký sử dụng vắc xin covid-19trong tình trạng y tế khẩn cấp.
Theo ông Vũ Minh Hương, Cố vấn Kỹ thuật Khu vực, Trung tâm Sáng kiến và Tiếp cận Vắc xin, tổ chức PATH: "Do tình huống đặc biệt mà chúng ta đang phải đối mặt với covid-19, điều đặc biệt quan trọng là các nhà sản xuất vắc xin và cơ quan quản lý hiểu và đồng thuận với các cơ chế, chính sách và quy định phù hợp để hướng tới việc phát triển vắc xin covid-19trong thời gian sớm nhất mà vẫn đảm bảo tính an toàn và hiệu quả".
Phát biểu tại Hội thảo, Bộ trưởng Dominic Raab nhấn mạnh "Việc hợp tác giữa các nhà khoa học của Anh và Việt Nam sẽ bảo vệ công dân của hai nước, đồng thời ngăn chặn làn sóng thứ hai của dịch bệnh trên toàn cầu đang đe dọa đến tất cả chúng ta. Vương quốc Anh đang nỗ lực góp phần vào công cuộc đẩy lùi đại dịch covid-19trên toàn thế giới."
Vương Quốc Anh đã cam kết hỗ trợ 50 triệu bảng để hỗ trợ các nước ASEAN ứng phó với covid-19. Khoản đóng góp này bao gồm cả 6,3 triệu bảng mới được cam kết để củng cố hệ thống y tế và phục hồi kinh tế trong khu vực ASEAN.
WHO dự báo: Từ năm 2022, cuộc sống mới bình thường trở lại Tổ chức Y tế thế giới (WHO) dự báo sẽ không có đủ vắc xin ngừa COVID-19 để cuộc sống trở lại bình thường trước năm 2022, đeo khẩu trang và giãn cách vẫn là bắt buộc. Thế giới sẽ không có đủ vắc xin COVID-19 trong hơn một năm tới - Ảnh: REUTERS Bà Soumya Swaminathan, nhà khoa học trưởng của WHO,...