Mỹ và vấn đề tác chiến mạng
An ninh mạng đang trở thành vấn đề cấp bách ở Mỹ. Bằng chứng là vào ngày 23/4, tức chỉ một ngày sau khi Hạ viện thông qua một dự luật lưỡng đảng về an ninh mạng nhằm tạo điều kiện dễ dàng hơn cho các công ty chia sẻ thông tin về các mối đe dọa tấn công mạng với chính phủ, Bộ Quốc phòng Mỹ đã công bố các kế hoạch quân sự trong đó sử dụng tác chiến mạng như một phương án khi xung đột với kẻ thù.
Theo tin từ hãng Reuters, đích thân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter đã công bố kế hoạch quân sự dài 33 trang này. Mang tên “Chiến lược an ninh mạng”, đây được coi là cẩm nang hành động cho các cơ quan an ninh ở Mỹ trong trường hợp xảy ra các cuộc tấn công mạng từ bên ngoài.
Đối phó với nguy cơ bị tấn công mạng đang là nhiệm vụ cấp bách đối với Bộ Quốc phòng Mỹ. Ảnh: US AirForce.
Tài liệu này nêu rõ “Bộ Quốc phòng Mỹ cần có khả năng sử dụng các chiến dịch trên mạng để đánh sập mạng lưới chỉ huy – kiểm soát cũng như cơ sở hạ tầng trọng yếu liên quan đến quân sự và năng lực vũ khí của đối phương”. Như vậy, đây là lần thứ 2 trong vòng 5 năm, Mỹ công bố chiến lược an ninh mạng. Trước đó, vào năm 2011, Bộ Quốc phòng tuy có công bố về chiến lược an ninh mạng, song lại chỉ chú trọng đến việc minh bạch hơn trong các sứ mệnh trên không gian mạng chứ ít đề cập đến năng lực tác chiến mạng. Trả lời báo giới tại bang California, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton
Carter nói: “Tôi nghĩ thế giới cần hiểu rằng trước tiên, chúng tôi phải tự bảo vệ bản thân”. Đồng thời, ông Ashton Carter cũng nói rằng, chưa bao giờ các cuộc tấn công mạng nhằm vào chính phủ và ngành công nghiệp Mỹ lại nghiêm trọng và phức tạp như hiện nay. Nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Mỹ thì cho hay, việc Lầu Năm Góc đưa ra chiến lược an ninh mạng sớm là vì nhận được sự đồng thuận của cả Chính phủ và Quốc hội.
Hồi tháng trước, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã cho thành lập một cơ quan chính phủ mới gọi là “Trung tâm phối hợp tình báo chống các mối đe dọa trên mạng” và quyết định trừng phạt tài chính đối với các tin tặc nước ngoài cũng như các công ty do thám mạng đánh cắp bí mật thương mại của Mỹ.
Tiếp đó, hôm 22/4, với 307 phiếu thuận và 116 phiếu chống, Hạ viện Mỹ đã thông qua một dự luật lưỡng đảng trong lĩnh vực an ninh mạng nhằm tạo điều kiện dễ dàng hơn để các công ty chia sẻ thông tin về các mối đe dọa tấn công mạng với Chính phủ Mỹ, đồng thời giúp ngăn chặn các nhóm tội phạm, khủng bố và những quốc gia thù địch thực hiện các vụ tấn công mạng.
Video đang HOT
Phải thừa nhận rằng, tốc độ và quy mô mỗi ngày càng tăng của các vụ tấn công mạng đã khiến Mỹ không thể làm ngơ. Cụ thể, trong vòng nửa năm qua, nước Mỹ đã phải đối phó với hàng loạt vụ tấn công mạng đình đám như vụ tấn công vào hãng giải trí khổng lồ Sony Pictures, Tập đoàn tài chính JPMorgan Chase, Home Depot, chuỗi siêu thị Target, trang web của Bộ Ngoại giao và Nhà Trắng…
Gần đây nhất là vào 22/4, Mỹ cũng đã phá một vụ xâm nhập mạng lưới quân sự lớn của các tin tặc nước ngoài. Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter tiết lộ: “Đội phản ứng nhanh của chúng tôi đã truy tìm được những kẻ xâm nhập trong vòng 24h và nhanh chóng phân tích, đánh bật chúng ra khỏi mạng lưới, làm giảm thiểu khả năng quay trở lại của chúng”.
Mặc dù vậy, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cũng phải công nhận, nước Mỹ không thể lơ là chủ quan trước vấn đề tấn công mạng bởi dù quân đội luôn sẵn sàng bảo vệ đất nước nhưng lực lượng an ninh mạng thì chưa đủ năng lực để có hành động đáp trả.
Trên thực tế, vào hồi giữa tháng 4, trong một phiên điều trần tại tiểu ban về các mối đe dọa tiềm tàng thuộc Ủy ban quân lực Thượng viện Mỹ, cố vấn an ninh mạng của Lầu Năm Góc Eric Rosenbach đã chỉ ra rằng, Bộ Chỉ huy tác chiến không gian mạng (USCYBERCOM) của quân đội Mỹ vẫn thiếu những công cụ cần thiết để có thể thực hiện một chiến dịch tấn công hiệu quả trong trường hợp xảy ra một cuộc xung đột trên không gian mạng.
Sau 6 năm thành lập, USCYBERCOM mới chỉ huấn luyện và đào tạo được 6.000 quân nhân, phần lớn là những người đang phục vụ tại các đơn vị khác trong lực lượng vũ trang. Hiện chính phủ Mỹ đã tuyên bố dành 14 tỷ USD trong đề xuất ngân sách năm 2016 để đẩy nhanh các nỗ lực phát triển USCYBERCOM, đối phó với các mối đe dọa này.
Theo Công An Nhân Dân
Chuyển động quốc phòng Châu Á Thái Bình Dương (02/04/2015)
Vấn đề "liên minh" đối với Việt Nam hiện nay là một đề tài mang tính chiến lược rất lớn, gây ra nhiều tranh luận. Trong bối cảnh Trung Quốc đang ngày càng có nhiều hành động hung hăng ở biển Đông, cùng với đó là sự chênh lệch cán cân sức mạnh rất lớn giữa hai quốc gia. Liệu đã đến lúc xem xét lại chính sách này?
Trong phiên bảo vệ tại buổi Tổng kết giải thưởng Nghiên cứu Biển Đông do Quỹ hỗ trợ Nghiên cứu biển Đông (Viện Biển Đông, Bộ Ngoại giao) tổ chức vừa qua ở Hà Nội, Tiến sỹ Trương Minh Huy Vũ và cộng sự (Khoa Quan hệ Quốc tế - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM) đã trình bày một đề tài đáng chú ý liên quan đến "chính sách hợp tác mới" của Việt Nam.
Chính sách "ba không" ( không liên minh; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự tại Việt Nam; không cho phép một nước sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác) vốn là kim chỉ nam trong đường lối đối ngoại quốc phòng của đất nước kể từ sau Chiến tranh Lạnh. Tuy nhiên, trong bối cảnh Trung Quốc đang ngày càng có nhiều hành động hung hăng ở biển Đông, cùng với đó là sự chênh lệch cán cân sức mạnh rất lớn giữa hai quốc gia, liệu đã đến lúc nên xem xét lại chính sách "ba không"?
Với vai trò ngày càng lớn của các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đặc biệt trong lĩnh vực quốc phòng, Việt Nam có thể hợp tác và thiết lập một dạng "liên kết" với Mỹ mà không vi phạm chính sách "3 không"
Cuộc tranh luận này vẫn đang diễn ra gay gắt, mỗi phe ủng hộ và phản đối đều có luận điểm của riêng mình. Kết quả thì vẫn là bế tắc, ít nhất về mặt học thuật. Như Tiến sỹ Hoàng Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược trong phiên phản biện đã có nhắc nhở: "Đưa ra thảo luận để thay đổi một chính sách đã có là khó hơn rất nhiều so với việc đưa ra thảo luận một chính sách hoàn toàn mới".
Tiến sỹ Huy Vũ đã nêu lên một ý quan trọng: vai trò ngày càng lớn của các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đặc biệt trong lĩnh vực quốc phòng. Đây cũng là một tổn thương chiến lược của Trung Quốc nếu so sánh trong tương quan quyền lực với Mỹ tại khu vực Tây Thái Bình Dương (hai tổn thương khác chính là chênh lệch sức mạnh tương đối và hệ thống đồng minh). Và đây cũng chính là điểm mà Việt Nam có thể hợp tác và thiết lập một dạng "liên kết" với Mỹ.
Ông Vũ đề xuất ý kiến này từ khái niệm "All Domain Access" (tạm dịch là "Tiếp cận toàn diện") vừa mới được Liên minh các Lực lượng biển Mỹ công bố vào tháng 3 vừa qua, và là một trong những nhiệm vụ chính mà các lực lượng này phải hoàn thành.
"Tiếp cận toàn diện" nhấn mạnh đến khả năng bao quát được toàn bộ các chiến trường; đảm bảo tốt chỉ huy và kiểm soát (command and control); đảm bảo an toàn tác chiến mạng và công nghệ thông tin; tác chiến trong chiến tranh điện từ (electromagnetic maneuver warfare - AMW); và cuối cùng là kỹ năng phối hợp hoả lực (integrated fires). Tất cả những đặc điểm này đều được sự trợ giúp và cộng hưởng từ các loại trang thiết bị vũ khí tối tân, cũng như hệ thống hạ tầng mạng hiện đại. "Tiếp cận toàn diện" cũng đề cập tới sự phối hợp giữa Mỹ và đồng minh cũng như các đối tác khác như là một điều kiện tiên quyết đảm bảo cho sự thành công của nhiệm vụ này.
Đây là yếu tố mới, và là yếu tố phù hợp mà Tiến sỹ Huy Vũ cho rằng Việt Nam có thể chủ động đóng một vai trò quan trọng. Ở đây, Việt Nam có khả năng liên kết theo kiểu mạng lưới với hệ thống thông tin hạ tầng mạng và tác chiến điện tử hiện đại của Mỹ.
Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam tuần hành trên Biển Đông
Tận dụng mạng lưới công nghệ này sẽ giúp chúng ta vừa có thể gia tăng hợp tác với Washington, lại không ảnh hưởng tới chính sách "ba không" hiện tại. Gắn kết một phần chiến lược quốc phòng của Việt Nam trong tương lai với "tiếp cận toàn diện" của Mỹ có thể là một sự lựa chọn khả dĩ, và là hướng đi ngách giúp đất nước tăng cường hơn nữa khả năng răn đe và kiểm soát ở biển Đông.
Vậy xu hướng công nghệ quân sự tương lai là gì? Và Mỹ đã và đang tiến hành nghiên cứu những dự án nào để có thể duy trì ưu thế quân sự vượt trội của mình trên toàn cầu? Vừa qua, Cơ quan Nghiên cứu Quân sự Tiên tiến (DARPA) của Mỹ đã công bố báo cáo "Các công nghệ đột phá trong an ninh quốc gia" nhằm liệt kê các dự án công nghệ quốc phòng tương lai mà cơ quan này đang đầu tư nghiên cứu. Những dự án có thể kể tới bao gồm:
Trong tương lai, quân đội Mỹ có thể sẽ không còn định vị bằng hệ thống GPS nữa. DARPA đang nghiên cứu chế tạo một phương thức định vị mới mà không cần dựa vào các hệ thống vệ tinh đắt đỏ. Vai trò của không gian hiện nay là rất quan trọng trong việc thiết lập chiến lược và chiến thuật quân sự. Dự án ALASA có tham vọng phóng 100 vệ tinh nặng 100 pound lên quỹ đạo trong vòng 24 giờ với chi phí chỉ khoảng 1 triệu USD. Bên cạnh đó là dự án RSGSchế tạo các loại rô-bốt có thể sửa chữa các vệ tinh bị hư hỏng ngay trên không gian vũ trụ.
Tổng ngân sách của DARPA vào khoảng 3 tỷ USD, biến cơ quan này thành cơ quan phát triển công nghệ hàng đầu của Bộ Quốc phòng Mỹ.
Nhật Bản vừa chính thức hạ thuỷ tàu chiến lớn nhất của nước này kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Tàu chở trực thăng IS Izumo, nặng khoảng 24.000 tấn, là một phần của Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản, được phát lệnh hạ thuỷ bởi Bộ trưởng Quốc phòng Nakatani tại Yokohama vừa qua. Izumo thích hợp cho các nhiệm vụ chống ngầm, và sẽ hoạt động tại khu vực nhiều điểm nóng tại Hoa Đông. Các máy bay hiện đại có thể cất hạ cạnh thẳng đúng MV-22 Osprey sẽ được biên chế trên Izumo, và về mặt lý thuyết, là các máy bay tàng hình F-35. Đây là yếu tố khiến cho Izumo tiệm cận gần hơn, về mặt kỹ thuật, tới một tàu sân bay truyền thống, điều mà Trung Quốc luôn nhấn mạnh và lo ngại.
Bên cạnh đó, Học viện Hải quân Mỹ vừa qua cũng đã tiết lộ một thiết kế tàu ngầm hạt nhân mới của Trung Quốc. Thiết kế này độc đáo ở chỗ nó có một khoang riêng có thể chứa một tàu ngầm con có thể được các lực lượng đặc biệt sử dụng.
Theo Nghiên cứu Quốc tế
Nghị sĩ trẻ IPU-132 bàn cách bảo vệ giới trẻ trong thời đại công nghệ Tại phiên thảo luận sáng ngày 29/3 trong khuôn khổ Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU-32), các nghị sĩ trẻ đã đề xuất giải pháp để bảo vệ giới trẻ khỏi tác động mặt trái trong thời đại bùng nổ công nghệ, trong đó có đề xuất thiết thực như lập bộ quy tắc ứng xử trên mạng. Trong...