Mỹ và Trung Quốc nỗ lực tìm cách nối lại đàm phán thương mại
Nếu các cuộc điện đàm giữa hai bên đạt kết quả tốt trong 10 ngày tới, Washington có thể khôi phục thực sự các cuộc đàm phán, với việc phái đoàn Trung Quốc tới Mỹ.
Cố vấn kinh tế Nhà Trắng Larry Kudlow phát biểu với báo giới tại Washington, DC. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Ngày 18/8, cố vấn kinh tế Nhà Trắng Larry Kudlow cho biết Mỹ và Trung Quốc đang nỗ lực nối lại các cuộc đàm phán nhằm chấm dứt cuộc chiến thương mại làm chao đảo các thị trường thế giới thời gian qua.
Phát biểu trong chương trình Fox News Sunday, ông Kudlow lưu ý rằng nếu các cuộc điện đàm giữa hai bên đạt kết quả tốt trong 10 ngày tới, Washington có thể khôi phục thực sự các cuộc đàm phán, với việc phái đoàn Trung Quốc tới Mỹ.
Ông Kudlow cũng nhấn mạnh cuộc điện đàm hồi tuần trước diễn ra “tích cực hơn nhiều so với những gì được truyền thông đưa tin.”
Tham gia cuộc điện đàm có Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer và Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin cùng Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc và Bộ trưởng Thương mại Chung Sơn. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa rõ liệu phái đoàn Trung Quốc có tới Washington vào tháng Chín hay không.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, ông Kudlow cũng đã xác nhận thông tin về việc Tổng thống Donald Trump đang cân nhắc mua lại đảo Greenland, vùng lãnh thổ tự trị của Đan Mạch nằm giữa Bắc Đại Tây Dương và và các vùng biển Bắc cực.
Theo ông Kudlow, đảo này có “vị trí chiến lược” với rất nhiều khoáng sản có giá trị. Tuy nhiên, Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen cùng ngày khẳng định Greenland không phải để bán và ý tưởng bán hòn đảo này cho Mỹ là phi lý.
Theo kế hoạch, Tổng thống Trump sẽ tới Copenhagen vào tháng 9 tới, và khu vực Bắc cực sẽ nằm trong chương trình nghị sự giữa ông với Thủ tướng Đan Mạch và thủ hiến Greenland.
Cũng trong ngày 18/8, phát biểu trên chương trình “Meet the Press” của kênh truyền hình NBC, ông Kudlow đã xoa dịu những quan ngại về việc tăng trưởng kinh tế Mỹ có thể bị ảnh hưởng, cho rằng có rất ít nguy cơ suy thoái bất chấp tuần biến động vừa qua trên các thị trường chứng khoán.
Theo ông Kudlow, kinh tế Mỹ sẽ phát triển tốt trong nửa sau của năm 2019. Những bình luận trên của cố vấn Nhà Trắng được đưa ra trong bối cảnh trong tuần qua đã có nhiều quan ngại về khả năng một cuộc suy thoái tại Mỹ đã bắt đầu tác động đến các thị trường tài chính và khiến giới chức Washington phải đối mặt với nhiều câu hỏi về việc liệu kinh tế Mỹ có thể đứng vững hay không trong chiến dịch vấn động tranh cử tổng thống 2020./.
Theo Việt Hải (TTXVN/Vietnam )
Công ty Mỹ sẽ chỉ bán cho Huawei những thứ 'ở đâu cũng bán'
Quyết định của ông Donald Trump cho phép mở rộng bán công nghệ Mỹ cho Huawei sẽ chỉ áp dụng đối với những sản phẩm có sẵn, phổ biến trên thế giới.
Trong khi đó, các trang thiết bị linh kiện nhạy cảm nhất sẽ nằm ngoài chương trình.
"Tất cả những gì xảy ra là Bộ Thương mại (Mỹ) sẽ trao các giấy phép bổ sung cho các lĩnh vực có sẵn thông thường" trong số những phần mà công ty đó cần, Chủ tịch Hội đồng Kinh tế Quốc gia Mỹ, Larry Kudlow nói trên chương trình Fox News Sunday.
Theo ông, các công ty vi mạch của Mỹ nói riêng "đang bán các sản phẩm có sẵn rộng rãi ở các quốc gia khác... nên đây không phải là một 'lệnh ân xá' hoàn toàn... các mối quan ngại về an ninh quốc gia sẽ vẫn là tối quan trọng".
Ông Larry Kudlow.
Cố vấn Kudlow giải thích, chính quyền ông Trump không loại bỏ Huawei khỏi danh sách đen ngăn công ty mua sản phẩm của Mỹ. Thay vào đó, Bộ Thương mại chỉ đơn giản cấp thêm giấy phép (có thể tạm thời) để các công ty Mỹ bán sản phẩm cho Huawei miễn là những sản phẩm đó không gây ra mối đe dọa đối với an ninh quốc gia.
"Huawei sẽ vẫn nằm trong danh sách thực thể có kiểm soát xuất khẩu nghiêm ngặt và trong trường hợp liên quan đến an ninh quốc gia, sẽ không có bất kỳ giấy phép nào."
Ông Kudlow nhấn mạnh rằng giấy phép bổ sung của Mỹ sẽ dành cho "những gì chúng ta gọi là bách hóa tổng hợp, chứ không phải là những thứ nhạy cảm an ninh quốc gia", ví dụ như chip và phần mềm thường có sẵn trên toàn thế giới. Hiện tại, những gì đang diễn ra chỉ đơn giản là nới lỏng cho hàng hóa nói chung, cố vấn nói, phủ nhận ý kiến cho rằng động thái của ông Trump tạo ra các mối lo ngại về an ninh.
Huawei phụ thuộc rất nhiều vào chip máy tính được nhập khẩu từ các công ty như Intel (INTC) và Micron (MICR). Google cũng cung cấp cho công ty hệ điều hành Android.
Tuy nhiên, lệnh cấm mua hàng hóa từ các công ty Mỹ không phải là chính sách cản trở duy nhất Huawei phải đối mặt ở Mỹ. Ông Trump đã ký lệnh vào tháng Năm cấm các công ty Mỹ mua hoặc sử dụng thiết bị viễn thông Huawei. Các quan chức cho biết việc này có thể gây rủi ro gián điệp với các mạng lưới cơ sở hạ tầng phương Tây.
Huawei, được coi là công ty hàng đầu thế giới trong việc phát triển các công nghệ hỗ trợ mạng 5G, cho biết việc cấm công ty khỏi thị trường Mỹ cuối cùng sẽ làm tổn thương các doanh nghiệp và người tiêu dùng Mỹ. "Việc hạn chế Huawei kinh doanh tại Mỹ sẽ không làm cho Mỹ an toàn hơn hay mạnh hơn" - Huawei nói.
Các công ty công nghệ Mỹ dù phản ứng tích cực với tin tức từ tổng thống, vẫn thể hiện mong muốn được cung cấp nhiều chi tiết hơn về kế hoạch của chính quyền ông Trump với Huawei. Tổng thống Mỹ cho biết đội của ông sẽ họp để thảo luận cụ thể về kế hoạch.
Việc dỡ bỏ một phần các hạn chế đối với Huawei là yếu tố chính của thỏa thuận đạt được vào cuối tuần qua giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, để mở lại các cuộc đàm phán thương mại bị đình trệ giữa hai nước. Quyết định này vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ từ các thượng nghị sĩ Mỹ, khi họ lo ngại rằng Huawei có quan hệ chặt chẽ với các cơ quan tình báo Trung Quốc và có thể khai thác sự phân phối toàn cầu công nghệ của mình.
(Nguồn: CNN, The Guardian)
PHƯƠNG ANH
Theo VTC
Tổng thống Trump phủ nhận chiến tranh thương mại sẽ kéo dài Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 6/8 bác bỏ lo ngại về một cuộc chiến thương mại kéo dài với Trung Quốc. Bình luận được đưa ra bất chấp cảnh báo từ Bắc Kinh rằng việc gán cho họ là một nước thao túng tiền tệ sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho trật tự tài chính toàn cầu. Theo cố vấn kinh...