Mỹ và Trung Quốc nhất trí thiết lập các kênh liên lạc để tăng cường trao đổi về thương mại
Ngày 25/5, tại thủ đô Washington, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo đã có cuộc gặp với người đồng cấp Trung Quốc Vương Văn Đào đang thăm Mỹ để thảo luận vấn đề thương mại song phương.
Quốc kỳ Trung Quốc (trái) và quốc kỳ Mỹ tại một hội nghị. Ảnh minh họa: REUTERS/TTXVN
Đây là cuộc trao đổi cấp nội các đầu tiên giữa Mỹ và Trung Quốc trong nhiều tháng qua sau những căng thẳng liên quan thương mại và an ninh quốc gia.
Trong thông báo sau cuộc gặp, Bộ Thương mại Mỹ cho biết: “Hai bên đã có những cuộc thảo luận thẳng thắn và thực chất về các vấn đề liên quan đến quan hệ thương mại Mỹ – Trung, bao gồm môi trường thương mại và đầu tư ở hai nước cũng như các lĩnh vực hợp tác tiềm năng”.
Tại cuộc gặp, bà Raimondo đã nêu những quan ngại về các động thái của Trung Quốc đối với các công ty Mỹ hoạt động tại Trung Quốc.
Video đang HOT
Trong khi đó, Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết trong cuộc gặp với người đồng cấp Mỹ Raimondo, Bộ trưởng Vương Văn Đào đã bày tỏ những quan ngại về chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, chất bán dẫn cũng như các vấn đề liên quan đến kiểm soát xuất khẩu và đánh giá đầu tư nước ngoài.
Theo Bộ Thương mại Trung Quốc, hai bên đã trao đổi thẳng thắn, chuyên nghiệp và mang tính xây dựng về quan hệ kinh tế và thương mại song phương cũng như các vấn đề liên quan cùng quan tâm. Hai bên nhất trí thiết lập các kênh liên lạc để duy trì và tăng cường trao đổi về các quan ngại kinh tế và thương mại cụ thể cũng như các vấn đề liên quan đến hợp tác.
Ông Vương Văn Đào dự kiến sẽ gặp Đại diện Thương mại Mỹ Katherine Tai bên lề Hội nghị Bộ trưởng Thương mại Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương diễn ra từ ngày 25 – 26/5 tại Detroit, Mỹ.
Trước đó, ngày 22/5, trong cuộc gặp đại diện các doanh nghiệp Mỹ tại Thượng Hải, trong đó có Johnson & Johnson, 3M, Dow, Merck và Honeywell, ông Vương Văn Đào khẳng định Trung Quốc tiếp tục hoan nghênh các doanh nghiệp có vốn đầu tư Mỹ phát triển ở nước này và mang lại lợi ích cho cả hai nước.
Mỹ và EU 'phớt lờ' đề nghị của Anh về hợp tác chặt chẽ hơn trong công nghệ
Các chuyên gia cảnh báo Anh có nguy cơ bị "gạt sang một bên" khi Mỹ và EU đặt ra các tiêu chuẩn về công nghệ.
Theo tờ Politico ngày 5/3, Anh đã bị chính quyền của Tổng thống Joe Biden từ chối sau nhiều lần đề nghị thúc đẩy một cuộc đối thoại thương mại và công nghệ tiên tiến tương tự như mô hình mà Mỹ thiết lập với EU.
Trong các chuyến thăm Mỹ với tư cách là bộ trưởng trong Chính phủ Anh, bà Liz Truss đã hối thúc Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo và những quan chức cấp cao của chính quyền Mỹ tăng cường đàm phán với phía Anh để xây dựng chuỗi cung ứng công nghệ sạch và tăng cường hợp tác về trí tuệ nhân tạo (AI) cũng như chất bán dẫn.
Sau khi bà Truss trở thành Thủ tướng Anh vào mùa thu năm 2022, ý tưởng này lại được khơi dậy khi bà Raimondo đến thăm London vào tháng 10 năm ngoái. Nhưng nỗi lo ngại chọc giận các đối tác EU của Mỹ và vị thế bị suy giảm của Anh bên ngoài EU thời hậu Brexit đã đặt ra những rào cản trong việc gây ảnh hưởng đến Mỹ.
"Chúng tôi đã thử nhiều lần", một cựu quan chức cấp cao của Chính phủ Anh cho biết về những nỗ lực của London nhằm thành lập khuôn khổ giữa Anh và Mỹ tương tự như Hội đồng Thương mại và Công nghệ Mỹ-EU (TTC).
Được thành lập vào tháng 6/2021, diễn đàn TTC do bà Raimondo, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Đại diện Thương mại Mỹ Katherine Tai đồng chủ trì mang đến cho các đối tác EU là Ủy viên châu Âu về Cạnh tranh Margrethe Vestager và Ủy viên Thương mại EU Valdis Dombrovskis một kênh liên lạc trực tiếp để định hình chính sách thương mại và công nghệ. Do đó, các doanh nhân, nhà lập pháp và các chuyên gia lo ngại Anh nguy cơ "bị gạt sang bên lề" trong vấn đề này.
Một đại diện doanh nghiệp hàng đầu ở London, người yêu cầu giấu tên cho biết: "Anh rất muốn trở thành một phần của cuộc đối thoại tương đương với TTC", lưu ý rằng các công ty của Anh coi việc Anh, Mỹ và EU cùng hợp tác về vấn đề này là rất quan trọng.
Về phần mình, EU cho đến nay ít quan tâm đến việc hợp tác chặt chẽ hơn với Anh trong TTC. Các quan chức của Ủy ban châu Âu đã bác bỏ khả năng Anh tham gia TTC, mặc dù một trong số họ nói rằng London có thể được yêu cầu tham gia - cùng với các quốc gia có cùng chí hướng khác - liên quan đến các cuộc thảo luận cụ thể về các lệnh cấm xuất khẩu đang diễn ra đối với Nga.
Ngay cả có bước đột phá vào tuần trước đối với thỏa thuận Bắc Ireland làm dịu bất đồng giữa London và Brussels, Anh cũng không phải là quốc gia ưu tiên tham gia vào TTC.
Mỹ - Đài Loan đạt thỏa thuận bước đầu trong sáng kiến thương mại mới Hãng Reuters ngày 19.5 đưa tin Mỹ và Đài Loan đã ký kết thỏa thuận ban đầu của Sáng kiến Thương mại Thế kỷ 21 được hai bên công bố vào tháng 6 năm ngoái. Đây cũng là thỏa thuận thương mại song phương đầu tiên dưới thời Tổng thống Mỹ Joe Biden. Đài CNN dẫn thông báo từ Văn phòng Đại diện...