Mỹ và Trung Quốc lên kế hoạch tổ chức vòng đàm phán thương mại mới
Mỹ và Trung Quốc đang lên kế hoạch tổ chức đàm phán thương mại tại Bắc Kinh, trong đó tập trung thảo luận vấn đề sở hữu trí tuệ.
Đoàn đàm phán của Mỹ và Trung Quốc. Ảnh: Reuters
Nguồn tin Nhà Trắng ngày 8-2 cho biết các cuộc họp cấp phó đại diện sẽ bắt đầu từ ngày 11-2 và các cuộc đối thoại cấp cao tiếp nối sau đó. Cụ thể, Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer và Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin sẽ tới Bắc Kinh để tham dự những cuộc họp chính trong 2 ngày 14 và 15-2. Trong khi đó, các cuộc họp cấp phó đại diện do Phó Đại diện thương mại Mỹ Jeffrey Gerrish đứng đầu sẽ bắt đầu từ ngày 11-2.
Video đang HOT
Mỹ và Trung Quốc đang nỗ lực đạt được một thỏa thuận thương mại, vài tuần trước thời hạn chót vào tháng 3, khi thuế nhập khẩu của Mỹ đối với hàng hóa Trung Quốc dự kiến sẽ tăng lên. Trước đó, ngày 6-2, Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Thôi Thiên Khải khẳng định không có lựa chọn nào tốt hơn cho Trung Quốc và Mỹ ngoài sự hợp tác.
VIỆT LÊ
Theo SGGP
Cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung sẽ nối lại vào ngày 14-15 tháng 02 tại Bắc Kinh
Ngày 08/02, thông báo của Nhà Trắng cho biết công tác chuẩn bị cho cuộc đàm phán thương mại Mỹ- Trung vào tuần tới đang được tiến hành và các cuộc đàm phán sẽ tiếp tục tập trung vào việc thúc ép Bắc Kinh thực hiện cải cách cơ cấu.
Các nhà đàm phán Mỹ đang chuẩn bị yêu cầu Trung Quốc sẽ cải tổ cách đối xử với tài sản trí tuệ của các công ty Mỹ nhằm tiến tới một thỏa thuận thương mại có thể ngăn chặn thuế quan đối với hàng nhập khẩu của Trung Quốc. Theo đó, Nhà Trắng công bố khung thời gian cho cuộc đàm phán tại Bắc Kinh, bắt đầu bằng phiên họp trù bị ngày 11/02 do Phó Đại diện Thương mại Mỹ Jeffrey Gerrish dẫn đầu, sau khi cuộc đàm phán mới nhất vừa kết thúc tại Washington mà không có thỏa thuận và với nhà đàm phán hàng đầu của Mỹ tuyên bố rằng cần phải làm nhiều việc hơn nữa.
Phiên đàm phán chính thức cấp cao hơn sẽ diễn ra vào ngày 14-15/02 với sự tham gia của Đại diện Thương mại Robert Lighthizer và Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin. Ông Lighthizer, được Tổng thống Trump chỉ định dẫn đầu quá trình đàm phán sau khi Mỹ và Trung Quốc đồng ý thỏa thuận ngừng chiến 90 ngày, là một người ủng hộ mạnh mẽ việc thúc đẩy Trung Quốc thực hiện những cải cách cơ cấu và chấm dứt những gì Mỹ coi là hành vi thương mại không công bằng bao gồm đánh cắp tài sản trí tuệ và buộc các công ty Mỹ phải chia sẻ công nghệ của họ với các công ty Trung Quốc. Trung Quốc đã phủ nhận việc nước này tham gia vào các hành vi như vậy. Sau cuộc hội đàm tại Nhà Trắng tuần trước, ông Lighthizer khẳng định "Mỹ là nhà sản xuất công nghệ tuyệt vời, sáng tạo với các bí quyết và bí mật thương mại", và những thứ đó cần hoạt động trong môi trường được bảo vệ.
Hai bên đang cố gắng thực hiện một thỏa thuận trước thời hạn ngày 1 tháng 3 khi thuế quan của Mỹ đối với hàng nhập khẩu trị giá 200 tỷ USD của Trung Quốc dự kiến sẽ tăng lên 25% từ 10%. Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Thôi Thiên Khải ngày 08/02 cho biết rằng một tư duy "trò chơi có tổng bằng không" đã phá hủy mối quan hệ Mỹ- Trung. Các công ty Trung Quốc và Mỹ nên cạnh tranh cũng như hợp tác với nhau vì "câu chuyện thực sự trong kinh doanh không phải chỉ là đen và trắng". Trước đó, ngày 07/02, Tổng thống Trump cho biết sẽ không có cuộc gặp với Chủ tịch Tập Cận Bình trước thời hạn ngày 01//3, làm giảm hy vọng rằng một hiệp định thương mại có thể đạt được nhanh chóng. Erin Ennis, phó chủ tịch cao cấp của Hội đồng Kinh doanh Mỹ-Trung, cho biết khi đối thoại với cả các quan chức của hai bên, rằng danh mục các vấn đề mà hai nhà lãnh đạo cấp cao sẽ phải đưa ra quyết định đang bị thu hẹp dần, vì vậy, đó là một dấu hiệu cho thấy mọi vấn đề đang được giải quyết, nhưng "có rất nhiều việc phải làm". Không ai nghĩ rằng một trong hai bên đang mong đợi một bản thảo của thỏa thuận vào tuần tới.
Nếu có một số dấu hiệu cho thấy Mỹ và Trung Quốc đang đạt được tiến bộ về trợ cấp, chuyển giao công nghệ bắt buộc và một cơ chế thực thi, thì "điều đó sẽ rất thú vị". Căng thẳng leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc trên thực tế đã khiến cả hai quốc gia phải trả giá hàng tỷ đô la và thị trường tài chính toàn cầu đảo lộn. Nếu các cuộc đàm phán không có đủ tiến triển, các quan chức Mỹ cho biết mức thuế tăng sẽ có hiệu lực. Washington có thể đồng ý gia hạn thêm thời gian mà không cần thỏa thuận nếu các cuộc đàm phán đang tiến triển.
V.D
Theo Tintuc
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Cơ hội vẫn mở dù không có thượng đỉnh? Dù không có thượng đỉnh cấp cao nhất giữa Mỹ và Trung Quốc, vẫn còn cơ hội đột phá đàm phán thương mại song phương. Theo các cố vấn của chính phủ Trung Quốc, Trung Quốc và Hoa Kỳ vẫn có thể tạo ra một bước đi đột phá khi các quan chức cấp trung gặp nhau trong các cuộc đàm phán thương...