Mỹ và Trung Quốc gườm nhau dưới đáy đại dương
Ngay khi Trung Quốc tăng năng lực tàu ngầm và các tên lửa đi kèm, Mỹ cũng điều lực lượng đối ứng kể cả trong lòng biển lẫn trên không, nhằm đảm bảo khả năng nhận diện, xác định và kiểm soát đối thủ.
Tàu ngầm Trung Quốc đậu tại căn cứ hải quân Ngong Shuen Chau, Hong Kong. Ảnh: Reuters
Cuối tháng 10/2013, Trung Quốc chính thức công khai việc mình sở hữu lực lượng tàu ngầm hạt nhân và thị uy với thế giới bằng cách tuyên bố tên lửa từ tàu ngầm của họ có thể vươn tới Mỹ.
Nhiều chuyên gia nhận định, việc Bắc Kinh triển khai tàu ngầm hạt nhân có thể mở màn cho một cuộc cạnh tranh trong lòng biển đầy căng thẳng ở khu vực châu Á, giống với tình thế “mèo vờn chuột” giữa tàu ngầm Mỹ và Liên Xô suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Khi đó, hai bên đều điều tàu ngầm hạt nhân ẩn nấp dưới đáy biển, sẵn sàng tìm kiếm, bắn tên lửa và tiêu diệt lẫn nhau.
Khi Trung Quốc tăng cường sức mạnh dưới đáy biển, Mỹ và đồng minh cũng cần thúc đẩy phát triển các đơn vị tàu ngầm và phương pháp chống ngầm mới ở châu Á nhằm đối chọi lại. Mỹ di chuyển tàu ngầm của mình lên tuyến đầu. Đây là một bước đi trong chiến lược mà nước này gọi là tái cân bằng, tập trung vào nguồn lực quân sự và ngoại giao ở châu Á.
60% lực lượng đáy biển và một nửa hạm đội trên biển của Mỹ đang quy tụ tại Thái Bình Dương. Hải quân Mỹ cũng dự định triển khai tàu ngầm hạt nhân thứ 4 tại đảo Guam vào năm tới.
Từ tháng 12, Mỹ bố trí 6 máy bay chống ngầm P-8 Poseidon ở Okinawa, Nhật Bản. Quần đảo Okinawa có tầm quan trọng đối với chiến lược của Mỹ, bởi nó án ngữ một bề của biển Hoa Đông, nơi đang có tranh chấp chủ quyền gay gắt giữa Tokyo và Bắc Kinh. Đó cũng là nơi mà Mỹ có căn cứ gần nhất tới Biển Đông, nơi Trung Quốc đang sa vào tranh chấp chủ quyền với một loạt nước Đông Nam Á.
Washington cũng hồi sinh một hệ thống dưới biển nhằm phát hiện các tàu ngầm Liên Xô hay thử nghiệm công nghệ mới như: máy bay không người lái có khả năng tìm kiếm dưới nước để nhận diện tàu ngầm Trung Quốc.
Chuẩn đô đốc Phillip Sawyer, chỉ huy hạm đội tàu ngầm Mỹ ở Thái Bình Dương, cho biết, hiện tại có nhiều tàu ngầm của họ hoạt động trong khu vực hơn thời Chiến tranh Lạnh.
Mối quan tâm của Mỹ lúc này là làm sao để duy trì năng lực của lực lượng tàu ngầm khi mà các dự án đầu tư cho hải quân đang gặp khó khăn tài chính. Hạm đội tàu ngầm có thể bị giảm xuống chỉ còn 44 chiếc vào năm 2028.
Các quốc gia lân cận cũng có những nước đi đề phòng trước bước phát triển quân sự mới của Trung Quốc. Australia cho biết họ đang lên phương án mở rộng và nâng cấp tàu ngầm cùng các đơn vị chống ngầm của mình. Việt Nam từ tháng 12 năm ngoái tiếp nhận ít nhất 2 chiếc tàu ngầm được sản xuất theo đơn đặt hàng ký với Nga.
Những yếu điểm
Video đang HOT
Tàu ngầm Trung Quốc phải vượt qua những eo biển hẹp hoặc tuyến huyết mạch (màu đỏ) được giám sát chặt chẽ để có thể tới Ấn Độ Dương hay Thái Bình Dương. Đồ họa: WSJ
Khi được hỏi về việc liệu Bắc Kinh có cố gắng để sao chép các mẫu tàu ngầm của Mỹ hay không, ông Xu Guangyu, thiếu tướng về hưu, cựu phó chủ tịch Viện Quốc phòng Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc phủ nhận và thêm rằng “chúng tôi không ngu ngốc đến mức ấy”.
“Nhưng chúng tôi cần duy trì đủ số tàu ngầm hạt nhân để trở thành một lực lượng đáng tin cậy và đạt những lợi thế cạnh tranh nhất định”, Xu nói. “Chúng phải được đưa tới Thái Bình Dương và những nơi khác trên thế giới”.
Trong thời bình, những tàu ngầm chiến đấu, thường được mệnh danh là “thợ săn – sát thủ” (hàm ý hai chức năng riêng biệt) có thể được Trung Quốc sử dụng để bảo vệ các tuyến đường biển, theo dõi tàu thuyền nước ngoài và thu thập thông tin tình báo. Khi xung đột xảy ra, chính những chiếc tàu ngầm này sẽ dễ dàng tiếp cận tàu của đối phương và trở thành mối đe dọa.
Tuy nhiên, hai hành trình mới nhất, vượt eo biển Malacca, cập bến Ấn Độ Dương của tàu ngầm Trung Quốc hồi tháng 12 năm ngoái và tháng 9 năm nay đã hé lộ những yếu điểm mà Bắc Kinh gặp phải. Họ cần thông qua những eo biển hẹp để tiếp cận Ấn Độ Dương hay Thái Bình Dương. Trong khi đó những tuyến huyết mạch như eo Malacca, Sunda, Lombok, Luzon, Miyako…, rất dễ bị giám sát và ngăn chặn.
Văn phòng Tình báo Hải quân Mỹ (ONI) nhận định, Trung Quốc sẽ vượt một mốc rất quan trọng trong năm nay khi họ triển khai thế hệ tàu ngầm boomer, lần đầu tiên được trang bị đầy đủ các loại tên lửa hạt nhân hiện đại nhất. Boomer là một từ lóng sử dụng rộng rãi để chỉ thế hệ tàu ngầm tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân có phạm vi hoạt động lớn.
Cả chuyên gia Mỹ và Trung Quốc đều cho rằng tàu boomer của Bắc Kinh không thể dễ dàng vượt qua các eo biển mà không bị phát hiện. Boomer “quá ồn ào”, Wu Riqiang, cựu chuyên gia tên lửa, từng theo học ngành chiến lược hạt nhân tại Đại học Renmin, nhận xét. “Nếu như còn gây ra quá nhiều tiếng động thì anh không thể vượt qua các tuyến huyết mạch”.
Hơn nữa, khả năng chống ngầm của Trung Quốc cũng chưa đủ mạnh khi đem so sánh với Mỹ. Tàu ngầm Washington có thể theo dõi các tàu Bắc Kinh ngay cả khi chúng ở gần bờ biển Trung Quốc, quan chức hải quân Mỹ cho hay. “Tôi cảm thấy khá yên tâm về khả năng đối phó với nhiệm vụ được giao của tàu ngầm Mỹ”, đô đốc Sawyer, nói.
Tàu ngầm USS Houston của Mỹ mới trở lại sau nhiệm vụ hoạt động kéo dài 7 tháng ở tây Thái Bình Dương. Dearcy P. Davis, sĩ quan chỉ huy tàu, khi đề cập tới khả năng của USS Houston tự tin nói rằng: “Tàu của ta đi mà không bị ai phát hiện. Chúng ta có khả năng phá bỏ những cánh cửa mà người khác không thể. Đó không phải là một điều tầm thường”.
Đô đốc Jonathan Greenert, trưởng cơ quan điều động hải quân, cho biết Mỹ đang chờ xem Trung Quốc sẽ sử dụng những tàu ngầm boomer như thế nào. Ông đặt một loạt câu hỏi như: Trung Quốc có lập đội tuần tra không? Đó sẽ là một đội tuần tra thường xuyên? Hay Trung Quốc sẽ cố gắng để đảm bảo tàu ngầm của mình không bị phát hiện? Greenert cũng không quên thêm rằng tất cả đều nằm trong tính toán của Mỹ.
Tháng 11 năm ngoái, Trung Quốc đơn phương tuyên bố một “vùng nhận dạng phòng không” trên biển Hoa Đông và yêu cầu các nước phải báo cáo lịch trình bay cho Bắc Kinh trước khi xâm nhập vùng này. Nhiều chuyên gia quân sự Mỹ cho rằng Trung Quốc đang cố gắng thực hiện điều tương tự trên Biển Đông mặc dù giới chức nước này phủ nhận và khẳng định không lên kế hoạch cho điều đó.
Nhưng Bắc Kinh vẫn phải đối mặt với nhiều vấn đề nếu muốn triển khai tàu ngầm boomer ở Biển Đông vì tên lửa khai hỏa từ đây có thể bị vô hiệu hóa bởi hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến thế hệ mới của Washington.
Giáo sư Wu, từng tham gia cuộc đàm phán hạt nhân với Mỹ, lại dự đoán, trong hai thập kỷ tới, Trung Quốc sẽ chế tạo được các tàu ngầm boomer bớt ồn ào hơn, có thể tuần tra ở những vùng nước mở ngay cả khi Mỹ triển khai một hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu.
“Tôi mong Mỹ và Trung Quốc có thể phá vỡ vòng luẩn quẩn này”, ông Wu nói, “nhưng tôi cũng không đặt kỳ vọng quá cao”.
Vùng nhận dạng phòng không mà Trung Quốc tự ý thiết lập trên vùng biển Hoa Đông. Đồ họa: WSJ
Vũ Hoàng
theo Wall Street Journal
Át chủ bài của Trung Quốc dưới lòng đại dương
Một sáng mùa đông năm ngoái, một tàu ngầm tấn công hạt nhân của Trung Quốc, loại có trang bị đầy đủ tên lửa và được mệnh danh là "thợ săn - sát thủ", nổi lên mặt nước, xuyên qua eo biển Malacca rồi biến mất. Sau đó nó xuất hiện tận vịnh Ba Tư.
Tàu ngầm của Trung Quốc đang nổi trên biển. Ảnh: Asia News
Đây được xem như hành trình đầu tiên của một tàu ngầm Trung Quốc tới Ấn Độ Dương. Trước đó, vào một ngày tháng 12, Bộ Quốc phòng Trung Quốc triệu tập tùy viên quân sự từ các đại sứ quán tới trụ sở Bắc Kinh. Trước sự ngạc nhiên của những người nước ngoài, phía Trung Quốc cho biết, một trong những tàu ngầm hạt nhân của họ sẽ sớm vượt eo biển Malacca, vùng nước nằm giữa Malaysia và Indonesia.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc hồi tháng 9 một lần nữa triệu tập các tùy viên, thông báo việc triển khai tàu ngầm khác tới Ấn Độ Dương. Lần này, tàu sử dụng động cơ diesel và dừng chân ở Sri Lanka.
Trung Quốc hiện sở hữu một trong những đội tàu ngầm chiến đấu lớn nhất thế giới, với 5 mẫu chạy bằng hạt nhân và ít nhất 50 mẫu dùng động cơ diesel, theo Văn phòng Tình báo Hải quân Mỹ (ONI). Đây là kết quả của nhiệm vụ phát triển tàu ngầm hạt nhân của Bắc Kinh, khởi động từ những năm 1960. Ông Mao Trạch Đông từng tuyên bố: "Chúng tôi vẫn sẽ xây dựng tàu ngầm hạt nhân ngay cả khi phải mất đến 10.000 năm".
Bắc Kinh sử dụng tàu ngầm động cơ diesel từ những năm 1950, nhưng chúng dễ bị phát hiện vì buộc phải nổi lên mặt nước vài giờ một lần để "thở". Tàu ngầm hạt nhân nhanh hơn và có thể ở dưới lòng đại dương hàng tháng. Nước này hạ thủy chiếc tàu ngầm hạt nhân đầu tiên vào đúng ngày sinh nhật của cố chủ tịch Mao năm 1970 và lần đầu thử nghiệm phóng tên lửa từ dưới nước năm 1988.
Trung Quốc chính thức công khai sức mạnh của lực lượng tàu ngầm hạt nhân hồi cuối tháng 10/2013 khi tuyên bố tàu ngầm của họ có thể tấn công tới Mỹ.
Thông điệp gửi đi quá rõ ràng: Trung Quốc đã hoàn thành nhiệm vụ trong bốn thập kỷ của mình, tham gia câu lạc bộ tinh hoa gồm các quốc gia sở hữu tàu ngầm hạt nhân có thể chinh phục mọi vùng biển, theo Wall Street Journal.
Tiềm năng và hoạt động ngày càng gia tăng của lực lượng tàu ngầm Trung Quốc tạo ra thách thức quân sự lớn trong khu vực. Việc mở rộng các đơn vị dưới đáy biển không chỉ làm đầy kho vũ khí hạt nhân của nước này mà còn góp phần tăng cường năng lực của Bắc Kinh nhằm hiện thực hóa tham vọng chủ quyền đối với các vùng biển trong khu vực, đồng thời ngăn chặn sự can thiệp của Mỹ.
ONI nhận định, Trung Quốc sẽ vượt một mốc rất quan trọng trong năm nay khi họ triển khai thế hệ tàu ngầm boomer, lần đầu tiên được trang bị đầy đủ các loại tên lửa hạt nhân hiện đại nhất. Boomer là một từ lóng sử dụng rộng rãi để chỉ thế hệ tàu ngầm tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân có phạm vi hoạt động lớn.
Bắc Kinh không hề che giấu vũ khí mới của mình. Khách du lịch có thể nhìn rõ ba chiếc tàu loại này tại cơ sở nằm đối diện một khu nghỉ dưỡng ở tỉnh Hải Nam. Tên lửa của những chiếc tàu ngầm boomer có khả năng vươn đến Hawaii và Alaska từ Đông Á, hoặc chạm tới đất Mỹ từ giữa Thái Bình Dương, ONI cho biết.
Về phía Trung Quốc, "đây là quân át chủ bài khiến đất nước tự hào" và "kẻ thù phải khiếp sợ", đô đốc Wu Shengli, Tư lệnh Hải quân Trung Quốc, viết về đội tàu ngầm tên lửa trên tạp chí của đảng Cộng sản số ra tháng 12. "Đó là lực lượng chiến lược tượng trưng cho sức mạnh to lớn , bảo vệ an ninh quốc gia".
Số lượng tàu ngầm chiến đấu hiện tại và trong tương lai ở khu vực châu Á Thái Bình Dương. Đồ họa: WSJ
Đối với chỉ huy hải quân các nước khác, những chuyến đi tới Ấn Độ Dương của tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc đặc biệt ấn tượng. Chúng chứng minh rằng Bắc Kinh hoàn toàn có khả năng vươn tới trụ sở chính của Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ đặt ở Hawaii.
"Họ đưa những thông điệp rất rõ ràng để tuyên bố rằng: 'Chúng tôi là đơn vị hải quân chuyên nghiệp, chúng tôi là một đội tàu ngầm chuyên nghiệp, và chúng tôi xuất hiện trên toàn cầu. Chúng tôi không còn chỉ là một hạm đội ven biển nữa". WSJ dẫn lời phó đô đốc Robert Thomas, chỉ huy Hạm đội 7 của hải quân Mỹ, nhận định.
Trung Quốc những năm gần đây nỗ lực mở rộng kho vũ khí quân sự và đạt được nhiều thành tựu như: sở hữu tàu sân bay đầu tiên hay phát triển máy bay tàng hình. Điều này khiến dư luận thế giới chú ý. Nhưng tàu ngầm lại là một khía cạnh hoàn toàn khác, nó đóng vai trò một vũ khí vừa mạnh mẽ vừa mang tính chiến lược: chỉ cần sự hiện diện của một chiếc cũng giúp Bắc Kinh thị uy sức mạnh và ngăn chặn hoạt động của tàu nước khác.
Washington cho rằng tàu ngầm hạt nhân chiến đấu chính là một phần trong chiến lược mới của Bắc Kinh nhằm cản trở Mỹ can thiệp vào vấn đề Đài Loan, hay hợp tác với Nhật Bản và Philippines, hai đồng minh của Mỹ đang kẹt trong cuộc tranh giành chủ quyền trên biển với Trung Quốc.
Đội tuần tra tàu ngầm boomber là nấc thang đưa Trung Quốc sánh ngang cùng Mỹ và Nga, trở thành quốc gia đủ khả năng triển khai vũ khí hạt nhân cả trên biển, trên không và trên đất liền.
Bán kính hoạt động của tên lửa JL-2 trang bị cho tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc. Đồ họa: WSJ
Vũ Hoàng
Theo WSJ
Ăn bầu - vừa bổ mát, lại cực tốt cho sức khỏe Bầu là loại quả bình dị nhưng giàu dưỡng chất này mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe mà có thể bạn chưa biết đến. Theo Đông y, quả bầu có vị ngọt, tính lạnh, có tác dụng giải nhiệt, giải độc, lợi tiểu, chữa đái dắt, đái đường... Ảnh minh họa: Internet Món bầu luộc chấm mè đen là "thuốc" trị...