Mỹ và Triều Tiên đạt tiến triển trong đàm phán
Ngày 19/1, đại diện của Mỹ và CHDCND Triều Tiên đều có những đánh giá tích cực về kết quả cuộc đàm phán song phương không chính thức kéo dài 2 ngày qua tại Singapore.
Cựu Đặc phái viên Mỹ về chính sách Triều Tiên Stephen Bosworth (phải) trả lời phỏng vấn sau cuộc họp tại Singapore. Ảnh: TTXVN
Phát biểu với báo giới sau cuộc tiếp xúc với phái đoàn Mỹ gồm cựu Đặc phái viên Mỹ về chính sách Triều Tiên Stephen Bosworth, cựu Phó Trưởng đoàn đàm phán hạt nhân Joseph DeTrani và cựu Phó Giám đốc Viện nghiên cứu Đông Á Berkeley Tony Namkung, Trưởng đoàn đàm phán hạt nhân của Triều Tiên, Thứ trưởng Ngoại giao Ri Yong Ho khẳng định phái đoàn Triều Tiên đã trao đổi thẳng thắn với phía Mỹ về ý nghĩa và mục đích của đề xuất đưa ra với Washington đầu tháng này.
Theo đó, Bình Nhưỡng cam kết sẵn sàng ngừng các vụ thử hạt nhân nếu Mỹ hủy các cuộc tập trận chung với Hàn Quốc trong năm nay. Ông Ri Yong Ho nhấn mạnh: “Việc chấm dứt các cuộc tập trận là bước đầu tiên để giảm căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên”.
Về phía Mỹ, cựu Đặc phái viên Mỹ về chính sách Triều Tiên Stephen Bosworth cho hay hai bên đã có thảo luận hữu ích về những gì đã xảy ra và có thể sẽ diễn ra trong tương lai.
Mặc dù ông Bosworth và các đồng nghiệp chỉ tiến hành cuộc gặp không chính thức với tư cách cá nhân, song phái đoàn Mỹ đã nhấn mạnh đến ưu tiên của chính quyền Mỹ trong việc tiến hành các cuộc thảo luận chính thức với Triều Tiên, nối lại vòng đàm phán 6 bên, giải quyết vấn đề phi hạt nhân hoá bán đảo Triều Tiên và các yếu tố đưa ra trong thỏa thuận 6 bên đạt được hồi tháng 9/2005.
Video đang HOT
Cuộc họp không chính thức giữa Mỹ và Triều Tiên diễn ra trong hai ngày 18 – 19/1 với trọng tâm là cuộc tập trận chung thường niên Mỹ – Hàn mang tên “Giải pháp then chốt” sẽ được tiến hành vào đầu tháng 3 tới, việc nối lại đàm phán 6 bên và các vấn đề song phương, trong đó có vụ tấn công mạng gần đây nhằm vào hãng phim Sony Pictures của Mỹ mà Triều Tiên phủ nhận có liên quan.
Cuộc gặp diễn ra sau khi Triều Tiên kiên quyết cự tuyệt các đề xuất đàm phán của Hàn Quốc về việc tiến hành đối thoại liên Triều.
Các cuộc đàm phán 6 bên về vấn đề hạt nhân Triều Tiên được khởi động tại Bắc Kinh, Trung Quốc, vào tháng 8/2003. Tuy nhiên, đàm phán bị đình trệ từ tháng 4/2009 sau khi Triều Tiên quyết định rút lui để phản đối nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc lên án việc Bình Nhưỡng phóng tên lửa hồi tháng 12/2008. Kể từ thời điểm đàm phán bị ngưng trệ tới nay, Triều Tiên đã tiến hành 3 vụ thử nghiệm hạt nhân.
Theo Báo Tin tức
Mỹ, Anh, Pháp đề nghị sa thải đặc phái viên Nga ở UNAMID
Mỹ, Anh, Pháp đề nghị sa thải ông Raren Tchailian đặc phái viên Nga ở Phái bộ gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc và liên minh châu Phi (UNAMID) vì che giấu thông tin trong cuộc xung đột tại Darfur, Sudan, Reuters dẫn nguồn Liên Hiệp Quốc hôm nay 15.12.
Nhóm vũ trang trong cuộc xung đột tại Darfur - Ảnh: AFP
Ba nước trên cáo buộc ông Raren Tchailian, đặc phái viên Nga hiện đang làm Chánh văn phòng UNAMID đã qua mặt Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc, che giấu thông tin chính phủ Sudan tấn công vào dân thường và lực lượng gìn giữ hòa bình ở Darfur.
Trong vài tháng gần đây, ba nước này đã nhiều lần phàn nàn với ông Herve Ladsous, người đứng đầu lực lượng hòa bình của Liên Hiệp Quốc về hoạt động kém hiệu quả của UNAMID.
Ông Ladsous nói trên Reuters trong một tuyên bố: "Không có báo cáo tình hình tấn công dân thường và lực lượng bảo vệ hòa bình là điều không thể chấp nhận trong bất kì hoàn cảnh nào".
Cựu phát ngôn viên của UNAMID, bà Aicha Elbasri nói rằng Tchailian đã lôi kéo phóng viên trong nước ở Darfur, che giấu thông tin nhiệm vụ và ngăn chặn báo chí, đặc biệt là thông tin chính phủ Sudan đánh bom dân thường.
Elbasri đã từ chức vào năm ngoái để phản đối việc làm của Tchailian, bà đưa cho phóng viên các tài liệu bằng chứng và sự thật về bạo lực ở Darfur.
Các nhà ngoại giao cho rằng vai trò của Tchailian ở UNAMID như một "người gác cổng" làm chặn dòng chảy thông tin của sứ mệnh hòa bình ở đây.
Phái bộ gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc và liên minh châu Phi (UNAMID) - Ảnh: Reuters
Tuy nhiên ông Tchailian từ chối giải thích mọi cáo buộc. Khi được hỏi về những khiếu nại của phương Tây cũng như các tố cáo của bà Elbasri, ông trả lời Reuters thông qua một email (thư điện tử -PV) "Tôi không biết những điều này".
Phát ngôn viên phái đoàn Liên Hiệp Quốc của Nga, ông Alexey Zaytsev cho biết "Chúng tôi không hề biết những khiếu nại về Tchailian ở UNAMID". Ông nói thêm, Tchailian đã từng muốn chuyển sang một công việc khác thuộc Liên Hiệp Quốc do Nga hỗ trợ.
Việc thiếu điều kiện thông tin liên lạc ở Darfur do bị tàn phá trong cuộc giao tranh đã tạo ra sự nhầm tưởng về tình hình cải thiện cũng như làm lu mờ hoạt động thiếu hiệu quả của UNAMID, các nhà ngoại giao cho hay.
Vào năm 2003, khu vực Darfur đã chìm trong bạo lực khi các bộ tộc da đen nổi dậy chống chính quyền Khartoum do người Ả Rập đứng đầu.
Cho đến nay, đã có 300.000 người chết ở Darfur và 170.000 lính thuộc lực lượng hòa bình bị giết, theo báo cáo của Liên Hiệp Quốc.
Huỳnh Mai
Theo Thanhnien
Đặc phái viên Mỹ tới Trung Quốc bàn về hạt nhân Triều Tiên Kyodo đưa tin, ngày 10/12, Đặc phái viên Mỹ về chính sách đối với Triều Tiên, ông Sung Kim đã tới Trung Quốc trong bối cảnh Bình Nhưỡng đang ra sức kêu gọi nối lại các vòng đàm phán hạt nhân sáu bên bị đình trệ lâu nay mà không kèm theo điều kiện tiên quyết nào. Theo kế hoạch, ông Sung Kim...