Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ tìm cách “gỡ rối” sau vụ bắt giữ linh mục Brunson
Hôm 3/8, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu nhất trí tiếp tục nỗ lực giảm căng thẳng giữa hai nước.
Những tiến triển này đạt được khi Ngoại trưởng Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ gặp nhau bên lề Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 51 tại Singapore, trong bối cảnh chính quyền Mỹ mới đây đã áp đặt các lệnh trừng phạt nhằm vào hai bộ trưởng Thổ Nhĩ Kỳ liên quan vụ bắt giữ linh mục người Mỹ Andrew Brunson năm 2016, với cáo buộc hỗ trợ khủng bố.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo gặp người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: TRT.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Heather Nauert cho biết, Ngoại trưởng Mỹ Pompeo và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Cavusoglu đã thảo luận số vấn đề và có một cuộc trò chuyện mang tính xây dựng. Hai bên đồng ý tiếp tục cố gắng giải quyết vấn đề giữa hai nước.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Cavusoglu đã đánh giá cuộc gặp của ông với người đồng cấp Mỹ Mai Pompeo là “mang tính xây dựng”. “Tất nhiên không thể giải quyết tất cả các vấn đề trong một cuộc gặp, nhưng chúng tôi đã nhất trí hợp tác chặt chẽ, đối thoại và làm việc cùng nhau để tìm ra các giải pháp giải quyết vấn đề. Khi về nước, chúng tôi cũng sẽ tiếp tục thực hiện các bước đi tiếp theo để giải quyết những vấn đề mà hôm nay hai bên đã thảo luận. Tôi có thể nói rằng, cuộc gặp hôm nay mang tính xây dựng và hai bên đều tập trung giải quyết vấn đề”.
Video đang HOT
Ông Cavusoglu cũng cho biết, ông và Ngoại trưởng Mỹ Pompeo cũng đã thảo luận các bước đi tiềm năng mà hai nước có thể thực hiện liên quan đến vấn đề tại Idlib và Manbij, Syria.
Những diễn biến trên diễn ra sau khi vụ bắt giữ linh mục Brunson đã đẩy Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ rơi vào một cuộc cuộc khủng hoảng ngoại giao nghiêm trọng mới. Bộ Tài chính Mỹ đã liệt Bộ trưởng Tư pháp Abdulhamit Gul và Bộ trưởng Nội vụ Suleyman Soylu vào danh sách trừng phạt với lý do hai quan chức này có vai trò quan trọng trong quyết định bắt giữ linh mục Brunson.
Phản ứng với quyết định này, Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố sẽ “trả đũa” lệnh trừng phạt của Mỹ, trong khi đó, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan khẳng định, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không nhượng bộ trước các mối đe dọa của Mỹ.
Linh mục Brunson, người đã làm việc tại Thổ Nhĩ Kỳ trong hơn 20 năm, bị bắt giữ hồi tháng 10/2016 tại một nhà thờ ở thị trấn Aliaga, thành phố Izmir, miền Tây Thổ Nhĩ Kỳ và bị đưa ra xét xử sau hơn 1 năm rưỡi bị giam giữ. Các công tố viên Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc linh mục Brunson giúp đỡ tổ chức của giáo sĩ Hồi giáo Fethullah Gulen, nhân vật mà chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc đứng sau vụ đảo chính quân sự bất thành năm 2016 và hiện sống lưu vong ở Mỹ.
Tuy nhiên, ông Brunson phủ nhận mọi cáo buộc. Ngày 25/7 vừa qua, một tòa án ở Thổ Nhĩ Kỳ cho phép linh mục Brunson được chuyển sang chế độ quản thúc tại gia. Nếu bị kết tội, linh mục Brunson có thể đối mặt với mức án 35 năm tù giam./.
Theo Vũ Anh Tuấn/VOV1
Mỹ ngừng việc cung cấp tiêm kích F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ do "ghen"
Quốc hội Mỹ đã "đóng băng" việc cung cấp máy bay chiến đấu F-35 thế hệ thứ 5 cho Thổ Nhĩ Kỳ vì ý định của Ankara là mua hệ thống phòng không S-400 Triumph của Nga, trang mạng The Washington Times ngày 25.7 cho biết.
Máy bay tiêm kích tàng hình tối tân nhất của Mỹ F-35 - Ảnh: TACC
Việc sửa đổi này đã được thực hiện trong phương án cuối cùng của ngân sách quốc phòng của Mỹ cho năm 2019; hai viên Quốc hội Mỹ đã phê duyệt có những sửa đổi phù hợp.
Quyết định cuối cùng về số phận của những chiếc máy bay tiêm kích F-35 thế hệ 5 sẽ được thông qua sau khi Lầu Năm Góc phân tích những hậu quả của việc hủy bàn giao này.
Theo The Hill, Nhà Trắng sẽ phải báo cáo Quốc hội Mỹ về việc chấm dứt sự hợp đồng vũ khí F-35 thế hệ 5 này với Thổ Nhĩ Kỳ trong vòng 90 ngày nữa; điều này có thể sẽ làm ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa Ankara và Washington; cũng như kế hoạch Thổ Nhĩ Kỳ mua lại hệ thống tên lửa S-400 của Nga.
Trước đó, người đứng đầu Nhà Trắng - Jim Mattis đã kêu gọi các nghị sĩ từ bỏ mong muốn "cấm cung cấp máy bay tiêm tích F-35 thế hệ mới này".
Trước đó, vào tháng 12.2017, Thổ Nhĩ Kỳ và Nga đã ký một thỏa thuận cho vay về hệ thống tên lửa phòng không S-400. Theo đó, Ankara sẽ mua 2 Tiểu đoàn Tổ hợp tên lửa này. Các bên cũng đã thống nhất về hợp tác công nghệ trong lĩnh vực phát triển sản xuất hệ thống S-400 ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Mỹ và các đại diện khác của Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) liên tục bày tỏ sự "không hài lòng" về việc Nga cung cấp các tổ hợp tên lửa cho Thổ Nhĩ Kỳ.
Người đứng đầu Liên minh Phòng thủ Không gian mạng Christian Liflander nhấn mạnh rằng, Mỹ đã sẵn sàng cung cấp cho đối tác trong NATO của mình (Thổ Nhĩ Kỳ) hệ thống tên lửa phòng không thay thế "tương thích với các tiêu chuẩn của NATO".
Mevlut Cavusoglu, người đứng đầu Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, Ankara sẽ có hành động đáp trả Washington nếu việc cung cấp các máy bay chiến đấu F-35 bị chặn lại, theo RIA Novosti.
PHONG LÂM
Theo Laodong
Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt với Thổ Nhì Kỹ vì bắt giữ linh mục Andrew Brunson Ngày 1/8, Thư ký Báo chí Nhà Trắng Sarah Huckabee Sanders thông báo Mỹ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với 2 Bộ trưởng Thổ Nhĩ Kỳ liên quan đến vụ bắt giữ một linh mục người Mỹ. Đây là biện pháp mới nhất được Mỹ áp dụng để thúc đẩy việc Thổ Nhĩ Kỳ trao trả lại công dân...