Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ thông báo tuần tra chung ở Syria
Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ đang kế hoạch tiến hành tuần tra chung ở miền Bắc Syria để tăng cường an ninh tại khu vực này
Tướng Joseph Dunford. Ảnh: THX/TTXVN
Phát biểu tại một cuộc họp báo ngày 28/8, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, tướng Joseph Dunford cho biết nói rằng giới chức hai nước đã bắt đầu làm việc với nhau khoảng hai tháng trước về vấn đề phối hợp tuần tra an ninh ở miền Bắc Syria, tập trung vào khu vực Manbij, đồng thời xác nhận hoạt động tuần tra này sẽ được tiến hành theo hai giai đoạn.
Giai đoạn một là các cuộc tuần tra độc lập với sự phối hợp và liên lạc giữa các lực lượng của Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ và các lực lượng đồng minh. Giai đoạn hai là các cuộc tuần tra chung.
Ông Dunford nhấn mạnh để tiến hành các cuộc tuần tra an ninh chung, hai bên cần có một bộ chỉ huy chung, tiến hành các cuộc huấn luyện chung ở Thổ Nhĩ Kỳ và cần thỏa thuận về các quy định cũng như những vấn đề khác khi thực hiện công việc này.
Cũng tại cuộc họp báo trên, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis cho rằng việc Thổ Nhĩ Kỳ mua hệ thống tên lửa S-400 do Nga sản xuất không “ảnh hưởng” đến Mỹ.
Ông Mattis nêu rõ: “Rõ ràng Thổ Nhĩ Kỳ đang đưa hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa của Nga vào một quốc gia thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Chúng tôi không thể tích hợp hệ thống đó vào NATO, do vậy, điều này không ảnh hưởng đến chúng tôi và chúng tôi không khuyến khích điều đó”.
Video đang HOT
Hoạt động tuần tra chung Mỹ – Thổ tại Syria phù hợp với lộ trình hòa bình tại Manbij mà hai nước đã thỏa thuận hồi đầu năm nay nhằm đánh bật các tay súng thuộc nhóm Các Đơn vị bảo vệ nhân dân người Kurd (YPG) ra khỏi miền Bắc Syria.
Trước đó, lãnh đạo các nước Anh, Mỹ, Đức và Thổ Nhĩ Kỳ đều bày tỏ quan ngại về tình hình leo thang căng thẳng tại khu vực Tây Bắc Syria. Trong cuộc điện đàm ngày 27/8, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Đức Angela Merkel đã thể hiện quan ngại về diễn biến hiện nay ở Syria, đặc biệt là tình hình nhân đạo ở khu vực xung quanh tỉnh Idlib, Tây Bắc Syria.
Trong thông báo sau cuộc điện đàm, người phát ngôn Nhà Trắng Sarah Sanders cho biết cả hai nhà lãnh đạo đã kêu gọi cộng đồng quốc tế hành động nhằm ngăn chặn một cuộc khủng hoảng nhân đạo ở tỉnh Idlib.
Trong khi đó, tại cuộc điện đàm cùng ngày giữa Thủ tướng Anh Theresa May và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdorgan, hai bên cũng bày tỏ quan ngại về việc gia tăng các hoạt động giao tranh tại khu vực Tây Bắc Syria và mối đe dọa tiềm tàng của việc sử dụng vũ khí hóa học.
Hai nhà lãnh đạo đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thiết lập ổn định trong khu vực, bảo vệ người dân và tránh làm trầm trọng thêm tình hình nhân đạo.
TTXVN/Báo Tin tức
Nga buộc phải xuống thang đàm phán hòa bình tại Idlib?
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết họ đang đàm phán với thủ lĩnh các nhóm vũ trang ở tỉnh Idlib của Syria, nhằm hướng tới thỏa thuận hòa bình.
Hiện tại tình hình Idlib vẫn căng thẳng khi Quân đội chính phủ Syria đang dồn một lực lượng lớn tới đây sẵn sàng cho trận chiến quyết định mà theo nhiều đánh giá sẽ có quy mô ác liệt và khó khăn gấp nhiều lần so với các chiến dịch khác.
Ngoài việc quân số lực lượng nổi dậy dồn về đây rất đông lại nắm trong tay nhiều vũ khí hiện đại thì họ còn một hậu thuẫn cực kỳ quan trọng phía sau lưng là Thổ Nhĩ Kỳ khi Ankara từng công khai cho biết đây là vùng ảnh hưởng của mình.
Các quan chức Nga trước đó đã nói rằng khi Syria muốn thực hiện bất cứ hành động nào tại Idlib cũng phải tính tới quyền lợi của Thổ Nhĩ Kỳ, qua đó cho thấy Moskva không muốn làm mất lòng Ankara vì họ đang cần lôi kéo một đồng minh của Mỹ tại Trung Đông.
Quân đội chính phủ Syria tiếp tục dồn lực lượng lớn về tỉnh Idlib
Bên cạnh đó trong vài ngày qua lại xuất hiện diễn biến mới nguy hiểm hơn khi Hải quân Mỹ dồn lực lượng với nhiều chiến hạm mang đầy tên lửa hành trình Tomahawk áp sát Địa Trung Hải, đe dọa mở cuộc tấn công với lý do cũ là ngăn ngừa Syria dùng vũ khí hóa học với người dân.
Tình thế bây giờ đã khác xa hồi tháng 4, khi đó lực lượng Nga tại Syria vẫn còn khá dồi dào để có thể hỗ trợ đồng minh thông qua một phương pháp nào đó.
Tuy nhiên hiện tại khi phần lớn quân nhân Nga đã hồi hương thì chính quyền Damascus sẽ ở thế trống trải hơn khi phải đối đầu với Mỹ.
Đồng minh quan trọng khác của Syria là Iran cũng khó mà trợ giúp Tổng thống Bashar al-Assad được như xưa vì họ đã bị hạn chế hoạt động rất nhiều sau thỏa thuận giữa Nga và Israel nhằm đẩy lực lượng vũ trang Iran về nước.
Mỹ có khả năng sẽ mở cuộc tấn công tiếp theo vào Syria
Trong tình cảnh như hiện nay khi đang có quá nhiều bất lợi, một mình Quân đội chính phủ Syria chắc chắn không thể cùng lúc đối đầu phiến quân được Thổ Nhĩ Kỳ hỗ trợ trực tiếp lẫn nguy cơ phải đánh trả vụ không kích của Mỹ thì giải pháp đàm phán hòa bình xem chừng khá hợp lý.
Nếu đạt được thỏa thuận với các nhóm phiến quân để các tay súng tự nguyện rời bỏ vị trí thì sẽ là cách làm tốt nhất cho tất cả các bên, vừa tránh đổ máu lại vừa giữ được quan hệ đồng minh chiến lược giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ.
Ngoài ra khi đã giải quyết ổn thỏa mọi phát sinh để tránh chiến dịch quân sự, Mỹ cũng sẽ chẳng còn lý do nào nữa để tiếp tục duy trì áp lực lên địa bàn tỉnh Idlib mà sẽ phải co về bảo vệ các nhóm đối lập do họ bảo trợ.
Đàm phán hòa bình vào lúc này là phương án tối ưu với người Nga, mặc dù tình cảnh ép buộc nhưng họ vẫn có thể được xem là phía thắng lợi với vai trò chủ chốt nếu một hiệp định hòa hình ra đời.
Chí Linh
Theo baodatviet
Mỹ âm thầm triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa phía Bắc Syria Quân đội Mỹ được cho là đang âm thầm chuẩn bị triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa ở một số thành phố miền Bắc của Syria. Ảnh: AP Tờ Yeni Safak của Thổ Nhĩ Kỳ dẫn lời Fayez Al Esmer, cựu chỉ huy hội đồng quân sự của tỉnh Deir Ezzor, Syria cho biết thông tin trên. Theo đó, Mỹ đang...