Mỹ và ‘thế giới hỗn loạn’ giúp Trung Quốc bán được nhiều UAV
“ Thế giới hỗn loạn” cộng với việc Mỹ giới hạn xuất khẩu máy bay không người lái (UAV) làm gia tăng nhu cầu đối với các loại UAV quân sự giá rẻ do Trung Quốc sản xuất.
Hai binh sĩ Trung Quốc đang điều khiển một UAV – Ảnh: Reuters
Công nghệ UAV của Trung Quốc thua xa Mỹ và Israel; dù vậy nước này thu hút được nhiều khách hàng như Nigeria, Pakistan và Ai Cập, theo Reuters ngày 30.4.
Reuters nhận định Trung Quốc không quá thành công khi xuất khẩu máy bay quân sự có người lái; nhưng nước này đang tràn trề hy vọng “ăn nên làm ra” với các loại UAV.
“Việc nghiên cứu và phát triển UAV ở đất nước chúng tôi đã bước vào giai đoạn mới. Chúng tôi đang rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển trong công nghệ UAV”, ông Xu Guangyu, một thiếu tướng nghỉ hưu của quân đội Trung Quốc, cho hay.
Hãng nghiên cứu thị trường Forecast International (trụ sở tại Mỹ) ước tính Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Trung Quốc (Avic) sẽ trở thành nhà sản xuất UAV quân sự lớn nhất thế giới vào năm 2023.
UAV Wing Loong của Avic được bán với giá 1 triệu USD/ chiếc, trong khi sản phẩm tương đương là chiếc MQ-9 Reaper do Mỹ sản xuất có giá đến 30 triệu USD.
Video đang HOT
Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI, trụ sở ở Thụy Điển) từng đánh giá Trung Quốc là quốc gia đứng hàng thứ hai thế giới về số lượng UAV xuất khẩu. Trung Quốc bán 5 UAV cho Nigeria vào năm 2014, và Nigeria đã dùng UAV giá rẻ này để chống lại nhóm Hồi giáo vũ trang Boko Haram.
Trong khi đó, Mỹ chỉ xuất khẩu UAV vũ trang cho Anh; nước này cũng cân nhắc nhiều yếu tố như nhân quyền và cán cân quyền lực khu vực nếu bán hay cung cấp UAV cho bất kỳ quốc gia nào.
Mặc dù Trung Quốc giữ bí mật về việc xuất khẩu vũ khí, nhưng được cho đã bán nhiều loại UAV quân sự cho ít nhất 9 quốc gia, trong đó có Pakistan, Ai Cập và Nigeria, Reuters dẫn lại thông tin từ truyền thông Trung Quốc.
Các UAV quân sự sẽ tạo ra cơ hội cho Trung Quốc giành được nhiều thị phần, vì chính phủ nhiều nước đang cố tiếp cận công nghệ UAV trong khi Mỹ giới hạn xuất khẩu UAV.
Hồi tháng 3.2015, Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố Bắc Kinh “cực kỳ cảnh giác và có trách nhiệm” với việc xuất khẩu vũ khícủa nước này.
Reuters dẫn lời các nhà phân tích cho biết nhiều hãng vũ khí của Trung Quốc thu hút khách hàng bằng cách sản xuất và bán tên lửa, rocket để trang bị cho UAV.
“Mặc dù công nghệ của chúng tôi không sánh bằng các nước phát triển, nhưng chúng tôi không muốn thua xa họ”, ông Ni Lexiong, chuyên gia hải quân thuộc Đại học Thượng Hải (Trung Quốc), cho hay.
Ông Yun Jianfei, giám đốc công ty công nghệ và khoa học tư nhân Heweiyongtai ở thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc), cho hay công ty của ông đã bán được nhiều UAV trinh sát cho nhiều quốc gia ở Trung Đông và châu Âu.
“Nhu cầu sản phẩm của chúng tôi tăng cao bởi vì thế giới ngày càng trở nên hỗn loạn”, ông Jianfei cho hay.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Nga khuyến khích nhập sinh viên để gia tăng ảnh hưởng với thế giới
Phía Nga hy vọng các sinh viên sau khi được đào tạo và trở về nước sẽ trở thành cán bộ cốt cán và hình thành thái độ tốt với Nga.
Bộ Khoa học và Giáo dục, Bộ Ngoại giao và Cơ quan Hợp tác Nga đã đề nghị chính phủ tăng hạn ngạch học bổng đối với sinh viên nước ngoài theo học tại các trường đại học của Nga lên 30%.
Đại học Lomonosov tại Moscow
Các quan chức Nga khẳng định, việc đào tạo các sinh viên nước ngoài tại Nga là cần thiết để "hình thành giới tinh hoa dân tộc thân Nga", những người "sẽ thúc đẩy hiệu quả hơn nữa các lợi ích của Nga theo hướng lâu dài".
Nga sẽ chi 206 triệu rouble ngân sách bổ sung cho các suất học bổng của sinh viên nước ngoài trong năm 2016, còn đến năm 2019 Nga sẽ chi 4,5 tỷ rouble cho "công cụ quyền lực mềm" này.
Dự thảo nghị quyết của chính phủ Nga về vấn đề này dự kiến sẽ có hiệu lực từ ngày mồng 1 tháng 1 năm 2016. Số lượng học bổng theo diện ngân sách dành cho sinh viên nước ngoài tại các trường đại học Nga sẽ tăng từ 15 đến 20 nghìn suất. Mục đích của việc tăng hạn ngạch trước hết là tăng hiệu quả "sức mạnh mềm" của nước Nga". Trước đây, ban lãnh đạo Liên Xô cũ cũng ủng hộ một chính sách tương tự, vì vậy một loạt các sinh viên tốt nghiệp trường Đại học tổng hợp hữu nghị các dân tộc đã giữ những chức vụ quan trọng tại chính phủ các nước khối xã hội chủ nghĩa.
Bà Ljubov Glebova - Giám đốc Cơ quan hợp tác Nga vui mừng cho biết, trong bối cảnh tình hình chính trị trên thế giới có nhiều phức tạp nhưng mối quan tâm đối với hợp tác nhân đạo ngày càng phát triển.
Do nhận được 16.000 đơn xin học trong năm nay từ 160 nước, cơ quan này đã đề nghị phải tăng hạn ngạch học bổng.
Điều quan trọng đối với nước Nga là những người tốt nghiệp trở về quê hương sẽ trở thành các bác sỹ nổi tiếng, những nhà doanh nghiệp có ảnh hưởng, hay thậm chí là các bộ trưởng. Và những người như vậy luôn luôn có thái độ tốt đối với nước Nga.
Theo số liệu của Cơ quan hợp tác Nga, các nước Angola, Bangladesh, Bulgaria, Brazil, Venezuela, Việt Nam, Đức, Zambia, Jordan, Iran, Yemen, Palestine, Serbia, Syria, Somalia, Sudan, Mông Cổ, Nam Phi và nhiều nước khác sẽ được nhận các suất học bổng bổ sung.
Các nước châu Á sẽ được nhận thêm 2.200 suất học bổng, châu Phi - 1.200 suất, các nước SNG - 700 suất, các nước Đông Âu - 500 suất, còn EU và châu Mỹ La tinh cùng nhận như nhau 200 suất học bổng.
Riêng Việt Nam nhận được 795 suất học bổng trong năm nay và đến năm 2018 con số này sẽ tăng lên 1.000 suất./.
Thành Phương
Theo_VOV
Thiếu điện, người dân Triều Tiên gia tăng dùng năng lượng mặt trời Do thường xuyên bị cúp điện, nhiều người dân ở CHDCND Triều Tiên gia tăng sử dụng các tấm pin năng lượng mặt trời giá rẻ để có thêm nguồn điện, theo Reuters. Các tấm pin mặt trời gắn tại ban công của một chung cư ở Bình Nhưỡng - Ảnh: Reuters Dựa vào lời kể của du khách và ảnh do phóng...