Mỹ và Saudi Arabia chia rẽ vì vụ nhà báo Khashoggi mất tích
Vụ nhà báo Jamal Khashoggi mất tích đang khiến mối quan hệ giữa Mỹ và đồng minh Saudi Arabia căng thẳng.
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm qua (11/10) cho biết các nhà điều tra nước này đang phối hợp với nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ và Saudi Arabia để làm rõ vụ nhà báo Jamal Khashoggi mang quốc tịch Saudi Arabia và đang tìm cách trở thành công dân Mỹ mất tích tại Thổ Nhĩ Kỳ. Vụ việc đang khiến mối quan hệ giữa Mỹ và đồng minh Saudi Arabia căng thẳng.
Nhà báo Khashoggi bị mất tích
Trả lời phỏng vấn chương trình truyền hình “Fox and Friends”, Tổng thống Donald Trump nêu rõ, Mỹ đã cử các nhà điều tra tới hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ trong vụ nhà báo Khashoggi bị mất tích, đồng thời phối hợp với cả Saudi Arabia.
Nhà báo Khashoggi đã mất tích kể từ ngày 2/10 sau khi vào tòa nhà lãnh sự quán Saudi Arabia để làm thủ tục kết hôn với một phụ nữ Thổ Nhĩ Kỳ. Ông Khashoggi được biết đến là nhà báo, nhà bình luận chính trị nổi tiếng thường xuyên chỉ trích các chính sách của Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman. Ông này cũng đang trong quá trình tìm cách để trở thành công dân Mỹ sau khi lưu vong từ năm 2017.
Cô Hatice Cengiz, vợ chưa cưới của nhà báo Khashoggi cho biết, sau khi Khashoggi vào lãnh sự quán Saudi Arabia tại Istanbul, cô đã chờ bên ngoài suốt ba giờ và được thông báo rằng Khashoggi đã rời đi nhưng cô khẳng định “không có bằng chứng nào cho thấy anh đã ra ngoài”. Ngoài ra, cô cũng yêu cầu Mỹ giúp đỡ làm rõ vụ việc. Đáp lại yêu cầu, Tổng thống Donald Trump cho biết ông đang sắp xếp một cuộc họp tại Nhà Trắng với cô Cengiz.
Video đang HOT
Như vậy, vụ mất tích của nhà báo Khashoggi giờ không chỉ đơn thuần là trong phạm vi vụ việc của một quốc gia mà nó đã khiến mối quan hệ giữa Saudi Arabia và Mỹ trở nên căng thẳng.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tăng cường áp lực đối với Saudi Arabia, một đồng minh thân cận tại Vùng Vịnh, nhằm buộc nước này cung cấp thêm thông tin về phóng viên bị mất tích Khashoggi và muốn biết ngọn ngành của “tình hình hết sức nghiêm trọng” này. Tổng thống Mỹ trong một tuyên bố được đưa ra tại Phòng Bầu dục cho biết, ông đã nêu vấn đề về Khashoggi với phía Saudi Arabia “ở mức cao nhất” và nhiều hơn một lần trong những ngày gần đây.
“Chúng tôi đang xem xét sự việc này một cách nghiêm túc. Đây là một điều rất kinh khủng. Chúng tôi không thể để chuyện này xảy ra. Chúng tôi đang cử các nhà điều tra đến đó và chúng tôi đang làm việc với cả Thổ Nhĩ Kỳ và Saudi Arabia. Chúng tôi muốn tìm hiểu chuyện gì đã xảy ra”.
Sau khi ông Donald Trump lên tiếng, Nhà Trắng cho biết, Cố vấn an ninh quốc gia John Bolton và Cố vấn cấp cao của Nhà Trắng Jared Kushner, con rể của ông Donald Trump đã nói chuyện với Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman về vấn đề này.
Liên quan tới vụ nhà báo người Saudi Arabia Khashoggi bị mất tích, Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố đã xác định được danh tính của 15 người được cho là nghi phạm của vụ án, đồng thời tái khẳng định nhà báo này đã bị sát hại.
Hãng thông tấn Anadolu đã đăng tải hình ảnh và video về một nhóm 15 người được cho là nghi phạm bắt cóc và giết hại nhà báo người Saudi Arabia Khashoggi vào hôm 2/10, sau khi ông này tới lãnh sự quán Saudi Arabia ở Istanbul để làm thủ tục kết hôn với một người phụ nữ Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo nguồn tin từ giới chức Thổ Nhĩ Kỳ, nhóm người này được cho là đã tới Istanbul vào hai ngày trước khi ông Khashoggi mất tích và đã sử dụng một chiếc xe màu đen di chuyển khỏi lãnh sự quán Saudi Arabia tại Istanbul. Nguồn tin này cũng tiết lộ, trong ngày ông Khashoggi mất tích, các nhân viên người Thổ Nhĩ Kỳ làm việc tại lãnh sự quán đã được yêu cầu nghỉ ở nhà. Ngoài ra, các nhà điều tra Thổ Nhĩ Kỳ tin rằng những cảnh quay từ camera an ninh bên trong lãnh sự quán đã được gỡ bỏ và đưa về Saudi Arabia bằng máy bay riêng.
Trước những cáo buộc nêu trên từ phía Thổ Nhĩ Kỳ, Saudi Arabia đã bác bỏ hoàn toàn và nói rằng Thổ Nhĩ Kỳ hoàn toàn không có bằng chứng và các cáo buộc được đưa ra là vô căn cứ./.
Vũ Anh Tuấn
Theo VOV1 Tổng hợp
Đồng minh Saudi Arabia đẩy Tổng thống Trump vào thế khó xử
Việc nhà báo Jamal Khashoggi mất tích sau khi bước vào Lãnh sự quán Saudi Arabia tại Thổ Nhĩ Kỳ đã buộc Mỹ phải lên tiếng sau nhiều lần im ắng trước các động thái của đồng minh. Điều này cho thấy Riyadh đang dần trở thành người bạn "khó hiểu" của Tổng thống Donald Trump.
Tổng thống Donald Trump gặp gỡ Thái tử Mohammed bin Salman tại Nhà Trắng trong tháng 3. Ảnh: AP
Vị Thái tử 33 tuổi của Saudi Arabia Mohammed bin Salman đã thực hiện nhiều cải cách được đánh giá cao tại nước này, cố gắng mở cửa nền kinh tế vốn phụ thuộc vào dầu mỏ... Tuy nhiên, nhà lãnh đạo trẻ này cũng có những quyết định khó hiểu.
Kênh CNN (Mỹ) cho biết đó là việc Saudi Arabia đưa quân đến quốc gia hàng xóm Yemen từ năm 2015. Đến nay Yemen đang lâm vào khủng hoảng nhân đạo với hàng nghìn người dân thường thiệt mạng trong khi trẻ em phải chịu nỗi thống khổ vì nạn đói. Bên cạnh đó, việc Saudi Arabia dẫn đầu trong xu thế cắt quan hệ ngoại giao với Qatar đang làm bế tắc quan hệ khu vực. Vấn đề càng thêm phức tạp khi Thổ Nhĩ Kỳ đứng về phía Qatar trong cuộc đối đầu ngoại giao với các quốc gia Arập.
Trong tháng 11/2017, Thái tử Mohammed bin Salman còn có bước đi gây chấn động khi ra lệnh bắt giữu hàng trăm doanh nhân và thành viên hoàng tộc do nghi vấn tham nhũng.
Chuyến thăm nước ngoài đầu tiên trên cương vị Tổng thống của ông Donald Trump là đến quốc gia đồng minh Saudi Arabia. Kể từ đó đến nay, chính quyền Tổng thống Trump thường ít khi lên tiếng chỉ trích trực diện Saudi Arabia trước những vấn đề gây xôn xao.
Trong vụ việc ầm ĩ gần đây nhất, Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng Saudi Arabia đã sát hại nhà báo làm việc cho tờ Washington Post - ông Khashoggi ngay trên lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ, Tổng thống Mỹ Trump ngày 9/10 cũng chỉ phát biểu: "Tôi lo ngại về điều này. Tôi không muốn nghe về nó. Hy vọng rằng mọi điều sẽ sáng tỏ".
Nhà báo Khashoggi tới Lãnh sự quán Saudi Arabia ở Istanbul trong ngày 2/10 để nhận giấy tờ chuẩn bị cho đám cưới sắp tới của ông. Phía Saudi Arabia khẳng định ông Khashoggi đã rời đi nhưng vị hôn thê của nhà báo này quả quyết rằng cô đã đợi ở ngoài nhưng ông chưa hề bước chân ra khỏi Lãnh sự quán.
Thổ Nhĩ Kỳ nghi ngờ rằng nhà báo Jamal Khashoggi đã bị sát hại ngay bên trong Lãnh sự quán Saudi Arabia. Nếu đây là sự thật, căng thẳng trong khu vực có thể gia tăng. Tuy nhiên Saudi Arabia đã bác bỏ cáo buộc này. Reuters cho biết nhà báo Khashoggi có xu hướng lên tiếng chỉ trích nhà cầm quyền tại Saudi Arabia.
Theo CNN, nếu Thổ Nhĩ Kỳ công bố đủ bằng chứng cho thấy nhà báo Khashoggi bị sát hại trong Lãnh sự quán Saudi Arabia tại Istanbul thì nhiều khả năng Mỹ phải cân nhắc áp lệnh trừng phạt lên đồng minh tại Trung Đông này. Đầu năm nay, vì vụ việc cựu điệp viên người Nga Sergei Skripal và con gái ông này bị sát hại tại thành phố miền Nam nước Anh Salisbury, Mỹ đã cáo buộc và áp đặt lệnh trừng phạt vào Nga.
Hà Linh
Theo Báo Tin tức
Thổ Nhĩ Kỳ - Saudi Arabia đấu khẩu vụ nhà báo Jamal mất tích Vụ mất tích bí ẩn của nhà báo Khashoggi - biên tập viên của một tờ báo có tiếng ở Saudi Arabia - làm dấy lên mối quan ngại trên toàn cầu, đặc biệt sau khi hồi cuối tuần qua các nguồn tin Thổ Nhĩ Kỳ cho biết giới chức nước này cho rằng ông Khashoggi đã bị sát hại bên trong lãnh...