Mỹ và phương Tây “vá” lỗ hổng trừng phạt, đóng băng vàng Nga
Mỹ và các đồng minh ngày 24/3 cho biết sẽ chặn các giao dịch tài chính với Ngân hàng Trung ương Nga liên quan đến vàng nhằm tăng cường hạn chế khả năng của Nga trong việc sử dụng dự trữ quốc tế.
Nga có bao nhiêu vàng?
Số lượng vàng mà Nga mua đã tăng lên vào năm 2014, sau khi Mỹ áp lệnh trừng phạt lên Moscow vì sáp nhập Crimea. Theo các quan chức Mỹ, hiện nay, lượng dự trữ vàng của Nga dao động từ 100 tỷ – 140 tỷ USD, chiếm khoảng 20% tổng dự trữ trong Ngân hàng Trung ương Nga. Ngoài ra, ngày 28/2, không lâu sau khi một số ngân hàng Nga bị loại khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT, Ngân hàng Nga cho biết sẽ nối lại việc mua vàng trên thị trường kim loại quý hiếm trong nước.
Nga sử dụng vàng để đối phó với các lệnh trừng phạt như thế nào?
Mỹ cho biết Nga có thể và đã sử dụng vàng để hỗ trợ đồng rúp như một cách nhằm đối phó với tác động của các biện pháp trừng phạt. Một cách có thể thực hiện là sử dụng vàng để mua bán ngoại hối trên thị trường quốc tế – vốn không phải là mục tiêu của các lệnh trừng phạt hiện nay. Một cách khác là bán vàng thỏi qua các thị trường vàng và những người giao dịch. Vàng cũng có thể được sử dụng để mua bán trực tiếp các loại hàng hóa và dịch vụ.
Video đang HOT
Các lệnh trừng phạt được thực hiện như thế nào?
Thông báo của Mỹ nhằm chặn các giao dịch bằng vàng của Nga được đưa ra cùng với Nhóm G7 và các đồng minh EU. Một chỉ dẫn mới từ Bộ Tài chính Mỹ cho biết các cá nhân của Mỹ, bao gồm cả những người giao dịch, phân phối, buôn bán và các tổ chức tài chính sẽ bị cấm mua, bán hoặc tạo điều kiện cho các giao dịch bằng vàng liên quan đến Nga cũng như các bên bị trừng phạt.
Tác động của lệnh trừng phạt lên Nga
Động thái này sẽ áp dụng các biện pháp trừng phạt thứ cấp đối với bất kỳ ai bán hoặc mua vàng với Nga, các chuyên gia cho hay.
“Đây là một biện pháp nhằm khắc phục những lỗ hổng trừng phạt và tăng sức ép kinh tế lên các thực thể của Nga”, Rachel Ziemba – học giả cấp cao tại Trung tâm An ninh Mỹ mới cho hay. Lệnh cấm giao dịch bằng vàng cũng là một nỗ lực của phương Tây nhằm ngăn cản các giao dịch tài chính với các quốc gia vẫn đang làm ăn với Nga.
Những biện pháp trừng phạt khác sẽ được áp dụng là gì?
Mỹ cũng đã áp dụng trừng phạt bổ sung với Nga ngày 24/3 khi nhắm vào hàng chục công ty quốc phòng Nga, 328 thành viên Duma Quốc gia Nga (Hạ viện Nga) và người đứng đầu tổ chức tài chính lớn nhất của Nga. Các biện pháp trừng phạt này đã được áp dụng cùng với các lệnh hạn chế xuất khẩu và các biện pháp trừng phạt tài chính vào tháng trước nhắm tới Tổng thống Putin, các quan chức Nga, một số tổ chức tài chính hàng đầu nước này và loại một số ngân hàng Nga khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT.
Trước đó, Thượng nghị sĩ bang Maine của Mỹ, ông Angus King cho rằng: “Nguồn cung vàng khổng lồ của Nga là một trong số ít tài sản còn lại mà Moscow có thể sử dụng để ngăn nền kinh tế lao dốc hơn nữa. Bằng việc trừng phạt nguồn dự trữ này, chúng ta sẽ cô lập Nga khỏi nền kinh tế thế giới và gia tăng khó khăn cho chiến dịch quân sự tốn kém của Moscow”.
Các chính trị gia Mỹ cho rằng Nga đang sử dụng vàng để che giấu sự mất giá của đồng rúp. Washington cũng lo ngại lượng dự trữ vàng khổng lồ cho phép điện Kremlin mua các đồng tiền khác trên thị trường quốc tế.
Bộ trưởng Tài chính Nga trước đó cho biết Moscow đã mất khả năng tiếp cận khoản dự trữ trị giá gần 300 tỷ USD do các lệnh trừng phạt của Mỹ và EU. Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov gọi việc đóng băng các tài sản của Ngân hàng Trung ương Nga là “hành vi trộm cắp”. Tổng thống Nga Putin cũng cho rằng các lệnh trừng phạt chống Nga là một “sự gây hấn ngang nhiên” và là “một cuộc chiến tranh được tiến hành bằng các phương tiện kinh tế, chính trị và thông tin”./.
Nga trì hoãn thanh toán lợi suất trái phiếu Eurobond
Ngày 23/3, Trung tâm lưu ký thanh toán quốc gia (NDS) của Nga cho hay nhiều khả năng nước này không thể thanh toán đúng kỳ hạn lợi suất trái phiếu Eurobond trong bối cảnh Moskva chịu tác động nặng nề do các lệnh trừng phạt.
Đồng ruble của Nga. Ảnh minh họa: Sputnik/TTXVN
Trong thông báo, NSD nói rõ có thể có sự chậm trễ trong việc thanh toán các khoản lợi suất trái phiếu Eurobond thông qua các ngân hàng quốc tế. Điều này có thể liên quan đến việc xử lý các giao dịch bằng biện pháp thủ công liên quan đến các công ty Nga, cũng như xác thực của các cơ quan quản lý châu Âu.
Trước đây, các khoản thanh toán trái phiếu Eurobond cho các doanh nghiệp của Nga được xử lý thông qua các công ty thanh toán quốc tế như Clearstream và Euroclear. Hai công ty này thường xử lý giao dịch thanh toán và xác nhận quyền sở hữu tài sản trước khi gửi tiền mặt cho các chủ sở hữu trái phiếu phương Tây và sau đó gửi tiền cho NSD để chuyển tới các chủ sở hữu trái phiếu tại Nga.
Tuy nhiên, việc các nước phương Tây áp đặt các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga và các biện pháp chống lại những biện pháp này của Moskva lại đang gây khó khăn và phức tạp hơn cho quy trình thanh toán này.
Các nhà phân tích của ITI Capital ước tính các công ty Nga sẽ phải trả 18,5 tỷ USD nợ nước ngoài, bao gồm cả các khoản thanh toán lãi suất vào cuối năm nay.
Hôm 6/3, Moodys đã hạ xếp hạng tín nhiệm của Nga xuống Ca, mức thấp thứ hai trong thang xếp hạng của cơ quan này, do các biện pháp kiểm soát vốn mà Ngân hàng trung ương Nga thực hiện có thể hạn chế việc thanh toán nợ nước ngoài và dẫn tới nguy cơ vỡ nợ.
Nga tránh vỡ nợ trong gang tấc Một số chủ sở hữu trái phiếu châu Âu (Eurobond) của Nga đã nhận được các khoản thanh toán đến hạn trong tuần này. Đây là dấu hiệu cho thấy Nga đã tránh được một vụ vỡ nợ trái phiếu mà nhiều người dự báo. Ảnh minh họa: Reuters Theo đài RT, khoản thanh toán được thực hiện bằng USD. Các nguồn tin...