Mỹ và phương Tây đạo diễn chính cuộc khủng hoảng ở Ukraine?
Thông qua cuộc khủng hoảng ở Ukraine người ta đã nhận ra rằng “cuộc chiến Đông Tây” vẫn diễn ra ngày càng quyết liệt hơn.
Các cuộc chiến này diễn ra rất đa dạng: Từ các cuộc cách mạng mầu ở Đông Âu, chiến tranh ở Nam Tư, Iraq, Afghanistan đến mùa xuân Arab, và nay là Ukraine.
Giới phân tích cho rằng, tác giả đích thực của các cuộc biểu tình, chính biến, bạo lực và chiến tranh đều bắt nguồn từ phương Tây từ tham vọng tiếp tục lãnh đạo thế giới của Mỹ với sự hậu thuẫn của NATO.
Từ phản kháng phi bạo lực…
Cách mạng mầu (cam, nhung, hạt dẻ; hoa hồng, hoa cúc, hoa tulip, mùa xuân Arab…) là cụm từ chỉ những phong trào biểu tình quần chúng trong một số quốc gia thuộc Liên Xô, Đông Âu vào thập kỷ cuối cùng của thế kỷ 20 và cả ở Trung Đông – Bắc Phi trong những năm đầu của thế kỷ 21và hiện đang nóng bỏng là Ukraine.
Người biểu tình Ukraine tràn ngập đường phố Kiev (Ảnh AP)
Các cuộc “cách mạng màu” có đặc trưng chung là phe đối lập tổ chức đông đảo quần chúng, sinh viên, các tổ chức phi chính phủ tham gia với phương thức biểu tình lớn, dài ngày lúc đầu là đấu tranh bất bạo động nhằm lật đổ các chính thể mà họ cho là tham nhũng, độc tài…
Sự sụp đổ của LB Xô Viết và các nước Đông Âu năm 1989 được phương Tây gọi là “Mùa thu của Cộng sản”. Sự kiện bắt đầu từ Ba Lan vào năm 1989, kế đó là Hungary, CHDC Đức, Bulgaria, Tiệp Khắc và Romania.
“Cách mạng Mùa thu” đã sử dụng rộng rãi các chiến dịch của lực lượng đối lập, kích động quần chúng chống lại chế độ đương quyền, gây áp lực đòi có sự thay đổi. Bức tường Berlin sụp đổ là sự ghi nhận thắng lợi lớn của phương Tây vào năm 1990.
Cuối năm 1991, Liên Xô tan rã đã tạo điều kiện cho 15 quốc gia mới hình thành, đánh dấu sự kết thúc của Chiến tranh Lạnh. Điểm nhấn của các cuộc cách mạng nêu trên mà phương Tây gắn với tính chất màu sắc là cách mạng 5/10/2000 ở Serbia, Cách mạng Hoa hồng ở Gruzia (2003), Cách mạng Cam ở Ukraine (2004), và Cách mạng Hoa Tulip ở Kyrgyzstan (2005) vì nó tương đối “thuần khiết” không có bạo lực vũ trang và là hình mẫu để có thể mở rộng ra các chế độ phi cộng sản nhưng trái với lợi ích của phương Tây.
… Đến can thiệp bằng bạo lực
Video đang HOT
Mặc dù chủ thuyết “cách mạng mầu” coi phản ứng phi bạo lực là phương thức chủ yếu, nhưng trên thực tế trong những trường hợp cụ thể họ còn kết hợp với sự hỗ trợ bên ngoài, tạo dựng phái đối lập, dùng vũ lực để thay đổi chính quyền. Vào những năm 90 của thế kỷ trước Romania là nước Đông Âu duy nhất bị lật đổ chế độ bằng bạo lực.
Đến “Mùa Xuân Arab” là một biến thể nằm trong phạm trù “cách mạng mầu” khởi phát từ Tunisia vào tháng 12/2010, tiếp đến là Ai Cập và đẫm máu nhất là ở Libya, Syria và đang tái diễn trong cuộc đấu tranh giáo phái ở Iraq. Sự ra đi của Zine El-Abidine Ben Ali của Tunisia và Hosni Mubarak của Ai Cập, hay sau cái chết của nhà độc tài Gaddafi và giờ đây đang diễn ra ở Ukraine với sự tiếm quyền của phái đối lập đối với chính phủ hợp hiến của ông Yanukovych.
Cảnh sát chống bạo động Kiev đụng độ với người biểu tình (Ảnh AFP)
Với “Mùa Xuân Arab” đã không đưa lại trái ngọt cho quần chúng nhân dân mà chỉ thấy đói nghèo, bạo lực và chết chóc. Căn bệnh “giáo phái” giữa dòng Shia và Sunni được phương Tây và các nhóm cực đoan hậu thuẫn đã đẩy Syria, Ai Cập vào vòng xoáy bạo lực, Tình hình còn phức tạp hơn khi Tehran có nhiều dấu hiệu gia tăng ảnh hưởng trong khu vực.
Thỏa thuận Mỹ – Nga về vấn đề vũ khí hóa học ở Syria và hội nghị Gieneva 2 đã diễn ra nhưng vẫn không chấm dứt cuộc nội chiến hai phe trong khu vực Trung Đông – Bắc Phi. Mỹ vốn là đồng minh lâu năm của Ai Cập đã bật đèn xanh cho quân đội nước này lật đổ Tổng thống được dân bầu, nhưng lại là người của tổ chức Anh em Hồi giáo, vốn là mối đe dọa các lợi ích của Mỹ tại đây.
Gần đây tại Ukraine, sự can thiệp của Mỹ và phương Tây càng thô bạo hơn, bất chấp các nguyên tắc của Liên hợp quốc là tôn trọng chủ quyền của các quốc gia độc lập. Cùng với việc ủng hộ, hô hào, cổ súy, các chính trị gia phương Tây còn trực tiếp đến diễn thuyết và phân phát bành mì cho những người tham gia biểu tình ủng hộ phe đối lập chống đối chính phủ hợp hiến. Hơn thế nữa, người đứng đầu Nhà trắng ông Barack Obama còn đe dọa rằng, nếu nước Nga can thiệp quân sự vào Ukraine sẽ phải trả giá đắt…
Và sử dụng cả lực lượng khủng bố
Sự can thiệp của nước ngoài không chỉ thể hiện ở việc cung cấp vũ khí, trang bị, tình báo, huấn luyện quân sự cho phái đối lập mà còn sử dụng cả các lực lượng cực đoan-khủng bố để lật đổ chính quyền đương nhiệm. Tại Trung Đông – Bắc Phi các cuộc nội chiến đã tạo chỗ đứng cho các phần tử cực đoan và khủng bố tung hoành. Al-Qaeda và hệ thống chân rết của nó, nhất là Jabhat al-Nusra. Nhà nước Hồi giáo Iraq và Levant, và chi nhánh al-Qaeda ở Bán đảo Arab hoạt động tích cực hơn bao giờ hết, chúng đang mở rộng các cơ sở cả về vật chất và tinh thần của mình trong toàn khu vực.
Các tay súng thuộc mạng lưới khủng bố al-Qaeda (Ảnh Reuters)
Năm 2011, các phần tử khủng bố đã tiến hành một cuộc tấn công vào lãnh sự quán Mỹ ở Benghazi làm Đại sứ Mỹ bị thiệt mạng, buộc Mỹ phải đóng cửa 19 đại sứ quán trong khu vực này. Tiếp sau là Đại sứ quán Nga, Lãnh sự quán Thụy Điển tại thủ đô của Libya cũng đã bị tấn công. Tình hình an ninh còn nghiêm trọng hơn khi Thủ tướng Libya Zeidan bị bắt cóc từ một khách sạn ở ngay trung tâm thủ đô Tripoli đến mức Mỹ buộc phải đưa lực lượng sang hợp tác với Libya để vãn hồi an ninh.
Được biết, “al-Qaeda muốn gom 3 nước (Iraq, Syria, Lebanon) vào thành một nhà nước Hồi giáo Khalifah”. Mạng lưới khủng bố này giờ đây đã kiểm soát được nhiều vùng lãnh thổ và tuyển mộ được nhiều chiến binh hơn. Tổng thống Mỹ Obama đã phải thừa nhận rằng: lực lượng khủng bố đang “trên đường tới thất bại”, nhưng cũng đang “tự hồi sinh” trong một Trung Đông bất ổn. Trong cuộc khủng hoảng ở Ukraine hiện nay phương Tây còn sử dụng cả các lực lượng cực đoan – Phát xít mới trong cuộc bạo động lật đổ chính quyền của Tổng thống Ukraine Yanukovych.
Các chuyên gia nghiên cứu nhận xét, nếu như ở “cách mạng Mùa thu” vấn đề chỉ mới bắt đầu của chủ nghĩa dân tộc, sắc tộc ở mức độ “ly khai” khỏi sự phụ thuộc vào LB Xô Viết và hướng Tây, thì đến “Mùa xuân Arab” gam mầu chủ đạo của cuộc “cách mạng mầu” là cuộc chiến giữa những giáo phái, dân tộc khác nhau với sự hỗ trợ của phương Tây và sự góp mặt của các nhóm cực đoan.
Cuộc “cách mạng màu cam” lần hai ở Ukraine càng chứng tỏ chiến lược “Đông tiến” của NATO ngày càng quyết liệt hơn. Vì lợi ích của mình phương Tây đã bất chấp các nguyên tắc quốc tế và vội vã công nhận một chính thể tạm quyền mà thành phần của nó bao gồm cả nhóm cực đoan – “phát xít mới” khiến Nga không thể công nhận một chính phủ ở Kiev. Vì thế, khủng hoảng ở không gian “hậu Xô viết” thực chất là cuộc chiến “Đông-Tây” với chủ thuyết “phản kháng phi bạo lực” dưới chiêu bài “cách mạng mầu” được Mỹ và phương Tây khởi xướng và ủng hộ nhiệt tình.
Theo VOV
Sự im lặng kỳ lạ trong cuộc đối đầu tại Crưm
Giữa lúc tình hình ở Ukraina còn nhiều hỗn loạn, một sự đối đầu kỳ lạ diễn ra ngay tại một căn cứ quân sự của đất nước này trên bán đảo Crưm.
Một nhóm hàng trăm người đàn ông mặc bộ đồng phục màu xanh thẫm, nhưng không có phù hiệu, vây quanh căn cứ Perevalnoye của Ukraina gần thủ phủ Simferopol của Crưm vào ngày hôm qua. Những người này nói tiếng Nga và đi xe quân sự mang biển số Nga.
Lực lượng vũ trang không đeo phù hiệu, được cho là binh sĩ Nga, đã phong tỏa căn cứ quân sự Ukraina tại Crưm, không cho họ ra hoặc vào căn cứ. Mọi động thái diễn ra trong hòa bình.Ảnh: AP
Nhưng trái ngược với cảnh tượng căng thẳng mà mọi người hình dung khi hai lực lượng đối đầu sẽ chĩa súng vào nhau, những người đàn ông này đều đi lại rất bình tĩnh gần khu vực có 15 binh sĩ Ukraina đứng gác tại căn cứ quân sự.
Những người đàn ông trong bộ quân phục xanh thẫm không trả lời khi được hỏi danh tính. Các binh sĩ Ukraina cũng hành động tương tự.
Họ vẫn giữ thái độ như vậy trong khi đám đông dân thường nói về tình hình rối ren đang xảy ra tại Ukraina vài tháng gần đây.
Binh sĩ Ukraina và binh sĩ được cho là của Nga đứng gần nhau, nhưng không chĩa súng vào nhau.
Các tướng lĩnh Nga đã đưa binh sĩ tới ba căn cứ trong khu vực Crưm và yêu cầu các lực lượng Ukraina đầu hàng và giao nộp vũ khí. Người phát ngôn của Trung tâm thông tin Crưm thuộc Bộ Quốc phòng Ukraina cho biết quân đội Nga đã phong tỏa các lối vào căn cứ quân sự Ukraina tại Crưm.
Nhưng ông này nói thêm, &'giữa các lực lượng Nga và Ukraina không hề có đối đầu tại Crưm'. Đồng thời, quân đội Ukraina vẫn tiếp tục làm nhiệm vụ bảo vệ và phục vụ Ukraina.
Cũng tại căn cứ quân sự Ukraina, những người biểu tình thân Nga hô vang khẩu hiệu ngoài phố. Còn những người biểu tình ủng hộ chính quyền Ukraina cũng đi tuần hành song song. Một nhóm phụ nữ hát vang thể hiện sự ủng hộ Ukraina. Những người muốn Nga can thiệp vào Ukraina lại mang theo cờ Nga. Họ hô vang "Crưm là một phần của Nga". Đôi bên có sự va chạm nhưng vẫn duy trì hòa bình.
Nhóm vũ trang đi tuần tra, phía trước là một người dân thường ở Crưm mang theo cờ Nga.
Các quan điểm về phương án tốt nhất cho khu tự trị Crưm vẫn đang rất mâu thuẫn.
Tại Kiev, hàng ngàn người tuần hành tại Quảng trường Độc lập. Họ trưng các biểu ngữ: "Crưm, chúng tôi luôn bên bạn" và "Putin, hãy buông tha cho Ukraina".
Nhưng tại căn cứ quân sự khác của Ukraina gần Simferopol - thủ phủ Crưm, một người đàn ông 66 tuổi tên là Nikolai Petukhov đã mang theo lá cờ Nga, đi tới lối vào căn cứ. Ông nói rằng ông muốn Tổng thống Nga Vladimir Putin có thể giúp tạo điều kiện bầu cử dân chủ ở Ukraina.
Khi được hỏi liệu ông có cho rằng Crưm nên trở về Nga hay không, ông Petukhov nói rằng: "Nếu như anh nghĩ một cách logic thì Crưm nên là một phần của nước Nga".
Một người phụ nữ Ukraina là Kseniya lại nghi ngại rằng khó có thể duy trì hòa bình được lâu. Nhìn những người mặc quân phục lạ mặt, Kseniya nói rằng họ &'nói rằng họ ở đây để bảo vệ chúng tôi, nhưng họ sẽ bảo vệ chúng tôi khỏi ai cơ chứ?'.
Vẫy cờ Nga trên tay, ông Petukhov lại kiên quyết khẳng định rằng Crưm là của Nga, và phải trở về với nước Nga với sự giúp đỡ của Tổng thống Putin.
Lê Thu (theo CNN)
Theo_VietNamNet
Đụng độ giữa những người thân và chống Nga Tại khu tự trị Crưm (Crimea), Ukraina, hôm qua đã diễn ra đụng độ giữa hàng ngàn người ủng hộ và chống Nga ngay trước cửa tòa nhà quốc hội tại Simferopol. Hơn 10.000 người Tartar theo đạo Hồi đã tuần hành ủng hộ chính quyền lâm thời. Nhóm này đụng độ với một nhóm người thân Nga tuần hành ở gần đó....