Mỹ và Philippines thông báo đối thoại an ninh quốc phòng 2+2
Theo người phát ngôn Đại sứ quán Mỹ tại Philippines, các cuộc đàm phán an ninh giữa Mỹ và Philippines dự kiến diễn ra ngày 11/4 với sự tham gia của các bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng hai nước.
Bộ trưởng Không quân Mỹ Frank Kendall (phải) và Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Carlito Galvez chủ trì lễ khởi công dự án cải tạo đường băng của căn cứ không quân Basa, thuộc tỉnh Pampanga, Philippines ngày 20/3. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Ngày 20/3, người phát ngôn Đại sứ quán Mỹ tại Philippines cho biết nước này và Philippines sẽ lần đầu tiên trong 7 năm tổ chức đối thoại an ninh quốc phòng 2 2 tại Washington.
Các cuộc đàm phán an ninh dự kiến diễn ra ngày 11/4 tới với sự tham gia của các bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng hai nước. Đây được xem là dấu hiệu mới nhất cho thấy Chính phủ Philippines mong muốn củng cố liên minh với Mỹ.
Trong diễn biến liên quan, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Carlito Galvez thông báo từ ngày 11/4 tới, nước này và Mỹ sẽ tổ chức cuộc tập trận thường niên Balikatan (Vai kề vai). Dự kiến tham gia tập trận có hơn 17.000 binh sỹ, trong đó có cả các binh sỹ của Australia.
Video đang HOT
Cũng theo Bộ trưởng Galvez, ngoài cuộc tập trận với Mỹ, Philippines cũng đang triển khai thực hiện các kế hoạch với Nhật Bản hướng tới việc ký Thỏa thuận các lực lượng thăm viếng (VFA) để các lực lượng phòng vệ Nhật Bản có thể tham gia các cuộc tập trận chung ở Philippines.
Trước đó, ngày 20/3, Bộ trưởng Không quân Mỹ Frank Kendall cho hay nước này và Philippines sẽ công bố sớm nhất có thể các căn cứ quân sự mới trong khuôn khổ Thỏa thuận Hợp tác quốc phòng tăng cường (EDCA) cho phép Mỹ tiếp cận các căn cứ quân sự tại Philippines.
Tháng trước, Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. đã cho phép Mỹ tiếp cận thêm 4 căn cứ quân sự ở nước này, ngoài 5 căn cứ đã được tiếp cận theo EDCA.
Chuyến bay đầu tiên của máy ném bom tàng hình B-21 bị trì hoãn
Chuyến bay đầu tiên của máy bay ném bom tàng hình B-21 Raider Mỹ sẽ diễn ra muộn hơn vài tháng so với dự tính ban đầu của Lực lượng Không quân nước này.
Máy bay ném bom tàng hình B-21 Raider ban đầu dự kiến có chuyến bay đầu tiên trong năm 2023. Ảnh: Không quân Mỹ
Theo trang mạng Bloomberg, tại hội nghị McAleese & Associates tổ chức ở Washington,D.C. ngày 15/3, Bộ trưởng Không quân Frank Kendall phát biểu: "Việc này sẽ bị đẩy lui so với kế hoạch ban đầu một vài tháng. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn hy vọng sẽ thực hiện chuyến bay đầu tiên của B-21 vào năm 2023". Vị quan chức cấp cao này tự tin cho rằng chuyến bay đầu tiên cuả B-21 sẽ được triển khai trước ngày 31/12.
Trong một thông báo gửi cho Defense News, nhà sản xuất Northrop Grumman cho biết chương trình vẫn nằm trong lộ trình của chính phủ về chi phí, lịch trình và hiệu suất. Chương trình sẽ tiếp tục tập trung phát triển hệ thống, sẵn sàng sản xuất và chuẩn bị tốt nhất cho chuyến bay đầu tiên của B-21.
Ngày 2/12/2022, Lực lượng Không quân Mỹ và Northrop Grumman ra mắt chiếc máy bay tàng hình B-21 đầu tiên, đánh dấu lần đầu tiên sau 30 năm Mỹ có một oanh tạc cơ được thiết kế mới. Được giới thiệu là chiếc máy bay ném bom chiến lược tầm xa hiện đại nhất của Mỹ, B-21 có thể mang những vũ khí chưa phát minh cũng như sở hữu những tiến bộ trong công nghệ tàng hình suốt 50 năm.
Chuyến bay đầu tiên của máy bay ném bom tàng hình B-2 Spirit, máy bay ném bom gần đây nhất mà Lực lượng Không quân đưa vào biên chế, diễn ra vào tháng 7/1989.
Trong buổi ra mắt, Lực lượng Không quân chưa bao giờ công bố ngày cụ thể thử nghiệm chuyến bay đầu tiên của B-21 mà thay vào đó chỉ nói rằng nó sẽ diễn ra trong năm 2023.
Tại cuộc họp báo với các phóng viên sau hội nghị McAleese, Bộ trưởng Kendall từ chối cho biết lý do khiến chuyến bay đầu tiên của B-21 bị trì hoãn. Ông chỉ ra sự chậm trễ xuất phát từ lịch trình nội bộ mà Lực lượng Không quân đã đặt ra, song khẳng định không xảy ra vấn đề nghiêm trọng.
Trong một cuộc họp về ngân sách ngày 13/2, ông Kristyn Jones, quan chức tại Lực lượng Không quân Mỹ, tiết lộ lực lượng này hiện sở hữu 6 chiếc B-21 ở các cấp độ sản xuất khác nhau tại Nhà máy Không quân 42 (bang California).
Bộ trưởng Kendall cam kết rằng chương trình B-21 sẽ không lặp lại các bê bối mà dự án máy bay chiến đấu thế hệ 5 F-35 gặp phải.
Ông lưu ý vì B-21 là một thiết kế máy bay hoàn toàn mới nên việc tiến hành một số chuyến bay thử nghiệm là cần thiết.
Chiếc B-21 đầu tiên, mang số hiệu 001, đã trải qua các cuộc thử nghiệm trên mặt đất trong những tháng gần đây để chuẩn bị cho chuyến bay đầu tiên tới Căn cứ Không quân Edwards ở California. Tại căn cứ này, Lực lượng Không quân sẽ tiến hành các chuyến bay thử nghiệm tiếp theo.
B-21 là loại máy bay ném bom công nghệ cao mới, dự kiến thay thế hoặc bổ sung cho phi đội B-52, B-1 và B-2 đã cũ của Không quân Mỹ. Cũng như các phiên bản trước, máy bay này có tầm bắn xa, khả năng sống sót cao và có thể mang cả vũ khí hạt nhân và thông thường - đóng vai trò là một phần quan trọng trong bộ ba hạt nhân của Mỹ.
Ngoài việc là vũ khí quan trọng trong năng lực răn đe hạt nhân của Mỹ, B-21 còn là một phần của dự án qui mô lớn hơn đang được phát triển để phục vụ sứ mạng tấn công tầm xa thông thường, giám sát và trinh sát, tấn công điện tử và liên lạc.
B-21 được thiết kế với khả năng xuyên thủng các hệ thống phòng không tinh vi, như hệ thống phòng không tiên tiến S-400, S-500 của Nga như hoặc xâm nhập không phận được bảo vệ nghiêm ngặt ở Đông Âu.
B-21 cũng là một thiết kế hướng tới tương lai, với cấu trúc mở để tích hợp các gói nâng cấp và hiện đại hóa trong tương lai, cho phép máy bay đối phó với các mối đe dọa mới xuất hiện. Không quân Mỹ đã công bố kế hoạch mua 100 chiếc B-21, trong khi một số nhà phân tích quốc phòng ước tính rằng họ cần mua 200 chiếc.
Mỹ sẽ cấp 220 tên lửa hành trình Tomahawk cho Australia Bộ Ngoại giao Mỹ đã phê duyệt thương vụ bán các hệ thống vũ khí Tomahawk trị giá tới 895 triệu USD cho Australia. Trung Quốc phản ứng về kế hoạch hạt nhân của Australia New Zealand có tiềm năng tham gia AUKUS Tên lửa hành trình Tomahawk có khả năng phóng từ tàu chiến, tàu ngầm. Ảnh: AFP Theo hãng tin Reuters,...