Mỹ và Pháp phản ứng trước động thái mới nhất của Iran
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper ngày 7/9 cho biết ông “không ngạc nhiên” khi Iran tái khởi động các máy ly tâm tiên tiến để tăng lượng dự trữ urani làm giàu, động thái mới nhất của Iran liên quan tới thỏa thuận hạt nhân lịch sử mang tên Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA) năm 2015, văn kiện mà Mỹ đã rút từ năm ngoái.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper tại cuộc họp ở Washington, DC, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu tại họp báo chung với Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly tại Paris, ông Esper khẳng định bước đi tiếp theo của Iran không gây ngạc nhiên.
Về phần mình, Bộ trưởng Parly cho biết Paris sẽ tiếp tục nỗ lực để Iran tuân thủ đầy đủ thỏa thuận trên. Bà nhấn mạnh các nước phải làm mọi cách để giảm căng thẳng tại vùng Vịnh và đảm bảo an toàn hàng hải.
Video đang HOT
Bình luận trên của các Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và Pháp được đưa ra sau khi Tehran cùng ngày thông báo với Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) của Liên hợp quốc chi tiết bước đi mới, theo đó, các máy ly tâm IR-6 đã được nạp đầy khí urani, một chuỗi gồm 20 máy ly tâm IR-4 và IR-6 cũng đã được khởi động từ ngày 6/9, và 3 máy ly tâm IR-8 sẽ sớm được thử nghiệm. Về lý thuyết, các máy ly tâm tiên tiến có thể làm giàu urani với tốc độ nhanh hơn nhiều. Người phát ngôn Cơ quan Hạt nhân Iran Behrouz Kamalvandi tuyên bố đủ năng lực để nâng mức làm giàu vượt ngưỡng 20%, mức tinh chế urani mà Iran đã đạt được trước thời điểm ký JCPOA.
Thỏa thuận hạt nhân lịch sử ký năm 2015 giữa Iran và 5 nước ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (Trung Quốc, Nga, Anh, Pháp và Mỹ) cùng Đức. Văn kiện này quy định Iran chỉ được phép làm giàu urani ở tỷ lệ 3,67%, thấp hơn nhiều so với mức 90% để chế tạo vũ khí hạt nhân và cũng thấp hơn mức 20% mà Iran đã thực hiện trước khi thỏa thuận được ký kết. Ngoài ra, Tehran được phép sản xuất urani có tỷ lệ làm giàu thấp với khối lượng tối đa 300 kg và lượng urani dư thừa có thể được bán ra nước ngoài.
Tháng 5/2018, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố đơn phương rút khỏi thỏa thuận hạt nhân và áp đặt trở lại các biện pháp trừng phạt quốc gia Trung Đông này. Quan hệ giữa hai nước ngay càng xâu đi sau một loạt các động thái gây căng thẳng từ hai phía như vụ Iran va Mỹ tuyên bô băn rơi may bay không ngươi lai cua nhau. Iran đã bắt đầu giảm dần các cam kết của mình nhằm trả đũa chiến dịch “gây sức ép tối đa” của Mỹ. Tuy nhiên, Tehran cho biết các biện pháp này hoàn toàn có thể đảo ngược nếu các nước châu Âu tham gia thỏa thuận tìm ra một cách giúp bảo vệ lĩnh vực xuất khẩu dầu mỏ quan trọng của Iran trước các lệnh trừng phạt của Mỹ.
Theo Bích Liên (TTXVN)
Không còn INF, Nga quyết phát triển tên lửa mới
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 5.9 tuyên bố Nga sẽ sản xuất các tên lửa thuộc loại bị cấm trong Hiệp ước về vũ khí tầm trung (INF).
Tổng thống Putin tiếp tục đe dọa phát triển tên lửa mới hòng đáp trả Mỹ - Ảnh: Reuters
Ông phát biểu: "Tất nhiên chúng tôi sẽ sản xuất những loại tên lửa như vậy. Chúng tôi không hài lòng khi quan chức đứng đầu Lầu Năm Góc từng công khai dự định triển khai chúng tại Nhật Bản và Hàn Quốc. Thật đáng lo ngại".
Dù đe dọa phát triển tên lửa mới, nhưng Tổng thống Putin tái nhấn mạnh cam kết họ quyết không triển khai vũ khí này trừ khi phía chính quyền Washington thực hiện trước.
Tổng thống Putin còn cho biết trong điện đàm với người đồng cấp Donald Trump gần đây, ông từng ngỏ ý bán một loại vũ khí hạt nhân siêu thanh từ Nga đang phát triển. Ông Trump từ chối đồng thời trả lời rằng Mỹ cũng đang tự phát triển.
Nhà lãnh đạo Moscow lo sợ cuộc chạy đua vũ trang có nguy cơ mở rộng và Mỹ có thể phát triển vũ khí không gian.
Ký kết năm 1987, INF cấm Nga - Mỹ tham gia xử lý, sản xuất hoặc tiến hành phóng thử các loại tên lửa mang được đầu đạn hạt nhân có tầm bắn từ 500 - 5.500km phóng từ mặt đất.
Giới chức Washington cùng nhiều thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) xác định Moscow không tuân thủ do phát triển một tổ hợp tên lửa hành trình mang tên 9M729. Phía Nga phản bác tên lửa này có tầm bắn tối đa chỉ đến 480km.
Mỹ chính thức rút khỏi INF vào đầu tháng 8. Ngay sau đó Lầu Năm Góc lập tức tiến hành phóng thử một loại tên lửa hành trình thông thường có thể đánh trúng mục tiêu ở cách xa hơn 500km.
Không chỉ thử tên lửa, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper còn lên tiếng ủng hộ triển khai tên lửa đến châu Á nhằm đối phó Trung Quốc.
Cẩm Bình (theo Reuters)
Theo mothegioi
Ấn Độ-Thái Bình Dương trở thành căn cứ mới để Mỹ đối phó Trung Quốc? Sau khi can thiệp vào khu vực Trung Đông bằng các đòn cấm vận, chiến sự, và ủng hộ các phe phái cực đoan để tham gia nhiều cuộc chiến ủy thác... Ấn Độ - Thái Bình Dương giờ trở thành khu vực "ưu tiên" của Lầu Năm Góc. Ảnh minh họa Hồi đầu tuần này, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper...