Mỹ và Nhật Bản đối thoại chiến lược lần thứ nhất về hợp tác với ASEAN
Nhật Bản và Mỹ ngày 1/6 đã tiến hành cuộc đối thoại chiến lược lần thứ nhất về hợp tác với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong khuôn khổ chính sách chung của Tokyo và Washington tại khu vực.
Quốc kỳ Mỹ và Nhật Bản. Ảnh: Reuters/TTXVN
Sự kiện được tổ chức trực tuyến, có sự tham gia của ông Takehiro Kano, Vụ trưởng Vụ Đông Nam Á và Tây Nam Á thuộc Bộ Ngoại giao Nhật Bản, và ông Daniel Kritenbrink, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á và Thái Bình Dương. Hai bên đã thảo luận các biện pháp tăng cường hợp tác với ASEAN trong đảm bảo an ninh khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Chương trình nghị sự cũng bao gồm kế hoạch củng cố quan hệ với các nước Đông Nam Á, như đã thống nhất trong cuộc gặp hồi tuần trước giữa Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio và Tổng thống Mỹ Joe Biden.
Phát biểu trong họp báo sau đàm phán, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nhật Bản Hikariko Ono khẳng định: “Đông Nam Á có vai trò then chốt trong việc hiện thực hóa một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở”. Bà Hikariko Ono cũng đánh giá cuộc thảo luận với Washington là “vô cùng có ý nghĩa”.
COVID-19 tới 6 giờ sáng 29/3: Hàn Quốc tuyên bố đã qua đỉnh dịch; Những điều cần biết về vaccine cho trẻ dưới 5 tuổi
Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 858.826 trường hợp mắc COVID-19 và 2.435 ca tử vong.
Tới nay, tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu vượt 482 triệu ca, trong đó trên 6,14 triệu người không qua khỏi.
Nhân viên y tế và các bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện Ruijin, thành phố Thượng Hải, Trung Quốc ngày 24/3/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Theo số liệu thống kê của trang mạng worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 29/3 (giờ Việt Nam), tổng số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trên toàn cầu đã lên tới 482.772.722 ca, trong đó có 6.150.624 người tử vong.
Sau hơn 2 năm ứng phó, nhiều nước đang chủ động thích ứng tốt với làn sóng dịch mới này và từng bước trở lại cuộc sống trước đại dịch, coi COVID-19 như một loại bệnh đặc hữu.
Video đang HOT
Trong mấy ngày qua, số ca mắc bệnh tiếp tục xu thế giảm trên phạm vi toàn cầu, những vùng bệnh còn "nóng nhất" nằm ở châu Á-châu Mỹ. Tuy nhiên, ngày càng nhiều nước thông báo sẽ nới lỏng các biến pháp phòng dịch nghiêm ngặt.
Đại dịch sau 2 năm đến nay xuất hiện và đã lây lan ở 225 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nước cũng ghi nhận trên 417 triệu bệnh nhân được điều trị khỏi, số ca đang điều trị tích cực là trên 59 triệu ca và trên 60.000 ca hiện ở trong tình trạng nguy kịch. Ngày 28/3, thế giới có 74 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận ca COVID-19 mới.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Berlin, Đức ngày 24/3/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Trong 1 ngày qua, Đức là nước có số ca mắc mới cao nhất (trên 214.000 ca), trong khi Nga là quốc gia có số ca tử vong mới cao nhất thế giới với trên 330 ca. Trung Quốc cũng chứng kiến xu thế dịch đáng ngại khi số ca mắc mới tăng mạnh, khiến nhà chức trách nước này quyết định phong tỏa một số thành phố lớn.
Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 28/3, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận tổng số ca bệnh trên 26 triệu trường hợp và 399.482 ca tử vong. Trong ngày 28/3, Việt Nam có số ca mắc mới (91.000 ca) cao nhất khu vực ASEAN, trong khi Philippines ghi nhận nhiều ca tử vong nhất (131 ca).
Tình hình dịch bệnh tại Đông Nam Á mấy ngày qua diễn biến phức tạp và có sự khác biệt lớn giữa các nước. Diễn biến dịch tại Indonesia, Philippines và Việt Nam vẫn căng thẳng so với các nước khác.
Một ngày qua, hiệp hội ASEAN có 7 quốc gia thành viên ghi nhận các ca tử vong mới vì COVID-19 là Indonesia, Philippines, Singapore, Malaysia, Thái Lan, Lào và Việt Nam.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Bangkok, Thái Lan ngày 23/3/2022. Ảnh: IRNA/TTXVN
Sự xuất hiện của biến thể siêu lây nhiễm Omicron khiến nhiều nước Đông Nam Á tăng mạnh số ca mắc bệnh. Tất cả các nước thành viên ASEAN đều ghi nhận các ca nhiễm Omicron. Tuy vậy, về cơ bản, các nước đang ngày càng khống chế tốt đại dịch và số ca tử vong không quá cao.
Mỹ tiếp tục là quốc gia đứng đầu về số ca mắc COVID-19 với 81.621.888 ca, trong đó có 1.003.467 ca tử vong. Cuối tuần qua, Hawaii là bang cuối cùng nới lỏng các quy định hạn chế. Theo đó, bang này đã dỡ bỏ yêu cầu đeo khẩu trang trong nhà và các quy định hạn chế đi lại trong đại dịch.
Bang Hawaii cũng tạm dừng chương trình du lịch an toàn, trong đó yêu cầu các du khách phải tự cách ly và cung cấp xác nhận tiêm phòng hoặc xét nghiệm. Như vậy, tất cả các bang của Mỹ hiện đã dỡ bỏ các quy định phòng dịch. Tuy nhiên, giới chức y tế nước này vẫn đang thận trọng theo dõi diễn biến dịch bệnh liên quan sự xuất hiện của dòng phụ BA.2 của biến thể Omicron được cho là có khả năng lây lan cao hơn cả bản gốc.
Sau hai năm kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, việc được chẩn đoán mắc căn bệnh này đã trở nên phổ biến. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) của Mỹ, khoảng 80 triệu người Mỹ đã nhiễm virus SARS-CoV-2 ít nhất một lần, trong tổng dân số 329 triệu người. Tuy nhiên, hiện vẫn còn nhiều người chưa mắc bệnh, vì vậy việc công bố kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 vẫn thu hút sự chú ý, đặc biệt là với những người nổi tiếng.
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 vào bệnh viện ở Seoul, Hàn Quốc ngày 22/3/2022. Ảnh: IRNA/TTXVN
Nhịp sống bình thường cũng đang dần trở lại với người dân ở nhiều nước trên thế giới. Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen ngày 28/3 một lần nữa khẳng định người dân Campuchia có thể mừng Tết truyền thống Khmer vào giữa tháng 4 tới sau hai năm dịch COVID-19 bùng phát. Tình hình dịch COVID-19 ở Campuchia có vẻ lắng dịu khi số ca mắc mới có chiều hướng đi xuống.
Ngày 28/3, Bộ Y tế nước này thông báo chỉ phát hiện 54 ca nhiễm mới (đều nhiễm biến thể Omicron) và không có trường hợp nào tử vong. Tuy nhiên, giới chức Campuchia cảnh báo biến thể lai giữa Omicron và Delta, có tên gọi Deltacron, đã xuất hiện ở biên giới Thái Lan và có nguy cơ xâm nhập vào nước này theo dòng người lao động từ Thái Lan về nước đón Tết Khmer truyền thống vào tháng tới.
Tại Trung Quốc, giới chức thành phố Thâm Quyến ngày 27/3 thông báo địa phương này đã nối lại hoạt động làm việc và sản xuất như thường lệ, đồng thời nới lỏng biện pháp hạn chế ăn uống tại các địa điểm trong nhà. Trong khi đó, chính quyền thành phố Thượng Hải thông báo phong tỏa từng phần từ ngày 28/3 để phục vụ việc triển khai xét nghiệm COVID-19 trên toàn thành phố. Giới chức khẳng định biện pháp trên nhằm hạn chế virus lây lan, bảo vệ sức khỏe và đời sống của người dân và đạt mục tiêu sớm đưa số ca mắc bệnh trong cộng đồng về 0.
Một điểm xét nghiệm COVID-19 tại Thượng Hải, Trung Quốc ngày 26/3/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Tại Hàn Quốc, số ca mắc mới COVID-19 trong ngày 28/3 lần đầu tiên sau 25 ngày giảm xuống dưới ngưỡng 200.000 ca, một dấu hiệu cho thấy giai đoạn đỉnh điểm của làn sóng lây nhiễm biến thể Omicron đã qua. Phát biểu tại một cuộc họp cùng ngày, Bộ trưởng Y tế và Phúc lợi Hàn Quốc Kwon Deok-cheol cho biết làn sóng lây nhiễm đã đạt đỉnh vào tuần trước và hiện chuyển sang xu hướng giảm sau 11 tuần.
Nhằm hỗ trợ tốt hơn cho bệnh nhân COVID-19 điều trị tại nhà, Chính phủ Hàn Quốc cam kết sẽ có nhiều phòng khám y tế địa phương quy mô nhỏ hơn cung cấp dịch vụ điều trị trực tiếp cho số bệnh nhân này. Kể từ khi làn sóng lây nhiễm Omicron xuất hiện, Cơ quan Y tế Hàn Quốc đã thay đổi biện pháp phòng dịch, chuyển từ việc truy vết nghiêm ngặt, ngăn ngừa tiếp xúc... sang tập trung hỗ trợ những bệnh nhân COVID-19 nặng và các biện pháp ngăn ngừa tử vong.
Còn tại Jordan, chính phủ nước này đã cho phép các hoạt động tập trung đông người trong nhà và ngoài trời dưới mọi hình thức. Tại những địa điểm ngoài trời, người dân không còn bắt buộc phải đeo khẩu trang. Bên cạnh đó, người dân đã có thể tới cầu nguyện tại các đền thờ Hồi giáo và những địa điểm thờ tự khác.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Blackburn, Tây Bắc Anh ngày 17/1/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Tại Anh, chuyên gia Paul Hunter, giáo sư chuyên ngành bệnh truyền nhiễm tại Đại học East Anglia, nhận định làn sóng lây nhiễm biến thể Omicron ở nước này đã đạt đỉnh và có thể sẽ dần hạ nhiệt trong các tuần tiếp theo. Giáo sư Hunter cho rằng biến thể dòng phụ BA.2 của Omicron đang yếu dần trong cộng đồng, song trước mắt các ca nhập viện và tử vong liên quan đến COVID-19 vẫn có thể tiếp tục tăng.
Dữ liệu của Văn phòng Thống kê Quốc gia (ONS) cho thấy tại Anh và xứ Wales, cứ 16 người thì có 1 người dương tính với biến thể phụ BA.2, và tại Scotland, cứ 11 người thì sẽ có 1 trường hợp dương tính. Tuy nhiên, theo Giáo sư Hunter, số ca từ giữa tháng 3 và tỷ lệ lây nhiễm đã giảm hơn một nửa. Ông cho rằng xu hướng dịch tại Anh sẽ diễn biến tương tự như tại Đan Mạch và Hà Lan - nơi có số ca nhiễm BA.2 giảm sau khi đạt đỉnh. Tuy nhiên, số ca mắc COVID-19 sẽ vẫn tiếp tục tăng ở nhóm người cao tuổi, dù tỷ lệ có thể giảm so với trước đó.
Tại Pháp, mặc dù số ca mắc mới COVID-19 ở Pháp gia tăng, nhưng nước này đã dỡ bỏ phần lớn các biện pháp hạn chế phòng dịch. Trừ bệnh viện và trên các phương tiện giao thông đường dài, khẩu trang và chứng nhận y tế không còn là điều kiện bắt buộc. Quy định cách ly cũng đã bớt chặt chẽ hơn. Các hoạt động văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí tập thể đã gần như trở lại trạng thái bình thường cũ.
Chuyển bệnh nhân COVID-19 tới bệnh viện ở Toronto, Canada ngày 21/3/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo việc nới lỏng các biện pháp hạn chế ở thời điểm này là quá sớm. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế Pháp cho rằng tuy số ca mắc mới COVID-19 tăng nhưng số bệnh nhân nặng phải nhập viện và số ca tử vong đã giảm đáng kể, các bệnh viện không còn chịu nhiều áp lực như trước. Điều này chứng tỏ biến thể Omicron đã suy yếu và không còn gây lo ngại.
Giáo sư Tiến sĩ - Bác sĩ Việt kiều Đinh Xuân Anh Tuấn, Chủ nhiệm khoa Sinh lý - Khám bệnh, Bệnh viện Cochin Paris, chuyên gia về bệnh phổi và các bệnh đường hô hấp, cho rằng việc gỡ bỏ hoàn toàn các biện pháp y tế là không phù hợp vì biến thể Omicron có khả năng lây truyền ngay cả với những người đã tiêm 2-3 mũi vaccine.
Các bậc phụ huynh có con từ 5 tuổi trở xuống đang trải qua khoảng thời gian thấp thỏm mong chờ có vaccine ngừa COVID-19 cho lứa tuổi con mình. Hiện, có một số dấu hiệu tiến triển về vaccine cho lứa tuổi nhỏ nhất này, nhóm lứa tuổi duy nhất chưa có vaccine ngừa COVID-19. Sau đây là 5 điều các bậc phụ huynh cần biết về vaccine cho lứa tuổi này.
|Hãng Pfizer dự báo công bố kết quả thử nghiệm vaccine vào tháng 4 tới. Vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ dưới 5 tuổi của Pfizer gồm 3 liều, đang trong tiến trình tăng tốc thử nghiệm.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: AFP/TTXVN
Hãng Moderna cũng tham gia vào cuộc đua bào chế vaccine cho trẻ nhỏ. Trong khi phần lớn sự chú ý đang đổ dồn vào vaccine của hãng Pfizer thì trong tuần này, hãng dược Moderna thông báo trong những tuần tới sẽ nộp đơn xin cấp phép sử dụng vaccine gồm 2 liều cho trẻ dưới 6 tuổi. Trong một dấu hiệu khả quan, hãng Moderna thông báo vaccine này có thể sinh ra phản ứng miễn dịch, tương tự như phản ứng miễn dịch ở người trưởng thành. Tuy nhiên, hiệu quả của vaccine trong việc ngăn ngừa lây nhiễm là khá thấp, với tỉ lệ là khoảng 44% đối với trẻ từ 6 tháng tới 2 tuổi và 37% đối với trẻ từ 2-5 tuổi.
Mặc dù vậy, các chuyên gia và hãng Moderna vẫn bảo vệ hiệu quả này của vaccine khi cho rằng mặc dù vaccine này không thể ngăn ngừa bất kỳ lây nhiễm nào, dù ở thể nhẹ, song mục tiêu quan trọng nhất là vaccine này có thể ngăn bệnh trở nặng, tương tự như vaccine ngừa COVID-19 cho người trưởng thành mắc Omicron, giúp ngăn bệnh trở nặng hơn là ngăn ngừa bất kỳ lây nhiễm nào.
Pfizer và Moderna đang áp dụng các chiến lược khác nhau. Một khi dữ liệu thử nghiệm của Pfizer được công bố vào tháng 4, FDA sẽ có thể so sánh vaccine 2 liều của Moderna với vaccine 3 liều của Pfizer. Liều lượng mỗi liều vaccine của Moderna nhiều hơn so với vaccine của Pfizer. Cụ thể, mỗi liều vaccine của Moderna cho trẻ nhỏ là 25 microgram, bằng 1/4 liều của người trưởng thành trong khi vaccine của Pfizer là 3 microgram, chỉ bằng 1/10 liều vaccine cho người lớn.
COVID-19 tới 6 giờ sáng 1/2: Thế giới trên 2 triệu ca mắc; Cảnh báo nguy cơ lây lan từ các biến thể phụ của Omicron Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 2.024.169 trường hợp mắc COVID-19 và 4.827 ca tử vong. Tới nay, tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu vượt 377 triệu ca, trong đó trên 5,68 triệu người không qua khỏi. Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 tới bệnh viện tại Toronto, Canada, ngày 28/1/2022. Ảnh: THX/ TTXVN Theo số...