Mỹ và Nga diễn tập cảnh báo khẩn cấp toàn quốc trong cùng ngày
Mỹ và Nga đều thông báo sẽ tổ chức diễn tập cảnh báo khẩn cấp trên toàn quốc vào ngày 4/10.
Theo tạp chí Newsweek, Cơ quan Quản lý Khẩn cấp Liên bang Mỹ (FEMA) thông báo chương trình diễn tập sẽ bắt đầu vào khoảng 14h20 theo giờ địa phương. Cơ quan này sẽ tiến hành thử nghiệm toàn quốc Hệ thống Cảnh báo Khẩn cấp (EAS) dành cho vô tuyến và đài radio cũng như hệ thống Cảnh báo Khẩn cấp Không dây (WEA) đối với điện thoại.
Các tháp di động sẽ phát tín hiệu cảnh báo trong khoảng 30 phút. Sau đó, các điện thoại không dây tương thích với WEA được bật trong phạm vi của tháp di động đang hoạt động sẽ nhận được tin nhắn kiểm tra.
FEMA cho biết hệ thống EAS sẽ tiến hành thử nghiệm trong khoảng một phút.
Ông Orlando Olivera, Điều phối viên Văn phòng Khu vực Caribe của FEMA tại Puerto Rico, cho biết cơ quan liên bang này muốn đảm bảo rằng các hệ thống tiếp tục hoạt động hiệu quả, cũng như công chúng sẽ hiểu và sử dụng những cảnh báo này trong những trường hợp khẩn cấp ở cấp quốc gia.
Video đang HOT
Cùng ngày, chính quyền Nga đã yêu cầu người dân giữ bình tĩnh trong thời gian cuộc diễn tập cảnh báo khẩn cấp toàn quốc được tổ chức.
Bộ Tình trạng khẩn cấp Nga (MCHS) thông báo qua kênh Telegram: “Khi nghe thấy tiếng còi báo động, bạn cần giữ bình tĩnh, không hoảng sợ. Hãy bật vô tuyên, bất kỳ kênh hoặc đài nào có thể truy cập công khai để nghe thông báo”.
MCHS khẳng định hoạt động diễn tập này là cần thiết để kiểm tra hoạt động của tất cả các hệ thống hiện có nhằm cung cấp tín hiệu và thông tin kịp thời cho người dân trong trường hợp khẩn cấp.
Theo hãng tin độc lập Meduza của Nga, những cuộc diễn tập như vậy được thực hiện ở Nga ít nhất mỗi năm một lần.
Sự kiện đó cũng làm dấy lên những đồn đoán trên mạng xã hội rằng Nga đang tiến hành một “cuộc diễn tập chuẩn bị cho chiến tranh hạt nhân”.
Newsweek đã liên hệ với Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ, FEMA và MCHS để xin ý kiến bình luận.
Nga-Trung ký thỏa thuận ở Bắc Cực, Phần Lan nói gì về láng giềng?
Nga muốn tăng cường hợp tác khoa học cùng có lợi ở khu vực Bắc Cực và sẵn sàng xem xét đề xuất liên quan đến dự án Snowflake.
Nga-Trung sẽ hợp tác trong dự án Trạm Bắc Cực quốc tế Snowflake. (Nguồn: arctic-mipt)
Ngày 16/9, Đại sứ lưu động Bộ Ngoại giao Nga Nikolai Korchunov cho biết nước này và Trung Quốc sắp ký thỏa thuận hợp tác về Trạm Bắc Cực quốc tế Snowflake.
Ông tuyên bố: "Bản dự thảo thỏa thuận hợp tác đã được thống nhất với Trung Quốc. Ngày và địa điểm ký kết đang được soạn thảo. Tổ chức khoa học và giáo dục quan tâm, cũng như các công ty Trung Quốc đều có thể tham gia dự án này".
Hiện Bộ Khoa học và công nghệ Trung Quốc đã chọn Đại học Kỹ thuật Cáp Nhĩ Tân làm đối tác với cơ quan điều phối của Nga trong dự án.
Ông Nikolai Korchunov nêu rõ Nga muốn tăng cường hợp tác khoa học cùng có lợi ở Bắc Cực và sẵn sàng xem xét các đề xuất khả thi của quốc gia liên quan đến hợp tác về Snowflake.
Trạm Bắc Cực quốc tế Snowflake (Snezhinka) được thiết kế như một cơ sở nghiên cứu quanh năm chạy bằng năng lượng tái tạo và nhiên liệu hydro. Trạm này sẽ bao gồm một số tòa nhà kiểu mái vòm được nối với nhau bằng các lối đi.
Vị trí của các tòa nhà nhìn từ trên cao giống như một bông tuyết (Snowflake). Đó là lý do tại sao dự án nhà ga tại khu vực Bắc Cực lại được đặt cái tên này.
Trong một tin liên quan, trả lời phỏng vấn New York Times (Mỹ) về quan hệ với Nga, Tổng thống Phần Lan Sauli Niinisto nhấn mạnh: "Ý tôi không phải là một tình bạn tuyệt vời nào mà là khả năng bao dung, thậm chí hiểu nhau một chút".
Nhà lãnh đạo này cũng nói thêm rằng cần có sự tin tưởng sau khi xung đột Ukraine kết thúc để bảo đảm "một xung đột mới không chờ đợi sau cánh cửa".
Bình luận về nguy cơ xảy ra chiến tranh hạt nhân, Tổng thống Phần Lan cho rằng các nước cung cấp vũ khí cho Ukraine cần tính đến khả năng xung đột leo thang thành "một cuộc chiến lớn hơn, chiến tranh thế giới".
Ông nêu rõ: "Chúng ta đang ở trong một tình huống rất nhạy cảm. Ngay cả những điều nhỏ nhặt cũng có thể thay đổi vấn đề rất nhiều và không may là theo chiều hướng tồi tệ hơn. Đó chính là nguy cơ xảy ra chiến tranh quy mô lớn. Nguy cơ sử dụng vũ khí hạt nhân là rất lớn".
Triền Tiên xác nhận một động thái từng khiến Hàn Quốc họp khẩn Hãng Thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) ngày 3/9 xác nhận nước này đã tiến hành một cuộc tập trận mô phỏng "tấn công hạt nhân chiến thuật" một ngày trước đó. Theo KCNA, cuộc tập trận mô phỏng tấn công hạt nhân chiến thuật được thực hiện vào sáng 2/9, trong đó có hai tên lửa hành trình tầm xa mang...