Mỹ và Nga đấu khẩu về máy bay Nga
Ngày 29-10 (giờ địa phương), người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định với báo giới đã nắm được thông tin cho thấy máy bay Nga (ảnh) đã gây thiệt hại ngoài ý muốn tại Syria, trong đó có một bệnh viện và nhiều dân thường.
Theo hãng tin Sputnik (Nga), nhiều báo phương Tây, trong đó có báo Mỹ Wall Street Journal, khẳng định máy bay Nga ném bom xuống chín bệnh viện ở Syria trong tháng 10, giết chết và làm bị thương hàng chục dân thường và nhân viên y tế. Đại sứ Mỹ tại Nga phát thông cáo báo chí cho biết máy bay Nga không kích làm chết dân thường ở Syria.
Bộ Ngoại giao Nga đã bác bỏ thông tin nêu trên. Đài truyền hình RT (Nga) đưa tin tại cuộc họp báo hôm
29-10, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga cũng bác bỏ báo cáo của tổng thư ký LHQ về tình hình nhân đạo ở Syria, trong đó có nêu chiến dịch không kích của Nga làm chết dân thường ở Syria.
Video đang HOT
Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hội đồng Liên bang Nga (Thượng viện)
Konstantin Kosatchev tuyên bố đây là chiến dịch tuyên truyền và nếu phương Tây có bằng chứng thì cứ trao cho Nga để Nga điều tra, tuy nhiên đến nay quân đội Mỹ không cung cấp bằng chứng nào.
Bộ Quốc phòng Nga đã triệu các tùy viên quân sự của các nước NATO cũng như Saudi Arabia và đề nghị họ làm rõ. Bộ Quốc phòng Nga cũng phản ứng với tuyên bố của Bộ Quốc phòng Mỹ cho rằng không quân Nga ở Syria sử dụng vũ khí không có định hướng và một số phi vụ không kích đã bị quân Nhà nước Hồi giáo lợi dụng. Người phát ngôn của Bộ so sánh máy bay Nga không kích chính xác như lấy hòn đá ném cán xẻng từ trên không.
H.DUY
Theo_PLO
Bỏ ngay cấm vận lỗi thời!
Cho dù đã bình thường hóa quan hệ và thiết lập quan hệ ngoại giao ở cấp Đại sứ, song Mỹ vẫn duy trì cuộc bao vây cấm vận phi lý và vô nhân đạo đã gây thiệt hại hơn 1 nghìn tỷ USD cho đất nước Cuba.
Dù đã bình thường hóa quan hệ ngoại giao song Mỹ vẫn duy trì lệnh cấm vận phi lý và vô nhân đạo với Cuba
Họp báo sau phiên họp của Đại hội đồng LHQ ngày 27-10, khi trả lời câu hỏi của phóng viên quốc tế yêu cầu bình luận về việc Mỹ tiếp tục bỏ phiếu chống lại nghị quyết lên án lệnh cấm vận Cuba, Bộ trưởng Ngoại giao Cuba Bruno Rodriguez Parrilla đã một lần nữa kêu gọi Quốc hội Mỹ thông qua quyết định chấm dứt chính sách phong tỏa Cuba. Bộ trưởng Rodriguez nhấn mạnh, Mỹ phải "thay đổi chính sách phi lý và tàn bạo" đối với Cuba, đưa ra những quyết định dựa trên "phẩm giá và cảm xúc của công dân Mỹ".
Có thể nói, việc Mỹ bỏ phiếu chống lại nghị quyết lên án lệnh cấm vận Cuba là khá bất ngờ; bởi trước đó chính quyền Tổng thống Barack Obama đã "bắn tin" sẽ lần đầu tiên bỏ phiếu trắng trước nghị quyết này. Tuy nhiên, điều đó cho thấy chính quyền Mỹ vẫn chưa sẵn sàng từ bỏ chính sách bao vây cấm vận hà khắc chống Cuba cho dù hai nước đã thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức và cử Đại sứ tới Thủ đô của nhau.
Cuộc bao vây cấm vận thù địch của chính quyền Mỹ chống Cuba chính thức bắt đầu từ tháng 2-1962 hòng bóp nghẹt nền cách mạng non trẻ ở Tây bán cầu. Suốt hơn nửa thế kỷ qua, chính sách vô nhân đạo này không những không giảm bớt mà còn ngày càng hà khắc hơn và một trong những bước "phi lý và vô nhân đạo" này là Luật Helms-Burton ra đời tháng 3-1996 nhằm thắt chặt các biện pháp cấm vận đơn phương của Mỹ chống Cuba.
Cuộc bao vây cấm vận của Mỹ chống Cuba - một cuộc cấm vận toàn diện, phi lý, dài nhất và vô nhân đạo nhất trong lịch sử mà Washington áp đặt với một đất nước có chủ quyền - đã bị tuyệt đại đa số quốc gia trên thế giới phản đối, lên án mạnh mẽ. Lên tiếng trước Đại hội đồng LHQ ngày 27-10, Bộ trưởng Rodriguez nêu rõ, lệnh cấm vận mà Mỹ áp đặt hơn nửa thế kỷ qua là vật cản chính đối với sự phát triển kinh tế của Cuba, khiến nền kinh tế nước này thiệt hại hơn 1.000 tỉ USD.
Sau khi chính thức bình thường hóa quan hệ và mở Đại sứ quán tại Thủ đô của nhau từ trung tuần tháng 8 vừa qua, chính quyền Tổng thống Obama đã có những bước đi nhằm nới lỏng biện pháp cấm vận chống Cuba. Ngày 18-9 vừa qua, Tổng thống Obama đã nới lỏng một số hạn chế về đi lại và thương mại với Cuba, qua đó mở đường cho việc các doanh nghiệp Mỹ thúc đẩy hoạt động kinh doanh, xuất nhập khẩu, tài chính và hàng không với nước này. Bộ Tài chính Mỹ cũng thông báo, theo qui định mới có hiệu lực từ ngày 21-9, công dân Mỹ được phép tới Cuba nếu chuyến đi nhằm mục đích thúc đẩy hoạt động xuất khẩu nông sản, vật liệu xây dựng, cung cấp dịch vụ viễn thông và Internet.
Tuy nhiên, dù nới lỏng thế nào thì cuộc bao vây cấm vận của Mỹ chống Cuba hơn nửa thế kỷ qua vẫn còn hiệu lực và điều này là vật cản đối với tiến trình bình thường hóa hoàn toàn quan hệ giữa hai nước. Chính vì thế, tại Đại hội đồng LHQ, rất nhiều đại diện các nước đã lên án mạnh mẽ và đòi Mỹ phải hủy bỏ ngay lệnh cấm vận phi lý và vô nhân đạo chống Cuba. Đại sứ Nguyễn Phương Nga, Trưởng Đại diện thường trực Việt Nam tại LHQ, sau khi lên tiếng phản đối cấm vận Cuba, đã kêu gọi Mỹ phải có trách nhiệm thực hiện các nghị quyết của Đại hội đồng LHQ, bỏ ngay cấm vận chống Cuba.
Theo_An ninh thủ đô
ĐHĐ Liên Hợp Quốc thông qua nghị quyết kêu gọi Mỹ dỡ bỏ cấm vận Cuba Cuba ước tính, chính sách cấm vận của Mỹ trong nhiều thập kỷ qua đã gây thiệt hại cho nền kinh tế nước này ít nhất 830 tỷ USD... Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ngày 27/10 đã thông qua một nghị quyết không ràng buộc kêu gọi Mỹ chấm dứt các lệnh cấm vận hàng thập kỷ qua với Cuba, với 191...