Mỹ và Israel thành lập cơ chế đối thoại chiến lược về công nghệ cao
Theo phóng viên TTXVN tại Tel Aviv, ngay trước khi Tổng thống Mỹ Joe Biden tới Israel bắt đầu chuyến thăm chính thức Trung Đông, ngày 13/7, hai bên đã ra tuyên bố chung thành lập Cơ chế Đối thoại chiến lược về công nghệ cao giữa hai nước.
Tổng thống Mỹ Joe Biden tại Langley, Virginia, Mỹ, ngày 8/7/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Thông báo của Văn phòng Chính phủ Israel cho biết, Đối thoại Chiến lược cấp cao về công nghệ giữa Mỹ và Israel sẽ tập trung vào các công nghệ chiến lược như thông minh nhân tạo, khoa học lượng tử và các giải pháp cho các thách thức toàn cầu như chống biến đổi khí hậu và phòng chống dịch bệnh. Diễn đàn này sẽ do các cố vấn về an ninh cùng đại diện các bộ ngành của hai nước thực hiện. Theo dự kiến, diễn đàn sẽ tổ chức gặp mặt mỗi năm một lần, luân phiên giữa hai quốc gia. Trước mắt từ nay đến cuối năm, Mỹ sẽ cử một phái đoàn chuyên gia tới Israel để khởi động đối thoại.
Cũng trong tuyên bố chung, Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Israel Yair Lapid đã bày tỏ cam kết sẽ làm sâu sắc thêm mối quan hệ song phương, củng cố hệ sinh thái đổi mới, phát triển các công nghệ mới, tìm kiếm sáng kiến chung cho những thách thức toàn cầu và thúc đẩy chương trình nghị sự chung trên diễn đàn quốc tế.
Video đang HOT
Chuyến thăm Trung Đông lần đầu tiên trên cương vị Tổng thống Mỹ của ông Biden sẽ diễn ra từ ngày 13 – 15/7, nơi ông sẽ gặp riêng rẽ các nhà lãnh đạo của Israel và Palestine, trước khi rời đi Saudi Arabia. Mục tiêu đặt ra cho chuyến thăm này bao gồm nhiều vấn đề, từ giảm áp lực giá dầu mỏ, thúc đẩy hợp tác giữa Israel và các nước khu vực, tới vấn đề hạt nhân Iran và củng cố tầm nhìn giải pháp cho cuộc xung đột giữa Israel và Palestine.
Hé lộ nội dung cuộc điện đàm đầu tiên giữa Thủ tướng Israel và Tổng thống UAE
Thủ tướng Israel Yair Lapid và Tổng thống Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) Mohammed bin Zayed Al Nahyan ngày 7/7 đã có cuộc điện đàm về việc mở rộng các thỏa thuận bình thường hóa quan hệ tại khu vực Trung Đông.
Thủ tướng Israel Yair Lapid. Ảnh: AFP/TTXVN
Đây là lần đầu tiên hai nhà lãnh đạo điện đàm kể từ khi ông Lapid nhậm chức cách đây 1 tuần. Hai bên đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc làm sâu sắc thêm "các quan hệ nồng ấm" giữa hai nước sau khi được bình thường hóa theo Thoả thuận Abraham bình thường hóa quan hệ với Israel, do Mỹ làm trung gian ký tháng 9/2020.
Tuyên bố của Văn phòng Thủ tướng Israel cho biết hai nhà lãnh đạo bày tỏ hài lòng về các quan hệ du lịch và kinh tế đang ngày càng phát triển và đã thảo luận "mở rộng phạm vi hòa bình sang các nước khác trong khu vực". Tổng thống Mohammed đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì các quan hệ vững chắc giữa hai nước.
Trước khi Hiệp định Abraham ra đời, khu vực Trung Đông chỉ có Ai Cập và Jordan thiết lập quan hệ với Israel, vào các năm 1980 và 1994, nhưng chủ yếu mang tính hình thức do các bên có chung đường biên giới nên cần sự ổn định về an ninh. Sudan cũng đã ký thỏa thuận với Israel, nhưng chưa phê chuẩn chính thức. Riêng Mỹ ở ngoài khu vực nhưng lại là nước trung gian để Hiệp định Abraham có thể được ký kết. Sau khi ký một loạt Thỏa thuận Abraham về bình thường hóa quan hệ với 4 quốc gia Arab Hồi giáo (bao gồm cả Bahrain), Israel hy vọng sẽ tiếp tục phát triển đà quan hệ này với Saudi Arabia.
Thủ tướng Israel Yair Lapid và Tổng thống Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) Mohammed bin Zayed Al Nahyan ngày 7/7 đã có cuộc điện đàm về việc mở rộng các thỏa thuận bình thường hóa quan hệ tại khu vực Trung Đông.
Thủ tướng Israel Yair Lapid. Ảnh: AFP/TTXVN
Đây là lần đầu tiên hai nhà lãnh đạo điện đàm kể từ khi ông Lapid nhậm chức cách đây 1 tuần. Hai bên đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc làm sâu sắc thêm "các quan hệ nồng ấm" giữa hai nước sau khi được bình thường hóa theo Thoả thuận Abraham bình thường hóa quan hệ với Israel, do Mỹ làm trung gian ký tháng 9/2020.
Tuyên bố của Văn phòng Thủ tướng Israel cho biết hai nhà lãnh đạo bày tỏ hài lòng về các quan hệ du lịch và kinh tế đang ngày càng phát triển và đã thảo luận "mở rộng phạm vi hòa bình sang các nước khác trong khu vực". Tổng thống Mohammed đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì các quan hệ vững chắc giữa hai nước.
Trước khi Hiệp định Abraham ra đời, khu vực Trung Đông chỉ có Ai Cập và Jordan thiết lập quan hệ với Israel, vào các năm 1980 và 1994, nhưng chủ yếu mang tính hình thức do các bên có chung đường biên giới nên cần sự ổn định về an ninh. Sudan cũng đã ký thỏa thuận với Israel, nhưng chưa phê chuẩn chính thức. Riêng Mỹ ở ngoài khu vực nhưng lại là nước trung gian để Hiệp định Abraham có thể được ký kết. Sau khi ký một loạt Thỏa thuận Abraham về bình thường hóa quan hệ với 4 quốc gia Arab Hồi giáo (bao gồm cả Bahrain), Israel hy vọng sẽ tiếp tục phát triển đà quan hệ này với Saudi Arabia.
Thủ tướng tạm quyền Israel bày tỏ thiện chí đối với Palestine Israel chìa tay với tất cả người dân Trung Đông, trong đó có người Palestine. Đây là tuyên bố của Thủ tướng tạm quyền của Israel, ông Yair Lapid, đưa ra ngày 2/7. Thủ tướng tạm quyền Israel Yair Lapid phát biểu tại phiên họp Quốc hội ở Jerusalem, ngày 27/6/2022. Ảnh: AFP/TTXVN Trong phát biểu trực tiếp đầu tiên trên truyền hình,...