Mỹ và EU trấn an Ukraine
Trang The Kyiv Independent dẫn thông báo từ Nhà Trắng cho biết Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 20.10 đã yêu cầu quốc hội phê duyệt khoản hỗ trợ 61,4 tỉ USD (1,5 triệu tỉ đồng) cho Ukraine, trong đó 44,4 tỉ USD viện trợ quốc phòng.
Một phần trong số tiền còn lại được dùng để tài trợ về kinh tế, an ninh cho những công dân Ukraine đang tị nạn ở Mỹ. Đây là nỗ lực mới nhất của Washington nhằm thực hiện cam kết hỗ trợ vô thời hạn mà ông Biden đã đưa ra với chính quyền Kyiv. Đề xuất đã được gửi tới quyền Chủ tịch Hạ viện Mỹ Patrick McHenry, song vẫn chưa được xử lý bởi thế bế tắc gây ra do tình trạng thiếu lãnh đạo Hạ viện, sau khi ông Kevin McCarthy bị bãi nhiệm vào đầu tháng này.
Binh sĩ Ukraine chiến đấu ở vùng Donbass ngày 18.10. Ảnh Reuters
Video đang HOT
Sự ủng hộ dành cho Ukraine cũng được Liên minh châu Âu (EU) tái khẳng định. Theo AFP, trong cuộc gặp với Tổng thống Biden tại Nhà Trắng ngày 20.10, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen và Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel thống nhất rằng tình hình ở Israel sẽ không thay đổi sự hỗ trợ kiên định của EU về chính trị, tài chính, nhân đạo và quân sự dành cho Ukraine. Các lãnh đạo EU cũng ghi nhận sự tiến bộ của Ukraine trong nỗ lực cải cách để từng bước đủ điều kiện gia nhập liên minh.
Điểm xung đột 21.10: Triều Tiên phản đối Mỹ gửi tên lửa ATACMS cho Ukraine; Mỹ định hình chiến dịch báo thù của Israel?
Trong diễn biến khác, sự hỗ trợ của Mỹ dành cho Ukraine, nhất là việc gửi hệ thống tên lửa chiến thuật lục quân (ATACMS), đã vấp phải sự chỉ trích của một số nước. Hãng thông tấn KCNA ngày 21.10 cho biết Đại sứ CHDCND Triều Tiên tại Nga Sin Hong-chol đã lên án quyết định này. Theo ông, ATACMS có tầm bắn lên đến 300 km và có thể bắn trúng mục tiêu trong lãnh thổ Nga. Theo ông Sin, bất kỳ cuộc tấn công nào vào bên trong nước Nga, một cường quốc hạt nhân, đều không có lợi cho hy vọng sớm kết thúc xung đột ở Ukraine, mà ngược lại đây có thể là “chất xúc tác” đẩy toàn bộ châu Âu vào tình trạng xung đột kéo dài vô tận.
Phát biểu trên truyền hình quốc gia, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cũng nêu quan điểm tương tự. Ông nhấn mạnh rằng việc Mỹ cung cấp ATACMS cho Ukraine là những “nỗ lực vô ích”, theo hãng thông tấn TASS.
Hạ viện Mỹ vẫn còn 'tê liệt'
Hạ nghị sĩ đảng Cộng hòa Jim Jordan ngày 18.10 đã không giành đủ 217 phiếu ủng hộ để trở thành Chủ tịch Hạ viện Mỹ.
Trong cuộc bỏ phiếu thứ hai trong vòng 2 ngày, ông Jordan chỉ giành được 199 phiếu ủng hộ, ít hơn một phiếu so với lần đầu tiên, theo Reuters. Toàn bộ 212 hạ nghị sĩ Dân chủ và 22 hạ nghị sĩ Cộng hòa bỏ phiếu chống.
Hồi tháng 1, ông Kevin McCarthy phải mất 4 ngày với 15 vòng bỏ phiếu mới đắc cử chức Chủ tịch Hạ viện. Ông bị bãi nhiệm hồi đầu tháng 10 theo đề nghị của chính các nghị sĩ trong đảng Cộng hòa.
Chủ tịch Hạ viện tạm quyền Patrick McHenry (trái) và ông Jim Jordan trong phiên bỏ phiếu ngày 18.10. Ảnh AFP
Sau cuộc họp với các đồng nghiệp đảng Cộng hòa hôm qua, ông Jordan quyết định tạm hoãn nỗ lực tranh chức Chủ tịch Hạ viện của mình và ủng hộ ông Patrick McHenry tiếp tục vai trò tạm quyền, theo tờ The Washington Post.
Trong khi đó, việc thiếu vắng vị trí lãnh đạo khiến Hạ viện Mỹ rơi vào tình cảnh tê liệt, không thể phản ứng trước các cuộc xung đột tại Ukraine và Trung Đông cũng như ngăn chặn nguy cơ chính phủ đóng cửa trong vòng một tháng nữa. Một số nghị sĩ Cộng hòa đã đề xuất gia tăng quyền hạn cho Chủ tịch Hạ viện tạm quyền Patrick McHenry trong thời gian ông Jordan hoặc các ứng viên nào khác tìm kiếm đủ sự ủng hộ.
Trong một diễn biến liên quan, hạ nghị sĩ Cộng hòa Mariannette Miller-Meeks hôm qua cho biết bà đã nhận những lời dọa giết sau khi bỏ phiếu chống ông Jordan ngày 18.10, đảo ngược quyết định so với lần đầu. Giải thích quyết định của mình, bà Miller-Meeks cho rằng đảng Cộng hòa cần một ứng viên có sự thỏa hiệp, cho phép Hạ viện làm việc về vấn đề ngân sách, hỗ trợ Israel và ngăn chặn các chính sách không thỏa đáng của chính quyền Tổng thống Joe Biden. Ông Jordan cùng ngày lên án những mối đe dọa đối với đồng nghiệp và kêu gọi chấm dứt hành động "ghê tởm" này.
Những diễn biến sau khi Chủ tịch Hạ viện Mỹ bị phế truất Sau khi Hạ viện Mỹ lần đầu tiên trong lịch sử bỏ phiếu phế truất Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy, nước này cần tìm một người thay thế. Hạ viện có quyền chủ tịch Hạ nghị sĩ Cộng hòa Patrick McHenry (giữa) phát biểu sau một cuộc họp ngày 30/5. Ảnh: AFP/TTXVN Ngay sau cuộc bỏ phiếu phế truất ông McCarthy với...