Mỹ và EU bắt đầu xúc tiến các cuộc đàm phán thương mại
EC hy vọng trong tháng Ba này sẽ có được sự ủy quyền từ các nước thành viên EU để bắt đầu tiến hành thương lượng thỏa thuận thương mại về hàng công nghiệp với Mỹ.
Cao ủy Thương mại châu Âu Cecilia Malmstrom. (Nguồn: Reuters)
Tuần tới, giới chức thương mại châu Âu và Mỹ sẽ có cuộc đàm phán tại Washington, nhằm tìm kiếm một hiệp định thương mại hẹp, trong bối cảnh lại xuất hiện căng thẳng thương mại giữa hai bên.
Trong thông báo ngày 2/3, người phát ngôn của Ủy ban châu Âu (EC) cho biết Ủy viên phụ trách thương mại của Liên minh châu Âu (EU) Cecilia Malmstrom dự kiến sẽ có cuộc gặp với người đồng cấp Mỹ, Đại diện Thương mại Robert Lighthizer, vào ngày 6/3 tới.
Trước đó một ngày sẽ là cuộc gặp giữa Tổng Thư ký EC Martin Selmayr và Giám đốc Hội đồng Kinh tế quốc gia Mỹ Larry Kudlow. Hai bên sẽ tiếp tục có các cuộc gặp trong những ngày sau đó.
EC hy vọng trong tháng này sẽ có được sự ủy quyền từ các nước thành viên EU để bắt đầu tiến hành thương lượng thỏa thuận thương mại về hàng công nghiệp với Mỹ.
Video đang HOT
Mặc dù Đức gây sức ép do lo ngại về thuế đánh vào ngành công nghiệp ôtô chủ chốt của nước này, Pháp phản đối việc khởi động đàm phán vào thời điểm đang diễn ra các cuộc biểu tình chống chính phủ ở nước này.
EU và Mỹ đang hướng tới một hiệp định thương mại hẹp kể từ tháng 7/2018, khi Chủ tịch EC Jean-Claude Juncker và Tổng thống Mỹ Donald Trump cam kết không áp mức thuế mới sau khi áp thuế lên nhôm và thép.
Thông báo này cho phép hai bên giảm căng thẳng trong thời điểm ông Trump tuyên bố sẽ đánh thuế mạnh lên ôtô của châu Âu, một đe dọa mà ông đã nhắc lại trong những ngày gần đây.
Bộ Thương mại Mỹ công bố báo cáo cho thấy ôtô nhập khẩu từ châu Âu là mối nguy đối với an ninh quốc gia của Mỹ. EU tuyên bố sẽ nhanh chóng có phản ứng đủ mạnh nếu Mỹ thực hiện việc đánh thuế.
Hiện tại, Mỹ là đối tác nhập khẩu chính hàng hóa công nghiệp của EU và nhà xuất khẩu lớn thứ hai vào thị trường EU.
Tổng kim ngạch thương mại hai chiều EU-Mỹ đạt 633 tỷ euro (khoảng 722 tỷ USD) năm 2017, trong đó 598 tỷ euro là hàng hóa công nghiệp.
EU và Mỹ áp mức thuế thấp đối với các hàng hóa này của nhau, cụ thể lần lượt là 4,2% và 3,1% với hàng hóa phi nông nghiệp./.
Theo TTXVN/Vietnam
EU xem xét gây áp lực về thương mại với Campuchia
Ngày 11/2, Liên minh châu Âu (EU) bắt đầu một tiến trình 18 tháng có thể dẫn đến việc đình chỉ cơ chế ưu đãi về tiếp cận thương mại miễn thuế của Campuchia vì lý do về nhân quyền và dân chủ.
Ủy viên Thương mại của EU Cecilia Malmstrom tại cuộc họp báo Brussels, Bỉ, ngày 18/1/2019 . Ảnh: AFP/TTXVN
Ủy ban châu Âu (EC), chịu trách nhiệm điều phối chính sách thương mại của EU và các nước thành viên, cho biết quyết định bắt đầu quá trình này sẽ được công bố trên công báo của EU, khởi động một tiến trình dự kiến kéo dài đến tháng 8/2020.
Tiến trình này bao gồm sáu tháng theo dõi và đàm phán với Chính phủ Campuchia, tiếp đó là một khoảng thời gian nửa năm để EC đưa ra báo cáo và sau đó là quyết định về việc có rút lại các ưu đãi thương mại hay không.
Campuchia được hưởng lợi từ cơ chế thương mại "Tất cả mọi thứ trừ vũ khí" (EBA) của EU, cho phép các nước nghèo nhất thế giới bán bất kỳ loại hàng hóa nào, trừ vũ khí, miễn thuế vào khối.
Vào tháng 7/2018, EU đã cảnh báo Campuchia rằng họ có thể bị mất ưu đãi đặc biệt này, sau cuộc bầu cử với kết quả Thủ tướng Hun Sen tiếp tục nắm quyền. Ông đã lãnh đạo "đất nước chùa Tháp" từ năm 1985.
Một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao nói rằng Campuchia cho quyết định của EU không nằm ngoài dự kiến và lấy làm tiếc về quyết định của phía châu Âu.
EU hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Campuchia, chiếm tới 45% xuất khẩu của nước này trong năm 2018. Các nhà máy sản xuất hàng may mặc ở Campuchia sử dụng khoảng 700.000 công nhân và đây là mặt hàng chiếm một phần lớn lượng hàng xuất khẩu sang EU với trị giá khoảng 4,9 tỷ euro.
Phòng Thương mại châu Âu tại Campuchia, đại diện cho các doanh nghiệp châu Âu, cho rằng biện pháp này đi ngược lại với mục đích của các chương trình thương mại nhằm xóa đói giảm nghèo ở các nước đang phát triển vốn dễ bị tổn thương, đồng thời cho rằng chỉ có đối thoại là công cụ hiệu quả nhất.
Campuchia là đối tác sử dụng ưu tiên EBA lớn thứ hai của châu Âu, chỉ sau Bangladesh. Các doanh nghiệp và công đoàn của nước này kêu gọi EU không rút lại các ưu đãi và cho rằng quyết định như vậy sẽ gây tổn hại cho hàng triệu công nhân cũng như gia đình họ.
EC cho biết mục tiêu của họ là đảm bảo Campuchia cải thiện tình hình cho người dân, và việc rút các ưu đãi về thương mại chỉ là biện pháp cuối cùng.
Trong một thông cáo, Cao ủy EU phụ trách thương mại Cecilia Malmstrom tuyên bố cần nhận thức rõ ràng rằng động thái hôm nay không phải là quyết định cuối cùng và cũng không phải là kết thúc của tiến trình. Nhưng thời gian đã được tính toán và EU cần thấy một hành động cụ thể thực sự từ phía Campuchia./.
Theo TTXVN
Nghị viện châu Âu "bật đèn xanh" việc kiểm soát đầu tư của Trung Quốc Với 500 phiếu ủng hộ, 49 phiếu chống và 56 phiếu trắng, Nghị viện châu Âu (EP) ngày 14/2 đã thông qua dự luật, theo đó "bật đèn xanh" cho việc kiểm soát các vụ sáp nhập của nước ngoài trong các lĩnh vực trọng yếu, trong bối cảnh cho nhiều lo ngại về hoạt động đầu tư của Trung Quốc. Một phiên...