Mỹ và đồng minh sắp dồn IS vào đường cùng?
Sau cái chết của một lính biệt kích SEAL tại Iraq, Mỹ và các đồng minh đã đồng thuận các giải pháp tăng cường quét sạch tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo (IS).
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter cho biết Mỹ và đồng minh đã thông qua các bước tiếp theo trong cuộc chiến chống ISReuters
Phát biểu trong cuộc họp ngày 4.5 với bộ trưởng quốc phòng của 11 nước trong liên quân chống IS, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter kêu gọi đẩy mạnh việc đánh vào hang ổ IS.
“Các nguy cơ vẫn tiếp diễn… nhưng việc cho phép IS còn nằm ở vùng an toàn sẽ càng tạo ra những nguy cơ cao hơn cho toàn bộ chúng ta. Chúng ta nhất trí rằng tất cả những người bạn và đồng minh trong liên quân chống IS có thể và phải hành động nhiều hơn, ở cả mặt trận Iraq và Syria cũng như những hang ổ khác của chúng”, Reuters dẫn phát biểu của ông Carter.
Cuộc họp của các bộ trưởng trong liên quân diệt IS vừa qua được lên lịch trước, song mang ý nghĩa đặc biệt hơn đối với Mỹ, trong bối cảnh một lính đặc nhiệm SEAL của họ vừa thiệt mạng trong cuộc giao tranh với IS ngày 3.5 ở thành phố Mosul (Iraq).
Đây là lính Mỹ thứ 3 bị giết chết trong chiến đấu trực diện kể từ lúc liên quân do Mỹ dẫn đầu tiến hành cuộc chiến chống IS từ năm 2014, nhấn mạnh sự can thiệp sâu của Lầu Năm Góc vào công cuộc tiêu diệt khủng bố. Hồi tháng 4 vừa qua, Tổng thống Barack Obama tuyên bố sẽ gửi thêm 250 lính đặc nhiệm tới Syria.
Video đang HOT
Hiện tại việc tiêu diệt IS vẫn tiếp tục đối diện khó khăn xung quanh cuộc khủng hoảng nhân đạo, và hứa hẹn sẽ mất một thời gian dài với nhiều diễn biến phức tạp, theo Bộ trưởng Quốc phòng Na Uy Ine Eriksen Soereide.
Thành viên IS tại khu vực thị trấn Hit ở tỉnh Anbar, phía tây Iraq Reuters
Tại mặt trận Syria, các cuộc không kích nhằm vào IS lâu nay vẫn vấp phải các cáo buộc đánh nhầm dân thường. Mâu thuẫn cũng xảy ra giữa Nga – bên ủng hộ Tổng thống Bashar al-Assad – và liên quân do Mỹ dẫn đầu, vốn yêu cầu ông al-Assad từ chức để tìm giải pháp hòa bình.
Trong thời gian gần đây, liên minh chống IS cũng đạt được nhiều mục tiêu quan trọng. Quân đội Iraq đã tái chiếm thành phố Ramadi hồi tháng 4, đẩy IS về phía bắc, dọc theo thung lũng Euphrates.
AP ngày 5.5 dẫn lời các nhà ngoại giao Liên Hiệp Quốc cho biết rất có thể IS sẽ tìm đường thoát bằng cách rải đều sức mạnh tại các khu vực khác do lực lượng này kiểm soát tại Libya, Afghanistan và Yemen, thông qua các giao dịch chuyển tiền bất hợp pháp. Bên cạnh đó, việc suy yếu ở Syria và Iraq cũng khiến IS gặp khó vì mất các khu vực có trữ lượng dầu mỏ, và nhóm này sẽ giải quyết nhu cầu tài chính bằng các cuộc bắt cóc, tống tiền, bán cổ vật…
Trong một diễn biến khác, chính phủ Úc ngày 5.5 cho biết phần tử IS nguy hiểm nhất mang quốc tịch Úc đã bị tiêu diệt tuần trước. Người này được cho là Neil Prakash, 24 tuổi, còn có tên khác là Abu Khaled al-Cambodi, là công dân Úc gốc Campuchia.
Nhật Đăng
Theo Thanhnien
Liên quân Mỹ phá hủy 500 triệu USD tiền mặt của IS
Chiến dịch không kích của liên quân do Mỹ dẫn đầu đã phá hủy khoảng 500 triệu USD trong kho tiền mặt của Nhà nước Hồi giáo (IS) và cắt giảm 50% doanh thu dầu mỏ của tổ chức này.
Các chiến binh người Shiite ở Iraq lái xe qua sa mạc Samarra, trong chiến dịch nhằm tái chiến các khu vực bị IS kiểm soát Samarra, ngày 3/3. Ảnh: AFP
USA Today dẫn lời một quan chức quốc phòng cấp cao của Mỹ cho hay IS đã buộc phải hạn chế sử dụng nhiên liệu ở một số khu vực và cắt giảm một nửa số chiến binh cùng các quan chức chính quyền ở những vùng mà nhóm này kiểm soát.
Chiến dịch không kích phối hợp các lực lượng địa phương trên mặt đất tại Iraq và Syria đã dẫn đến một số thất bại của IS trong những tháng gần đây.
Nhóm khủng bố đã để mất 40% lãnh thổ chiếm giữ ở Iraq. Hiện nay, các phiến quân phải di chuyển quanh Iraq và Syria thành những nhóm nhỏ để tránh các đợt không kích và ngày càng chuyển sang chiến thuật du kích.
Năm ngoái, liên quân mở rộng chiến dịch không kích nhằm vào các nguồn thu của nhóm. IS kiếm được khoảng 80-90 triệu USD một tháng vào vào thời điểm này, khoảng 50% trong số đó đến từ dầu mỏ. Bằng cách tấn công vào các cơ sở dầu mỏ của IS, liên quân ước tính đã làm suy giảm được 30% sản lượng và 50% doanh thu dầu mỏ của chúng.
Chiến dịch không kích cũng nhắm vào các kho tiền mặt lớn của nhóm phiến quân khoảng 15 lần trong những tháng gần đây, gây thiệt hại ước tính 500 triệu USD.
IS cũng đang vật lộn để bù đắp lượng chiến binh thiệt mạng nhưng số phiến quân nước ngoài đến Iraq và Syria chỉ đủ để thay thế khoảng 25% số thành viên tử trận mỗi tuần.
Sự thiếu hụt này buộc IS phải cưỡng ép đàn ông ở các vùng mà chúng kiểm soát gia nhập hàng ngũ phiến quân, tuyển mộ cả những chiến binh có tuổi đời còn trẻ và ít kinh nghiệm, thậm chí ép cả các quan chức chính quyền địa phương phục vụ cho chúng.
Nhiều chỉ huy chiến đấu bị sa thải hoặc xử tử, trong đó có những chỉ huy ở miền đông Syria, nơi IS hứng chịu nhiều thất bại gần đây trước lực lượng đối lập được Mỹ hậu thuẫn.
Tuy nhiên, quan chức Mỹ cảnh báo IS chưa hẳn thất bại và vẫn là một mối đe dọa đối với khu vực trên cũng như châu Âu và những nơi khác. Chúng vẫn kiểm soát Raqqa, thành phố được xem là thủ phủ của nhóm ở Syria, và Mosul, thành phố lớn thứ hai Iraq. IS có các chiến binh rất hiếu chiến, nhiều kẻ trong số này chiến đấu không cần lương.
Các lực lượng Iraq đang nỗ lực cô lập Mosul và dự kiến tiến hành cuộc tiến công cuối cùng để giành lại thành phố từ tay IS trong vài tháng tới.
Anh Ngọc
Theo VNE
Rộ tin 'Bộ trưởng chiến tranh' của IS chưa chết Abu Omar al-Shishani, người được mệnh danh là "Bộ trưởng chiến tranh" của IS đã thoát chết sau đợt không kích của Mỹ. Abu Omar al-Shishani, "bộ trưởng chiến tranh" của IS là người Chechnya - Ảnh: AFP Cơ quan giám sát nhân quyền Syria (SOHR, trụ sở tại Anh) ngày 10.3 cho biết Abu Omar al-Shishani, người được mệnh danh là "Bộ...