Mỹ và đồng minh sẵn sàng đối phó tấn công mạng từ Nga
Theo Reuters, quan chức Mỹ và châu Âu hôm 15.2 cho biết Mỹ cùng đồng minh đã sẵn sàng đối phó với các cuộc tấn công mạng từ Nga trong bối cảnh căng thẳng leo thang về vấn đề Ukraine.
Phát biểu vài giờ sau khi Ukraine báo cáo Bộ Quốc phòng và hai ngân hàng của nước này đã bị tấn công mạng, Tổng thống Mỹ Joe Biden nói với các phóng viên rằng Washington đang phối hợp chặt chẽ với đồng minh trong khối NATO (Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương), cũng như các đối tác khác để mở rộng khả năng phòng thủ trước mối đe dọa trong không gian mạng. Phạm vi hành động trả đũa hoặc trừng phạt sẽ tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các vụ tấn công. Hiện Cơ quan An ninh Liên bang Nga không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận về vụ tấn công vừa nêu.
“Tổng thống nói rằng chúng tôi sẽ đáp trả các hành động của Nga trong trường hợp không phải là một cuộc xâm lược quân sự. Phạm vi hành động phụ thuộc vào mức độ của các cuộc tấn công mạng. Có rất nhiều phạm vi, thật khó để đi vào chi tiết cụ thể”, một quan chức Mỹ nói.
Tấn công mạng được cho là “thành phần lâu đời” trong chiến lược từ Nga
Video đang HOT
Theo một nhà ngoại giao châu Âu, tấn công mạng là “thành phần lâu đời” trong chiến lược của Nga, từng được áp dụng trong các cuộc đối đầu quân sự trước đây với Georgia và Ukraine. “Đó là một phần trong chương trình của họ”, nhà ngoại giao nói, đồng thời nhấn mạnh quyết tâm của phương Tây trong việc phối hợp các hành động để buộc chính quyền Moscow phải chịu trách nhiệm về các cuộc tấn công mạng và “hành vi sai trái” khác.
Theo các nguồn thạo tin, mặc dù quan chức Mỹ, châu Âu và Canada đã vạch ra một gói trừng phạt chi tiết nếu Nga tấn công Ukraine, nhưng vẫn không có kế hoạch chi tiết tương tự về cách đối phó với các cuộc tấn công mạng từ Nga. Nguyên nhân một phần có thể là do cần thời gian để xác định ai là người chịu trách nhiệm, đặc biệt là trong trường hợp các cuộc tấn công từ chối dịch vụ (DDOS) phân tán, hình thức tấn công làm cho người dùng không thể sử dụng tài nguyên của máy tính.
Một chuyên gia không gian mạng quen thuộc với kế hoạch của phương Tây cho biết, phản ứng của Mỹ và đồng minh có thể liên quan đến hành động khác ngoài các biện pháp trừng phạt, bao gồm cả tấn công vật lý hoặc tấn công mạng vào các máy chủ có liên quan.
Ngăn chặn 241 sự cố tấn công mạng vào các hệ thống tại Việt Nam dịp nghỉ Tết
Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT cho biết, từ ngày 29/1 đến ngày 5/2, đơn vị này đã ghi nhận và hướng dẫn khắc phục 241 sự cố tấn công mạng vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam.
Trong 241 sự cố tấn công mạng vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam được Cục An toàn thông tin ghi nhận và hướng dẫn các cơ quan, tổ chức khắc phục dịp nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, số cuộc tấn công lừa đảo (Phishing) chiếm tỷ lệ nhiều hơn cả: Gần 74% với 178 cuộc. Số cuộc tấn công thay đổi giao diện (Deface) và tấn công cài mã độc (Malware) lần lượt là 1 và 62 cuộc.
Trong 241 sự cố tấn công mạng vào các hệ thống tại Việt Nam dịp nghỉ Tết Nguyên đán 2022, số cuộc tấn công lừa đảo chiếm tới gần 74% (Ảnh minh họa: Internet)
Cũng trong đợt nghỉ Tết Nguyên đán 2022 vừa qua, Cục An toàn thông tin đã tiếp nhận 507 phản ánh về tin nhắn rác trên Hệ thống tiếp nhận về tin nhắn rác qua đầu số 5656 và đã yêu cầu nhà mạng chặn 9.679.601 tin nhắn rác.
Để các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp không bị động, bất ngờ với mọi tình huống và tạo tiền đề thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số ở mọi ngành trên phạm vi toàn quốc, toàn dân và toàn diện trong năm 2022, từ cuối tháng 12/2021, Bộ TT&TT đã yêu cầu các bộ, ngành, địa phương cùng các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet, viễn thông và các tổ chức tài chính, ngân hàng tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng trong thời gian nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.
Trong đó, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được yêu cầu nâng cao năng lực bảo đảm an toàn thông tin mạng theo mô hình 4 lớp, đặc biệt bổ sung năng lực cho các hệ thống thông tin quan trọng, nhạy cảm. Song song đó, chủ động kiểm tra, đánh giá những lỗ hổng, điểm yếu trên các hệ thống thông tin thuộc phạm vi quản lý; kịp thời cập nhật các bản vá, cấu hình tăng cường bảo mật cho hệ thống và triển khai giải pháp phòng ngừa, tránh bị lợi dụng, khai thác để tấn công. Bảo đảm duy trì, kết nối, kịp thời chia sẻ thông tin với Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT.
Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet và các tổ chức, doanh nghiệp cung cấp nền tảng chuyển đổi số, nền tảng chống dịch Covid-19 được yêu cầu phải tăng cường năng lực, đảm bảo các hệ thống thông tin, nền tảng hoạt động an toàn ổn định. Đồng thời, triển khai một số biện pháp kỹ thuật ở mức cao nhất nhằm phát hiện, lọc, ngăn chặn hoạt động tấn công mạng, phát tán thông tin xấu độc, thông tin vi phạm pháp luật trên hệ thống, hạ tầng mạng lưới thuộc phạm vi quản lý; thực hiện nghiêm và kịp thời các biện pháp xử lý theo yêu cầu của Bộ TT&TT và cơ quan chức năng có thẩm quyền.
Trong thông tin mới chia sẻ với ICTnews, Cục An toàn thông tin cũng cho biết một số nhiệm vụ trọng tâm cần được các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tập trung triển khai ngay sau đợt nghỉ Tết Nguyên đán 2022, trong đó có việc thực thi nghiêm túc các nhiệm vụ tại Chỉ thị 14 ngày 7/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường bảo đảm an toàn, an ninh mạng nhằm tiếp tục cải thiện chỉ số xếp hạng của Việt Nam nhằm duy trì và nâng cao thứ hạng an toàn thông tin mạng của Việt Nam.
Bên cạnh đó, khẩn trương hoàn thiện việc xác định cấp độ an toàn hệ thống thông tin và gửi báo cáo kết quả phê duyệt Hồ sơ đề xuất cấp độ và gửi về Bộ TT&TT để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Thời gian sắp tới, Cục An toàn thông tin còn tập trung hoàn thiện nội dung và gửi xin ý kiến dự thảo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về triển khai các hoạt động ứng cứu khẩn cấp sự cố an toàn thông tin mạng, bảo đảm an toàn thông tin mạng Việt Nam; hoàn thiện nội dung và gửi xin ý kiến Dự thảo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác bảo đảm an toàn thông tin cho thiết bị camera giám sát thông minh.
Lỗ hổng khi làm việc từ xa, mã độc tống tiền... và những xu hướng tấn công mạng năm 2022 Làm việc từ xa tạo lỗ hổng cho tin tặc tấn công, cộng với ransomeware tấn công liên hoàn, là 2 trong 4 xu hướng bảo mật của năm 2022. Năm 2021 đã chứng kiến sự gia tăng vượt trội về số lượng và quy mô các cuộc tấn công mạng tại Việt Nam, với hơn 6.000 sự cố lừa đảo, thay đổi...