Mỹ và đồng minh ngăn Trung Quốc bành trướng ảnh hưởng tại Thái Bình Dương
Mỹ và các nước đồng minh đang nỗ lực đối phó với sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc tại khu vực Thái Bình Dương bằng những khoản viện trợ và đầu tư kinh tế, vốn khiến các nhà quan sát quan ngại rằng Bắc Kinh đang muốn thúc đẩy “quyền lực mềm” tại khu vực.
Một công trình ở quốc đảo Vanuatu xây bằng tiền đầu tư của Trung Quốc. (Ảnh minh họa: The Australian)
Trong nhiều năm qua, Trung Quốc đã mạnh tay chi tiền đầu tư vào các quốc đảo thuộc khu vực Thái Bình Dương, và đảo Guadalcanal thuộc Solomon không phải là ngoại lệ. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng Solomon là điểm quan trọng trong “cuộc chiến” chống tầm ảnh hưởng của Trung Quốc.
Năm 2017, công ty viễn thông hàng đầu Trung Quốc Huawei đã tuyên bố sẽ thực hiện dự án xây đường cáp kết nối mạng internet tốc độ cao giữa Solomon và Australia. Vào thời điểm đó, Canberra nói sẽ tạm dừng cấp giấy phép cho dự án này và tới đầu năm nay, Australia cho biết họ sẽ xây một đường cáp nhằm kết nối Solomon và Papua New Guinea với Canberra.
Dự án trên từng được Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) rót vốn, nhưng sau khi Solomon tuyên bố Huawei là nhà thầu của dự án, ADB đã rút đầu tư do lo ngại về vấn đề công khai và minh bạch. Canberra, sau khi theo dõi tình hình, đã can thiệp vào và loại công ty Trung Quốc ra khỏi dự án.
Đó là một trong nhiều động thái cho thấy Mỹ và Australia đang nỗ lực nhằm đối phó với tham vọng gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc tại khu vực.
Hồi đầu năm, các quan chức Australia đã cảnh báo rằng Trung Quốc và Vanuatu dường như đang thương lượng về việc cho phép Bắc Kinh hiện diện quân sự tại quốc đảo, một động thái gây bất lợi cho Mỹ và Australia. Tuy nhiên, Trung Quốc và Vanuatu khi đó đều bác bỏ thông tin đó.
Giới chức phương Tây cũng bày tỏ mối quan ngại về việc Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng ở New Zealand, quốc gia nằm trong Liên minh tình báo Five Eyes (cũng gồm Mỹ, Anh, Australia, Canada). Thêm vào đó, Bắc Kinh bị nghi ngờ có các tác động tới chính trị nội bộ ở Australia, đặc biệt ở khu vực Darwin, đầu não của các hoạt động quân sự của Mỹ ở Canberra.
Để đối phó với các khoản chi mạnh tay của Trung Quốc, Mỹ đã tài trợ khoảng 350 triệu USD cho các quốc đảo ở Thái Bình Dương. Hầu hết các khoản tiền này nhằm hỗ trợ các hoạt động hành pháp, nghề đánh bắt thủy hải sản và các hạng mục khác. Trong khi đó, viện trợ tài chính của Australia tới các quốc gia này tăng 18% trong năm nay, đạt mức 960 triệu USD.
Video đang HOT
Tại đảo Guadalcanal, hầu hết cơ sở hạ tầng đều xây dựng từ thời Thế chiến II. Nhiều dự án đầu tư và phát triển gần đây ở đảo có liên quan tới người Trung Quốc và chính quyền Bắc Kinh cũng bày tỏ sự ủng hộ với những dự án này.
Anthony Veke, quan chức cấp cao ở Guadalcanal, trả lời Times rằng chính quyền đảo này mong muốn sẽ có thể xây dựng con đường mới, cũng như cải tạo sân bay quốc tế ở địa phương. Đề xuất về sân bay, cũng như xây dựng một khu cầu cảng ở Guadalcanal để phát triển du lịch trị giá lên tới 1 tỷ USD đã được một công ty quốc doanh Trung Quốc cam kết rót vốn, theo Sydney Morning Herald.
Hơn nữa, trong khi Mỹ và Australia tập trung tài trợ vào các lĩnh vực có tính dài hạn như hỗ trợ phát triển thể chế, hành pháp, cũng như các hiệp định thương mại tự do thì Trung Quốc lại hướng tới những dự án hữu hình như đường xá, cầu cảng…
Các chuyên gia cho rằng các nước nhận tài trợ sẽ cảm thấy các dự án đầu tư vào các công trình cơ sở hạ tầng của Trung Quốc sẽ hấp dẫn hơn các khoản tài trợ cho hạng mục phát triển bền vững và đó là một trong những thách thức mà Mỹ và đồng minh cần vượt qua trong nỗ lực ngăn cản tham vọng gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc ở khu vực Thái Bình Dương.
Đức Hoàng
Theo Dantri
Mỹ sẽ làm gì nếu TQ quyết thu hồi Đài Loan bằng vũ lực?
Mỹ từ trước đến nay luôn cam kết sẽ can thiệp nếu Đài Loan bị tấn công, dù chỉ có một số ít người Mỹ muốn gửi quân đến bảo vệ đảo Đài Loan.
Trung Quốc có khả năng thu hồi đảo Đài Loan bằng vũ lực.
Theo tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP), các nhà phân tích Mỹ cho rằng chiến lược thu hồi đảo Đài Loan bằng vũ lực của Trung Quốc, có thể được thực hiện quãng thời gian Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nắm quyền, là một điều khá rủi ro.
Cụ thể, Trung Quốc có thể không vội vàng thu hồi đảo Đài Loan, mà tấn công các đảo nhỏ trước, phong tỏa hải cảng, tung đòn tấn công mạng nhằm khiến hệ thống thông tin liên lạc trên đảo Đài Loan tê liệt.
Vấn đề nằm ở chỗ các chiến lược trên vẫn phải phụ thuộc vào việc chính quyền trên đảo có đầu hàng hay không. Cách duy nhất buộc Đài Loan đầu hàng là quân đội Trung Quốc phải nắm quyền kiểm soát các thành phố lớn trước.
Theo các chuyên gia Mỹ, ngay cả khi Washington chưa can thiệp, Đài Loan có thể gây thương vong lớn cho Trung Quốc nhờ mạng lưới phòng vệ dày đặc ở khu vực bờ biển dài 160km.
Hiện tại, năng lực đổ bộ bờ biển của Trung Quốc vẫn còn hạn chế, sử dụng các tàu di chuyển chậm và dễ trở thành mục tiêu của đối phương. Ngược lại, Đài Loan hiện có 180.000 quân chính quy và 1,5 triệu quân dự bị sẵn sàng chiến đấu.
Tàu sân bay nội địa đầu tiên của Trung Quốc.
Nếu Mỹ quyết định can thiệp, máy bay Mỹ chỉ mất vài giờ để đến được Đài Loan. Trung Quốc có thể sử dụng tên lửa xua đuổi máy bay Mỹ, nhưng điều đó sẽ làm ảnh hưởng đến số tên lửa còn lại để tấn công Đài Loan, làm tăng nguy cơ đồng minh Mỹ như Nhật Bản cũng can thiệp.
Ngay cả khi thu hồi được Đài Loan, Trung Quốc sẽ mất rất nhiều thời gian để làm ổn định tình hình trên đảo, như những gi xảy ra ở Tây Tạng.
Một trong những yếu tố quan trọng nhất là phản ứng của Mỹ. Chính phủ Mỹ cho đến nay luôn cam kết bảo vệ Đài Loan trước khả năng Trung Quốc tấn công.
Nhưng Tổng thống Mỹ Donald Trump đã khiến các đồng minh Mỹ ở châu Á phải hoài nghi bởi tuyên bố có thể rút quân khỏi Hàn Quốc. 18 tháng kể từ khi lên nắm quyền, ông Trump chưa có động thái rút quân nào ở châu Á.
Các cố vấn của ông Trump không chỉ thể hiện lập trường bảo vệ lợi ích của Mỹ ở vành đai tây Thái Bình Dương, muốn kiểm soát sư bành trướng của Trung Quốc.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis đến thăm Trung Quốc hồi tháng trước.
Điều này cho thấy Mỹ coi Trung Quốc là đối thủ nhiều hơn là đối tác. Điển hình là động thái quyết liệt của Mỹ trên Biển Đông.
Tuy nhiên, chỉ có số ít người dân Mỹ ủng hộ đưa binh sĩ đến bảo vệ Đài Loan, trong trường hợp Trung Quốc tấn công. Giới lãnh đạo Mỹ thì kiên quyết ủng hộ bởi Đài Loan là quân bài chiến lược thể hiện vai trò lãnh đạo của Mỹ trong khu vực.
"Đài Loan giống như một &'tàu sân bay không thể chìm', nằm ở chuỗi đảo thứ nhất, ngăn Trung Quốc mở rộng tầm ảnh hưởng ra khu vực Thái Bình Dương", theo SCMP.
Có thể nói, Mỹ không can thiệp vào tình hình Đài Loan khi căng thẳng với Trung Quốc trong khu vực leo thang sẽ là một điều bất ngờ. Mỹ chỉ nói rằng có thể sẽ không can thiệp nếu Đài Loan gây hấn Trung Quốc trước.
SCMP nhận định, với lập trường cương quyết của giới lãnh đạo Mỹ, Trung Quốc có thể sẽ phải tìm cách đối phó khác với Đài Loan, hơn là de dọa sử dụng vũ lực.
Theo Danviet
Tàu ngầm TQ có trí khôn sắp hoạt động khiến Mỹ phải đau đầu? Trung Quốc muốn sử dụng tàu ngầm cỡ lớn không người lái, trang bị trí tuệ nhân tạo để tăng sức chiến đấu của hải quân nước này. Trung Quốc đang đầu tư mạnh mẽ vào hải quân, chế tạo hàng loạt tàu sân bay và tàu ngầm mới. Theo Sputnik, Bắc Kinh dự kiến sẽ đưa các tàu ngầm trang bị trí...