Mỹ và đồng minh lo sợ bị IS tấn công
Giới chức tình báo Mỹ lo ngại tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) sẽ tấn công các mục tiêu khác kế tiếp – gồm Đức, Anh và Mỹ.- sau khi đã tấn công Pháp.
Cảnh sát Đức hôm 17-11 đã sơ tán sân vận động ở Hanover, nơi sắp diễn ra trận đấu giao hữu giữa 2 đội tuyển bóng đá Đức và Hà Lan, sau khi nhà chức trách nghi ngờ có âm mưu đánh bom.
Trong vòng 2 tháng qua, IS đã thực hiện các vụ tấn công giết hại hơn 500 người bên ngoài Iraq và Syria, trong đó có hơn 120 nạn nhân ở Pháp, 224 người trên chiếc máy bay của Nga rơi ở bán đảo Sinai-Ai Cập, hơn 100 người ở Thổ Nhĩ Kỳ và khoảng 40 người nữa ở Beirut-Lebanon.
Cảnh sát vũ trang Đức canh gác trước sân vận động ở Hanover hôm 17-11. Ảnh EPA
Giới chức tình báo Mỹ cho rằng vụ tấn công khủng bố ở Paris có thể nằm trong những vụ tấn công có hệ thống nhắm vào các nước phương Tây đã tiến hành các vụ tấn công vào các mục tiêu IS ở Iraq và Syria.
Họ cũng đang tìm những dấu hiệu cho thấy các cá thể hoặc nhóm phiến quân có khả năng hoạt động cao hơn, chẳng hạn chế tạo bom và âm mưu khủng bố, hoặc hỗ trợ IS hoặc gia nhập lực lượng với tổ chức này.
Video đang HOT
Giám đốc CIA John Brennan hôm 16-11 từng nhận định IS đã phát triển một chương trình hành động bên ngoài, không phải được thực hiện trong vài ngày mà được hoạch định kỹ lưỡng mấy tháng trời.
Cộng đồng chống khủng bố Mỹ đoan chắc rằng mạng lưới IS hiện đang tích cực tiến hành khủng bố khắp thế giới như phương cách mở rộng dấu chân cũng như thiết lập vương quốc Hồi giáo trên toàn cầu.
Đồng thời, IS cũng đang nhắm đến nhiều kẻ thù khác nhau, gồm các đồng minh châu Âu của Mỹ, Nga và cả Hezbollah, tổ chức khủng bố Shiite liên kết với Syria mà giới tình báo Mỹ đánh giá là mục tiêu tất yếu của vụ tấn công gần đây ở Beirut.
Tuy nhiên, các cơ quan tình báo Mỹ và các đồng minh chưa xác định được nguyên nhân khiến IS thay đổi các mục tiêu tấn công. Theo họ, đây không phải là sự phản ứng trước những thiệt hại nhỏ nhoi mà IS gánh chịu trong mấy tháng gần đây ở Iraq và Syria.
Thay vì vậy, sự thay đổi này mang tính chiến lược đáng ngại hơn đối với Mỹ bởi vì Washington cho rằng các vụ tấn công được hoạch định chặt chẽ hơn.
Trong khi đó, ông Douglas Ollivant, cựu giám đốc Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ ở Iraq thời chính quyền cựu Tổng thống George Bush và Tổng thống Bararack Obama, cho biết ông nghi ngờ IS có thể tiến hành các vụ tấn công trên đất Mỹ vì một số lý do, trong đó phải kể đến thành công của các cơ quan nhằm siết chặt an ninh biên giới.
Thêm vào đó, Mỹ không có số lượng lớn người Hồi giáo đã kéo đến Syria và Iraq như nhiều quốc gia châu Âu và châu Á.
Thế nhưng, một giới chức tình báo cao cấp Mỹ xác nhận các vụ tấn công gần đây làm dấy lên mối quan ngại về một kịch bản tồi tệ nhất mà CIA từ lâu đã lo ngại – đó là các sĩ quan cao cấp quân đội thuộc Đảng Baath của nhà độc tài Iraq Saddam Hussein đang là những thành viên cao cấp trong hàng ngũ IS và lãnh đạo IS tấn công phương Tây.
Trong mấy năm gần đây, nhà chức trách Mỹ thu thập được chứng cứ xác định một số tay súng được huấn luyện bài bản, trong đó có những cựu viên chức quân sự cao cấp thuộc Đảng Baath, không chỉ gia nhập IS mà còn huấn luyện và hướng dẫn về hoạt động chiến lược cho mạng lưới khủng bố này, giúp chúng chiếm nhiều phần lãnh thổ ở Iraq và Syria.
Các giới chức Mỹ lo sợ IS đang sử dụng khả năng hoạt động quân sự để tiến hành các vụ tấn công ở nước ngoài và để che giấu các hoạt động như vậy trước các cơ quan quân sự và chống khủng bố đang cố ngăn chặn chúng.
Hoài Vy (Theo NBC News)
Theo_Người lao động
Nga tố Mỹ không muốn diệt IS ở Syria
Ngoại trưởng Nga cho rằng Mỹ cùng các đồng minh không muốn diệt Nhà nước Hồi giáo nhằm làm suy yếu chính phủ Syria, đồng thời giữ cường độ không kích đủ để nhóm phiến quân không thể kiểm soát nước này.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov. Ảnh: Reuters.
"Kết quả phân tích những đợt không kích (do Mỹ dẫn đầu) thực hiện hơn một năm qua cho thấy họ tấn công có chọn lọc, sơ sài và hầu hết đều không trúng những đơn vị của Nhà nước Hồi giáo (IS) có đủ khả năng thách thức quân đội Syria", Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói với kênhRossiya 1.
Ngoại trưởng Lavrov gọi hành động trên là "một trò chơi nguy hiểm", khiến khó xác định mục đích thực sự của Washington ở Syria. "Họ muốn IS làm suy yếu Tổng thống Syria Bashar al-Assad sớm nhất có thể để buộc ông phải từ chức nhưng lại không muốn nhóm phiến quân mạnh hơn", ông giải thích.
Theo ông Lavrov, Nga đánh giá chiến dịch chống khủng bố do Mỹ dẫn đầu ở Syria "dựa trên quan sát kết quả cụ thể và thực tế kết quả rất ít, nếu không muốn nói là không có gì, ngoại trừ trong khoảng thời gian này (từ tháng 8/2014) IS đã lớn mạnh tại khu vực chúng kiếm soát".
Ngoại trưởng Nga còn tái khẳng định những cáo buộc cho rằng Moscow không kích trúng dân thường Syria là "vô căn cứ".
Nga hôm qua thông báo điều động phi đội gồm 25 máy bay ném bom chiến lược đến Syria để tăng gấp đôi số lần không kích nhằm vào IS và các nhóm khủng bố khác ở nước này. Tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Nga Valery Gerasimov cùng ngày thông báo kể từ khi bắt đầu chiến dịch không kích ở Syria ngày 30/9, không quân Nga đã xuất kích khoảng 1.800 lần, phá hủy khoảng 2.700 mục tiêu, tiêu diệt hàng trăm phiến quân khủng bố.
Như Tâm
Theo VNE
Ý lo sợ IS dùng máy bay không người lái tấn công Vatican Ngày 16-11, Bộ trưởng Nội vụ Ý Angelino Alfano dự đoán Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) có khả năng tấn công TP Roma bằng máy bay không người lái trong dịp Năm thánh Công giáo La Mã bắt đầu từ tháng sau và Ý sẽ đóng không phận thủ đô đối với máy bay không người lái trong suốt sự kiện...