Mỹ và Cuba tiến gần hơn tới việc tái lập quan hệ ngoại giao
Ngày 27/2, tại Washington, Mỹ và Cuba đã kết thúc vòng đàm phán chính thức thứ 2 về việc bình thường hóa quan hệ song phương sau 54 năm gián đoạn.
Dù chưa thể giải quyết hết những khác biệt căn bản và cũng không có thỏa thuận quan trọng nào được công bố, song sau gần 6 tiếng đàm phán hai nước đã tiến rất gần tới việc tái lập các mối quan hệ ngoại giao.
Truong doan dam phan Cuba Josefina Vidal Nếu như vòng đàm phán đầu tiên diễn ra tại thủ đô La Habana của Cuba cách đây hơn 1 tháng dường như chỉ mang tính khởi động và thăm dò, thì tại vòng đàm phán lần này, hai bên đã đi sâu thảo luận những trở ngại chính trên con đường khôi phục quan hệ song phương đầy đủ, trong đó trọng tâm là mở cửa trở lại các cơ quan đại diện ngoại giao tại mỗi nước và việc Mỹ đưa Cuba ra khỏi danh sách các nước bảo trợ khủng bố.
Phát biểu tại cuộc họp báo riêng rẽ sau đàm phán, bà Josefina Vidal – Vụ trưởng Vụ các vấn đề Mỹ thuộc Bộ Ngoại giao – Trưởng đoàn Cuba, cho rằng hai bên bước vào vòng đàm phán lần này trên tinh thần xây dựng. Cuộc họp đã diễn ra trong bầu không khí tôn trọng lẫn nhau và mang tính chuyên nghiệp.
Theo bà Vidal, trong vòng đàm phán lần này, phái đoàn Cuba đã nêu bật tầm quan trọng của việc tìm kiếm giải pháp cho hàng loạt vấn đề, qua đó tạo điều kiện để Cuba có thể tái lập quan hệ ngoại giao và mở đại sứ quán tại thủ đô mỗi nước. Bà Vidal khẳng định, La Habana đã một lần nữa hối thúc Washington đưa Cuba ra khỏi danh sách các nước bảo trợ chủ nghĩa khủng bố quốc tế.
“Đó là vấn đề đặc biệt quan trọng đối với Cuba. Tôi phải nói rằng việc gỡ bỏ Cuba khỏi danh sách đó là một ưu tiêu của chúng tôi. Và chúng tôi hy vọng vấn đề này sẽ được xử lý trong tiến trình tiến tới bình thường hoá hoàn toàn quan hệ giữa hai nước.” Bà Vidal nói.
Trưởng đoàn đàm phán Cuba đồng thời cho biết, dù chưa ấn định thời điểm tiến hành vòng đàm phán tiếp theo, song hai bên sẽ duy trì liên lạc và bà tin tưởng sẽ có thêm những tiến triển trong vài tuần tới.
Video đang HOT
Về phần mình, Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách Tây bán cầu Roberta Jacobson -Trưởng đoàn Mỹ, nói rằng “tinh thần hợp tác và khích lệ” đã được duy trì trong suốt quá trình đàm phán. Hai bên đã thảo luận thẳng thắn về một loạt vấn đề, như nhân quyền, mở các đại sứ quán, khôi phục hoạt động ngân hàng và mở rộng quyền đi lại của các nhà ngoại giao.
Bà Jacobson khẳng định, những tiến triển vừa đạt là rất đáng lạc quan và bày tỏ tin tưởng: “Tôi tin chắc rằng với thiện chí và sự hợp tác như ngày hôm nay, hai bên có thể hoàn tất đàm phán vào trước Hội nghị Thượng đỉnh các nước châu Mỹ vào tháng 4 tới. Nhưng chúng tôi cũng thừa nhận là còn nhiều việc phải thực hiện.”
Nhân dịp này, hai bên thông báo sẽ khởi động một loạt cuộc gặp cấp chuyên viên để thảo luận những vấn đề cụ thể cần phải giải quyết. Cụ thể, tuần tới, các quan chức Cuba sẽ trở lại Washington để đàm phán về những qui định quản lý hàng không dân dụng, thảo luận vấn đề buôn người, nhân quyền….
Trong khi hai phái đoàn quan chức Mỹ sẽ đến Cuba vào cuối tháng Ba tới để hướng dẫn thực hiện các quy định của Washington và thăm dò khả năng các công ty Mỹ giúp Cuba xây dựng cơ sở hạ tầng viễn thông./.
Huy Hoàng
Theo_VOV
Ông Fidel Castro: "Tôi không tin chính sách của Mỹ"
Ông Fidel Castro đã lần đầu tiên lên tiếng khi gửi thư tới cả nước về vấn đề bình thường hóa quan hệ với Mỹ.
Ngày 26/1, truyền hình nhà nước Cuba đăng bức thư của lãnh tụ Fidel Castro với nội dung được cho là thể hiện sự ủng hộ đối với các cuộc hội đàm giữa Cuba và Mỹ.
Đây là lần đầu tiên biểu tượng 88 tuổi của Cách mạng Cuba đề cập tới nước Mỹ kể từ khi quốc đảo Caribe này và Mỹ hôm 17/12 tuyên bố sẽ khôi phục quan hệ ngoại giao.
Tuyên bố của ông Fidel có đoạn: "Mọi giải pháp hòa bình hoặc thông qua thương lượng đối với các vấn đề giữa Mỹ và các quốc gia Mỹ Latinh, trong đó không ám chỉ vũ lực hoặc sử dụng vũ lực, cần được xử lý theo nguyên tắc và thông lệ quốc tế."
Ông Fidel nhấn mạnh: "Chúng tôi sẽ luôn bảo vệ sự hợp tác và hữu nghị với tất cả quốc gia trên toàn thế giới, trong đó gồm cả những kẻ thù chính trị của chúng tôi."
Tuy nhiên, cựu lãnh đạo Cuba thừa nhận: "Tôi không tin tưởng chính sách của Mỹ" song lãnh tụ Cuba khẳng định "điều này không đồng nghĩa bác bỏ việc giải quyết xung đột một cách hòa bình cho các xung đột của hai bên".
Ông Cuba Fidel Castro trên truyền hình năm 2014
Tuyên bố của ông Fidel Castro diễn ra trong bối cảnh cả Washington và La Habana đang có những xúc tiến đối thoại, đàm phán để tiến hành quá trình bình thường hóa quan hệ. Hôm 22/1/2015, Mỹ và Cuba đã tổ chức cuộc đàm phán lần đầu.
Dù chưa đạt được kết quả nào cụ thể, nhưng hai bên nhất trí sẽ gặp lại để tiếp tục tiến trình bình thường hóa quan hệ. Theo BBC, đây là cuộc đàm phán cấp cao nhất giữa Mỹ và Cuba suốt nhiều thập kỷ qua. Nội dung thảo luận trong hai ngày tập trung vào tái thiết quan hệ ngoại giao nhưng hai nước chưa ấn định được thời điểm mở cửa lại đại sứ quán.
Bà Josefina Vidal, trưởng phái đoàn đàm phán của Cuba, cho biết vòng đàm phán tiếp theo dự kiến diễn ra vào tuần tới, trước Hội nghị Thượng đỉnh châu Mỹ vào tháng 4. Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Cuba Raul Castro sẽ tham dự hội nghị này.
"Hôm nay chỉ là cuộc gặp đầu tiên. Đây là cả một quá trình", bà Vidal nói.
Trưởng phái đoàn Mỹ, trợ lý ngoại trưởng Hemisphere Roberta Jacobson, cũng nhấn mạnh việc bình thường quan hệ sau hàng chục năm thù địch cần có thời gian. "Chúng ta phải vượt qua hơn 50 năm của một mối quan hệ không có niềm tin và sự tin cậy", bà nói.
Cấp phó của bà Jacobson, ông Alex Lee, khẳng định tính chất hợp tác trong cuộc đàm phán hôm qua chứng minh rằng Mỹ và Cuba có thể tìm thấy những cơ hội để chia sẻ lợi ích lẫn nhau, bất chấp những khác biệt rõ ràng.
Cuộc đàm phán diễn ra một tháng sau khi ông Obama và ông Castro nhất trí cải thiện quan hệ. Trong Thông điệp Liên bang hôm 20/1, tổng thống Mỹ đề nghị quốc hội chấm dứt lệnh cấm vận thương mại đối với Cuba.
Việc bình thường hóa quan hệ với Cuba là một chiến lược của Tổng thống Mỹ trong năm 2015, được nêu cụ thể, chi tiết tại Thông điệp liên bang Mỹ phát đi ngày 21/1/2015.
Theo quan điểm của ông Obama, bình thường hóa quan hệ với Cuba là khởi đầu cho kế hoạch làm mới hình ảnh đang ngày càng xấu đi của Washington tại Nam Mỹ.
Đỗ Phong (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Một chuyến đi nhiều mục đích Tổng thống Pháp Francois Hollande vừa kết thúc chuyến thăm 2 ngày đến Philippines (ngày 26 và 27-2). Đây là chuyến thăm đầu tiên của một tổng thống Pháp tới Philippines kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1947. Cùng phái đoàn hùng hậu với hơn 100 người tháp tùng, trong đó có nhiều ông chủ các tập...