Mỹ và Cuba khôi phục đường dây điện thoại trực tiếp
Công ty viễn thông nhà nước Cuba (ETECSA) ngày 11/3 thông báo nước này và Mỹ đã khôi phục lại hệ thống liên lạc trực tiếp.
Nhờ hệ thống liên lạc mới được thiết lập, người dân ở hai nước Mỹ và Cuba sẽ dễ dàng liên lạc và được sử dụng dịch vụ có giá ưu đãi hơn. (Ảnh: RT)
Thông báo của ETECSA nêu rõ việc bình thường hóa quan hệ Cuba – Mỹ đã mang lại nhiều cơ hội mới, trong đó bao gồm việc thiết lập lại hệ thống liên lạc trực tiếp giữa hai nước.
Dù hệ thống hiện nay chỉ phục vụ các cuộc điện thoại, song ETECSA cho biết các dịch vụ khác sẽ được khai thác trong thời gian tới.
Thông báo nêu trên là thông tin chính thức sau khi ETECSA và công ty đối tác Mỹ IDT Corporation khai trương dịch vụ điện thoại trực tiếp tới Cuba, theo thỏa thuận mà hai bên đã ký hồi tháng 2/2015.
“Chúng tôi rất hài lòng khi đạt được thỏa thuận mang tính đột phá với ETECSA. Nhờ hệ thống mới được thiết lập, người dân ở hai nước sẽ dễ dàng liên lạc và được sử dụng dịch vụ có giá ưu đãi hơn”, Giám đốc điều hành của IDT, ông Bill Pereira khẳng định, đồng thời nhấn mạnh thỏa thuận trên là bước tiến quan trọng trong quá trình bình thường hóa quan hệ giữa Mỹ và Cuba.
Đây là lần đầu tiên kể từ năm 1999 đường dây điện thoại trực tiếp giữa Mỹ và Cuba được khôi phục lại, đồng thời cũng là thỏa thuận đầu tiên giữa Mỹ và Cuba kể từ khi chính phủ hai nước tuyên bố tái lập quan hệ ngoại giao.
Năm 1999, hệ thống điện thoại trực tiếp giữa hai nước đã bị ngưng lại. Sau đó, chính phủ Cuba đã thông qua dự án liên lạc giữa nước này với Venezuela và Jamaica để sang nước thứ ba. Năm 2009, Cuba cũng phản đối đề xuất thiết lập hệ thống liên lạc trực tiếp với Mỹ.
Theo đánh giá của giới quan sát, việc thiết lập lại hệ thống liên lạc nêu trên có ý nghĩa to lớn với khoảng 2 triệu người Cuba nhập cư tại Mỹ, những người vẫn còn gia đình và người quen ở quê nhà.
Ngọc Anh
Theo Dantri/RT
Đại sứ Mỹ "hiến kế" thúc đẩy quan hệ Việt - Mỹ
"Còn nhiều điều mà hai nước chúng ta có thể cùng nhau làm để duy trì hòa bình, thịnh vượng và độc lập cho Việt Nam và khu vực. Để làm được như vậy, hai bên cần phải có những quyết định táo bạo và hướng tới một tương lai mới", Đại sứ Mỹ Ted Osius chia sẻ.
Đại sứ Mỹ Ted Osius phát biểu tại Đại học Quốc gia Hà Nội ngày 6/3 (Ảnh: ĐSQ Mỹ)
Tại buổi nói chuyện "Hai mươi năm quan hệ ngoại giao với Việt nam và con đường phía trước" với các sinh viên trường Đại học Quốc gia Hà Nội ngày 6/3, Đại sứ Ted Osius cho rằng thật phù hợp khi nói về tương lai của quan hệ song phương tại ngôi trường này, bởi "các bạn biết rằng giáo dục nghĩa là học hỏi lẫn nhau".
Nhà ngoại giao Mỹ nhấn mạnh rằng: 2015 đánh dấu mốc kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ giữa Việt nam và Mỹ, đây sẽ là một cơ hội quan trọng để thúc đẩy quan hệ song phương.
Video đang HOT
Trong bài phát biểu dài khoảng 30 phút, Đại sứ Mỹ điểm lại những gì mà hai nước đã đạt được trong 20 năm qua, nêu bật mối quan hệ Đối tác Toàn diện và bàn hiện trạng quan hệ giữa hai nước. Ông Osius cũng nhấn mạnh tới các phương hướng phát triển mối quan hệ Việt-Mỹ trong 20 năm tới và xa hơn nữa.
Những thành quả của quan hệ Đối tác Toàn diện
Đại sứ Osius cho hay: năm 2013, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Barack Obama đã xác lập quan hệ Đối tác Toàn diện, trong đó xác định một danh mục các lĩnh vực quy mô rộng và chiến lược mà chúng ta cần hợp tác và cùng làm việc. Mối quan hệ Đối tác Toàn diện cho thấy rằng hai nước đã làm được nhiều việc và tạo một lộ trình để tiến về phía trước.
Theo Đại sứ Mỹ, hiện trạng quan hệ trong lĩnh vực chính trị và ngoại giao là khả quan ở nhiều cấp độ. Hai nước đã chứng kiến nhịp độ đáng phấn khởi của các chuyến thăm cấp cao. Những chuyến thăm này có giá trị mang tính biểu tượng và thúc đẩy mối quan hệ Đối tác Toàn diện.
"Quan hệ Đối tác Toàn diện của chúng ta là nhằm góp phần vào hoà bình, ổn định, hợp tác và thịnh vượng ở mỗi nước, trong khu vực và trên thế giới", ông Osius nói.
Nhà ngoại giao Mỹ cho biết, cũng như Việt Nam, Mỹ mong muốn có hoà bình và ổn định trong khu vực, đặc biệt là tại Biển Đông. Ông Osius tin rằng các tranh chấp lãnh thổ phải được giải quyết một cách hoà bình, thông qua con đường ngoại giao và phù hợp với luật pháp quốc tế.
"Chúng tôi kêu gọi tất cả các bên tuyên bố chủ quyền thực hiện tự kiềm chế - đặc biệt là về các hoạt động cải tạo thực địa quy mô lớn để biến đổi các bãi đá và bãi ngầm thành những tiền đồn có thể dễ dàng quân sự hoá", Đại sứ Mỹ nhấn mạnh.
Về quan hệ hợp tác quốc phòng và an ninh, hai nước tiếp tục đạt được những tiến bộ vững chắc trên cả 5 lĩnh vực ưu tiên đã nhất trí về hợp tác quốc phòng: an ninh biển, đối thoại cấp cao, tìm kiếm và cứu nạn, hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm hoạ, và các hoạt động giữ gìn hoà bình.
Năm ngoái, Mỹ và Việt Nam đã tiến hành cuộc diễn tập tìm kiếm cứu nạn đầu tiên của hải quân hai nước và một cuộc huấn luyện tìm kiếm cứu nạn trong khu vực đô thị của các lực lượng hai nước. Cuối tháng này, lực lượng vũ trang của hai nước sẽ cùng nhau tiến hành các hoạt động cứu trợ nhân đạo và cứu trợ thảm hoạ trong khuôn khổ chương trình Thiên thần Thái Bình Dương năm nay. Vào tháng 8 tới, hải quân hai nước sẽ cộng tác trong chương trình Đối tác Thái Bình Dương.
Đề cập tới việc Việt Nam tập trung vào việc hiện đại hoá năng lực phòng thủ, ông Osius cho hay Mỹ có nhiều đề xuất nhằm tăng cường an ninh của Việt Nam trong thời gian ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
Về kinh tế, ông Osius cho biết kim ngạch thương mại hàng năm giữa Mỹ và Việt Nam là khoảng 35 tỷ USD. Đây là mức gia tăng cao gấp hơn 7 lần trong 20 năm qua. Và con số này sắp tiếp tục tăng thêm nữa khi Hiệp định Đối tác Xuyên Thái bình dương (TPP) được ký kết.
Trong bài phát biểu, Đại sứ Mỹ đã nói tới sự hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực cải cách và hoà nhập kinh tế, hợp tác khoa học và công nghệ, giáo dục, môi trường, sức khỏe. Nhà ngoại giao Mỹ cũng cho biết hai bên sẽ hợp tác hơn nữa trong các lĩnh vực mà hai nước đã đạt được tiến bộ nhưng còn những thách thức, như vấn đề nhân quyền.
Không có gì là không thể
Đại sứ Osius cũng dành một thời gian đáng kể trong bài phát biểu hôm nay để nói về chương tiếp theo trong quan hệ song phương Mỹ-Việt.
Ông Osius đã dẫn lời Đại sứ Pete Peterson, vị Đại sứ Mỹ đầu tiên tại Việt Nam sau khi bình thường hoá quan hệ, nói hồi tháng 1 rằng "Không có điều gì là không thể" để bày tỏ hi vọng về tương lai quan hệ song phương.
"Nếu chúng ta có học được điều gì trong thời gian 20 năm qua thì điều đó là không có điều gì là không thể. Chúng ta hãy lấy đó làm phương châm của chúng ta cho thời gian 20 năm tới và xa hơn nữa", Đại sứ Osius nói.
Ông Osius mong muốn hai nước sẽ hoàn tất đàm phán để biến Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương trở thành hiện thực. Ông hi vọng Mỹ và Việt Nam phát triển một chương trình không gian nhằm tăng cường năng lực viễn thông, quan trắc những tác động của biến đổi khí hậu, nâng cao năng lực nắm bắt thông tin tình hình trên biển và giúp dự báo thiên tai.
Nhà ngoại giao Mỹ bày tỏ mong muốn rằng Việt Nam và Mỹ sớm mở đường bay thẳng giữa hai nước và kỳ vọng Mỹ có thể trở thành nhà đầu tư số 1 tại Việt Nam như vị trí xếp hạng đầu tư của Mỹ hiện nay tại các nước ASEAN nói chung.
Đại sứ Osius cũng hi vọng về việc hoàn tất đàm phán cho một Khu Đại sứ quán mới trong năm kỷ niệm 20 năm bình thường hoá quan hệ này, để Mỹ có một toà Đại sứ quán phản ánh tầm quan trọng ngày càng tăng của mối quan hệ song phương.
"Còn nhiều điều mà hai nước chúng ta có thể cùng nhau làm để duy trì hoà bình, thịnh vượng và độc lập cho Việt Nam và cho khu vực. Để làm được như vậy, cả hai bên sẽ cần phải có những quyết định táo bạo và hướng tới một tương lai mới, mặc dù chúng ta vẫn nhớ và thành tâm giải quyết lịch sử của mình. Tuy chúng ta chia sẻ một lịch sử phức tạp, tôi tin rằng chúng ta cũng chia sẻ một tương lai tươi sáng", ông Osius nói.
Cuối bài phát biểu, nhà ngoại giao Mỹ nhấn mạnh: "Không có điều nào trong những điều trên là không thể, bởi vì tất cả những điều đó đều là vì lợi ích của Việt Nam và chúng tôi muốn là đối tác của các bạn".
Với truyền thống "Con Rồng Cháu Tiên", Việt Nam đã tạo được cho mình một đôi cánh vững chắc để bay lên. Chính phủ và nhân dân Mỹ sẵn sàng tiếp thêm sức mạnh cho Việt Nam bay cao và bay xa hơn nữa".
An Bình-Hồ Điệp
"Còn nhiều điều mà hai nước chúng ta có thể cùng nhau làm để duy trì hòa bình, thịnh vượng và độc lập cho Việt Nam và khu vực. Để làm được như vậy, hai bên cần phải có những quyết định táo bạo và hướng tới một tương lai mới", Đại sứ Mỹ Ted Osius chia sẻ.
Đại sứ Mỹ Ted Osius phát biểu tại Đại học Quốc gia Hà Nội ngày 6/3 (Ảnh: ĐSQ Mỹ)
Tại buổi nói chuyện "Hai mươi năm quan hệ ngoại giao với Việt nam và con đường phía trước" với các sinh viên trường Đại học Quốc gia Hà Nội ngày 6/3, Đại sứ Ted Osius cho rằng thật phù hợp khi nói về tương lai của quan hệ song phương tại ngôi trường này, bởi "các bạn biết rằng giáo dục nghĩa là học hỏi lẫn nhau".
Nhà ngoại giao Mỹ nhấn mạnh rằng: 2015 đánh dấu mốc kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ giữa Việt nam và Mỹ, đây sẽ là một cơ hội quan trọng để thúc đẩy quan hệ song phương.
Trong bài phát biểu dài khoảng 30 phút, Đại sứ Mỹ điểm lại những gì mà hai nước đã đạt được trong 20 năm qua, nêu bật mối quan hệ Đối tác Toàn diện và bàn hiện trạng quan hệ giữa hai nước. Ông Osius cũng nhấn mạnh tới các phương hướng phát triển mối quan hệ Việt-Mỹ trong 20 năm tới và xa hơn nữa.
Những thành quả của quan hệ Đối tác Toàn diện
Đại sứ Osius cho hay: năm 2013, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Barack Obama đã xác lập quan hệ Đối tác Toàn diện, trong đó xác định một danh mục các lĩnh vực quy mô rộng và chiến lược mà chúng ta cần hợp tác và cùng làm việc. Mối quan hệ Đối tác Toàn diện cho thấy rằng hai nước đã làm được nhiều việc và tạo một lộ trình để tiến về phía trước.
Theo Đại sứ Mỹ, hiện trạng quan hệ trong lĩnh vực chính trị và ngoại giao là khả quan ở nhiều cấp độ. Hai nước đã chứng kiến nhịp độ đáng phấn khởi của các chuyến thăm cấp cao. Những chuyến thăm này có giá trị mang tính biểu tượng và thúc đẩy mối quan hệ Đối tác Toàn diện.
"Quan hệ Đối tác Toàn diện của chúng ta là nhằm góp phần vào hoà bình, ổn định, hợp tác và thịnh vượng ở mỗi nước, trong khu vực và trên thế giới", ông Osius nói.
Nhà ngoại giao Mỹ cho biết, cũng như Việt Nam, Mỹ mong muốn có hoà bình và ổn định trong khu vực, đặc biệt là tại Biển Đông. Ông Osius tin rằng các tranh chấp lãnh thổ phải được giải quyết một cách hoà bình, thông qua con đường ngoại giao và phù hợp với luật pháp quốc tế.
"Chúng tôi kêu gọi tất cả các bên tuyên bố chủ quyền thực hiện tự kiềm chế - đặc biệt là về các hoạt động cải tạo thực địa quy mô lớn để biến đổi các bãi đá và bãi ngầm thành những tiền đồn có thể dễ dàng quân sự hoá", Đại sứ Mỹ nhấn mạnh.
Về quan hệ hợp tác quốc phòng và an ninh, hai nước tiếp tục đạt được những tiến bộ vững chắc trên cả 5 lĩnh vực ưu tiên đã nhất trí về hợp tác quốc phòng: an ninh biển, đối thoại cấp cao, tìm kiếm và cứu nạn, hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm hoạ, và các hoạt động giữ gìn hoà bình.
Năm ngoái, Mỹ và Việt Nam đã tiến hành cuộc diễn tập tìm kiếm cứu nạn đầu tiên của hải quân hai nước và một cuộc huấn luyện tìm kiếm cứu nạn trong khu vực đô thị của các lực lượng hai nước. Cuối tháng này, lực lượng vũ trang của hai nước sẽ cùng nhau tiến hành các hoạt động cứu trợ nhân đạo và cứu trợ thảm hoạ trong khuôn khổ chương trình Thiên thần Thái Bình Dương năm nay. Vào tháng 8 tới, hải quân hai nước sẽ cộng tác trong chương trình Đối tác Thái Bình Dương.
Đề cập tới việc Việt Nam tập trung vào việc hiện đại hoá năng lực phòng thủ, ông Osius cho hay Mỹ có nhiều đề xuất nhằm tăng cường an ninh của Việt Nam trong thời gian ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
Về kinh tế, ông Osius cho biết kim ngạch thương mại hàng năm giữa Mỹ và Việt Nam là khoảng 35 tỷ USD. Đây là mức gia tăng cao gấp hơn 7 lần trong 20 năm qua. Và con số này sắp tiếp tục tăng thêm nữa khi Hiệp định Đối tác Xuyên Thái bình dương (TPP) được ký kết.
Trong bài phát biểu, Đại sứ Mỹ đã nói tới sự hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực cải cách và hoà nhập kinh tế, hợp tác khoa học và công nghệ, giáo dục, môi trường, sức khỏe. Nhà ngoại giao Mỹ cũng cho biết hai bên sẽ hợp tác hơn nữa trong các lĩnh vực mà hai nước đã đạt được tiến bộ nhưng còn những thách thức, như vấn đề nhân quyền.
Không có gì là không thể
Đại sứ Osius cũng dành một thời gian đáng kể trong bài phát biểu hôm nay để nói về chương tiếp theo trong quan hệ song phương Mỹ-Việt.
Ông Osius đã dẫn lời Đại sứ Pete Peterson, vị Đại sứ Mỹ đầu tiên tại Việt Nam sau khi bình thường hoá quan hệ, nói hồi tháng 1 rằng "Không có điều gì là không thể" để bày tỏ hi vọng về tương lai quan hệ song phương.
"Nếu chúng ta có học được điều gì trong thời gian 20 năm qua thì điều đó là không có điều gì là không thể. Chúng ta hãy lấy đó làm phương châm của chúng ta cho thời gian 20 năm tới và xa hơn nữa", Đại sứ Osius nói.
Ông Osius mong muốn hai nước sẽ hoàn tất đàm phán để biến Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương trở thành hiện thực. Ông hi vọng Mỹ và Việt Nam phát triển một chương trình không gian nhằm tăng cường năng lực viễn thông, quan trắc những tác động của biến đổi khí hậu, nâng cao năng lực nắm bắt thông tin tình hình trên biển và giúp dự báo thiên tai.
Nhà ngoại giao Mỹ bày tỏ mong muốn rằng Việt Nam và Mỹ sớm mở đường bay thẳng giữa hai nước và kỳ vọng Mỹ có thể trở thành nhà đầu tư số 1 tại Việt Nam như vị trí xếp hạng đầu tư của Mỹ hiện nay tại các nước ASEAN nói chung.
Đại sứ Osius cũng hi vọng về việc hoàn tất đàm phán cho một Khu Đại sứ quán mới trong năm kỷ niệm 20 năm bình thường hoá quan hệ này, để Mỹ có một toà Đại sứ quán phản ánh tầm quan trọng ngày càng tăng của mối quan hệ song phương.
"Còn nhiều điều mà hai nước chúng ta có thể cùng nhau làm để duy trì hoà bình, thịnh vượng và độc lập cho Việt Nam và cho khu vực. Để làm được như vậy, cả hai bên sẽ cần phải có những quyết định táo bạo và hướng tới một tương lai mới, mặc dù chúng ta vẫn nhớ và thành tâm giải quyết lịch sử của mình. Tuy chúng ta chia sẻ một lịch sử phức tạp, tôi tin rằng chúng ta cũng chia sẻ một tương lai tươi sáng", ông Osius nói.
Cuối bài phát biểu, nhà ngoại giao Mỹ nhấn mạnh: "Không có điều nào trong những điều trên là không thể, bởi vì tất cả những điều đó đều là vì lợi ích của Việt Nam và chúng tôi muốn là đối tác của các bạn".
Với truyền thống "Con Rồng Cháu Tiên", Việt Nam đã tạo được cho mình một đôi cánh vững chắc để bay lên. Chính phủ và nhân dân Mỹ sẵn sàng tiếp thêm sức mạnh cho Việt Nam bay cao và bay xa hơn nữa".
An Bình-Hồ Điệp
Theo Dantri
Cuba và EU bắt đầu vòng 3 đàm phán về thỏa thuận chính trị Ngày 4/3, tại thủ đô La Habana, hai phái đoàn Cuba và Liên minh châu Âu (EU) đã bắt đầu vòng ba cuộc đàm phán dự kiến kéo dài hai ngày về Thỏa thuận đối thoại chính trị và hợp tác. Trưởng đoàn đàm phán của EU là ông Cristian Leffler (giữa) và Thứ trưởng Ngoại giao Cuba Abelardo Moreno (phải). Trưởng đoàn...