Mỹ và các đồng minh siết chặt trừng phạt Nga
Ngày 21/2, Thứ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Wally Adeyemo cho biết trong tuần này, Washington và các đồng minh sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt mới chống Nga nhằm gây sức ép buộc Moskva kết thúc chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.
Đồng ruble của Nga và đồng đô-la Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu tại Hội đồng Quan hệ đối ngoại Mỹ ở Washington, Thứ trưởng Adeyemo nêu rõ một nhóm gồm 30 nước sẽ tìm cách cản trở Nga mua những hàng hóa lưỡng dụng (có thể dùng cho cả mục đích dân sự và quân sự) như các loại máy lạnh để hạn chế nguồn cung chip bán dẫn cần thiết cho Moskva. Các biện pháp trừng phạt mới cũng nhắm tới việc siết chặt hạn chế vận chuyển dầu mỏ và các hàng hóa bị giới hạn khác thông qua các nước có biên giới (với Nga).
Thứ trưởng Tài chính Mỹ nêu rõ với quy mô nhóm tham gia gồm 30 nước, chiếm hơn 50% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu, gói trừng phạt mới sẽ tiếp tục cô lập Moskva.
Ông cho biết nhóm này sẽ cảnh báo các công ty và thể chế tài chính tại mỗi nước về hậu quả của việc vi phạm các biện pháp trừng phạt, lưu ý Mỹ và đối tác đã chuẩn bị nhiều công cụ kinh tế để hành động khi cần thiết, không loại trừ khả năng cấm các công ty và ngân hàng tham gia các thị trường và hệ thống tài chính ở những nước này.
Trong diễn biến liên quan, hãng tin Reuters (Anh) dẫn một tài liệu nội bộ của Liên minh châu Âu (EU) cho biết 12 nước thành viên, trong đó có Pháp, Đức và Italy, kêu gọi EU ngăn chặn các công ty và nước thứ 3 “lách” các biện pháp trừng phạt Nga bằng cách sử dụng quan hệ thương mại với EU hay quyền tiếp cận thị trường chung làm điều kiện đánh đổi. Đây là tài liệu chuẩn bị cho các cuộc thảo luận sắp tới giữa đại diện của chính phủ 27 nước thành viên EU về gói trừng phạt thứ 10 nhằm vào Nga.
Video đang HOT
Kể từ khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine hồi tháng 2/2022, các nước phương Tây đã áp đặt nhiều biện pháp trừng phạt Moskva, với mục tiêu cô lập nước này về mặt kinh tế. Tuy nhiên, trong Thông điệp liên bang 2023 đọc trước Quốc hội Nga ngày 21/2, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định nền kinh tế nước này vẫn đứng vững và mạnh hơn dự tính của phương Tây. Ông tuyên bố Nga có mọi nguồn lực tài chính cần thiết để đảm bảo an ninh và phát triển quốc gia bất chấp những biện pháp trừng phạt kinh tế.
Lượng khí đốt Nga bán cho Trung Quốc tăng vọt
Nguồn cung khí đốt của Nga cho Trung Quốc đã tăng gần 60% trong 4 tháng đầu năm 2022 so với cùng kỳ năm ngoái.
Nhà máy xử lý khí đốt của Gazprom ở Vùng Amur (Nga) giáp Trung Quốc. Ảnh: Sputnik
Theo đài RT ngày 2/5, thông tin trên do tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga công bố ngày 1/5.
Công ty này cho biết quá trình giao khí đốt diễn ra qua đường ống Power of Siberia theo một phần của hợp đồng giữa Gazprom và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC).
Khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự chống lại Ukraine vào cuối tháng 2, Trung Quốc đã từ chối lên án Nga và cũng không tham gia vào các biện pháp trừng phạt quốc tế, bất chấp những lời cảnh báo từ Mỹ.
Trong bối cảnh Nga bị trừng phạt, các nhà nhập khẩu khí hóa lỏng (LNG) của Trung Quốc đã thận trọng tìm cơ hội mua khí đốt từ Nga, nguồn năng lượng giá rẻ hiện bị nhiều nước phương Tây xa lánh.
Nhiều tập đoàn nhà nước như Sinopec và PetroChina đã mở các cuộc thương thảo với các nhà cung ứng để đặt mua các chuyến hàng LNG giao ngay từ Nga với mức chiết khấu cao. Một số nhà nhập khẩu tại đại lục đang tính đến khả năng sử dụng tư cách pháp nhân Nga để thay mặt tham gia các đợt mở thầu chào bán LNG từ Nga, nhằm tránh bị chính phủ nước ngoài phát hiện.
Đa phần các nhà nhập khẩu LNG trên thế giới sẽ không mua nguồn khí này của Nga vì nhiều lý do. Các công ty Trung Quốc đang nổi lên là khác hàng thuộc nhóm số ít sẵn sàng mạo hiểm mua LNG từ Nga.
Đây cũng là xu thế xuất hiện trên thị trường dầu mỏ, nơi mà nhiều tổ hợp lọc dầu tại Trung Quốc cũng đang lặng lẽ thu gom dầu thô giá rẻ của Nga, trong bối cảnh nguồn dầu này bị nhiều khách hàng quốc tế xa lánh. Giới giao dịch cho biết một số chuyến tàu chở LNG đã được các nhà nhập khẩu Trung Quốc đặt mua.
Trên thực tế, nhu cầu nhập khẩu LNG của Trung Quốc tại thời điểm này không đến mức cấp bách, khi thời tiết bắt đầu ấm lên, trong khi các lệnh phong tỏa được ban bố để ngăn chặn lây lan COVID-19 làm dấy lên lo ngại về đà suy yếu trong nhu cầu tiêu thụ năng lượng. Tuy nhiên, LNG của Nga với mức giá chiết khấu sâu vẫn là nguồn bổ sung hợp lý cho các kho chứa tại Trung Quốc, trước khi giá mặt hàng này sẽ tăng trong mùa hè tới đây.
Nguồn tin ẩn danh trong giới giao dịch cho biết khác hàng nhập khẩu LNG tại Trung Quốc đang tìm kiếm các hợp đồng mua bán thông qua đàm phán song phương với phía Nga nhằm tránh những ồn ào, dư luận không đáng có trên thị trường giao ngay. Các công ty Trung Quốc cũng chọn cách hành động cẩn trọng, tránh các đơn hàng khối lượng lớn.
Các công ty Trung Quốc cũng né tránh việc tham gia mua bán thông qua các văn phòng vệ tinh trên các sở giao dịch hàng hóa từ London cho tới Singapore, để không vướng phải những rắc rối tiềm ẩn với chính phủ những nước sở tại. Đa phần các bàn giao dịch cho các công ty Trung Quốc đều được đặt ở nước ngoài.
Nga là một trong những nhà sản xuất và xuất khẩu LNG lớn của thế giới. Trong năm 2021, Nga xuất khẩu 30,3 triệu tấn LNG bằng đường biển, tương đương với 7,8% lượng LNG xuất khẩu toàn cầu. Phần lớn LNG này được xuất đi từ tổ hợp Yamal LNG ở phía bắc Siberia, gần cảng Sabetta của Nga ở Bắc Cực. Tại dự án này, Nga đang sử dụng đội tàu chuyên chở 15 chiếc, có khả năng phá băng và mỗi chuyến có thể chở được 170.000 tấn LNG.
Sự bất đồng về vấn đề năng lượng giữa Nga và phương Tây đã khiến nguồn cung khí đốt cho các nước ngoài Liên Xô cũ giảm 26,9% kể từ đầu năm. Tổng cộng Nga đã giao 50,1 tỷ mét khối khí đốt trong bốn tháng qua.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã yêu cầu "các quốc gia không thân thiện" thanh toán tiền khí đốt bằng đồng ruble từ ngày 31/3. Biện pháp này được thông qua sau khi phương Tây áp đặt các biện pháp trừng phạt khắc nghiệt đối với Nga trong bối cảnh xung đột ở Ukraine.
Ban đầu, EU từ chối các quy định mới của Nga, gọi đây là "hành vi tống tiền", nhưng Ủy ban châu Âu gần đây cho biết có thể có cách thanh toán khí đốt của Nga bằng đồng ruble mà không vi phạm các lệnh trừng phạt.
Tuy nhiên, một số quốc gia vẫn từ chối chuyển sang đồng ruble, khiến Gazprom phải cắt nguồn cung cấp khí đốt cho Ba Lan và Bulgaria vào cuối tháng 4.
Những chiến thuật của Tổng thống Putin nhằm tăng giá trị đồng rúp Đồng nội tệ Nga đã có cú bật tăng trở lại ấn tượng sau khi chịu những đòn nặng nề do các lệnh trừng phạt của phương Tây. Nhưng Mỹ cho rằng sự phục hồi của đồng rúp đang được thúc đẩy bởi "nhiều sự thao túng". Đồng rúp hiện đang được giao dịch xung quanh mức trước khi Nga tiến hành chiến...