Mỹ và Ấn Độ hợp tác phát triển vũ khí, trí tuệ nhân tạo để cạnh tranh với Trung Quốc
Quan hệ Mỹ, Ấn Độ hướng đến hợp tác về vũ khí, trí tuệ nhân tạo (AI) để cạnh tranh với Trung Quốc.
Tổng thống Mỹ Joe Biden (trái) nói chuyện với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi trong buổi khai mạc Hội nghị G20 ở Bali, Indonesia, ngày 15/11/2022. Ảnh: EPA/EFE
Theo hãng tin Reuters mới đây, Nhà Trắng đã thúc đẩy quan hệ đối tác với Ấn Độ khi Tổng thống Joe Biden hy vọng sẽ giúp cả hai cạnh tranh với Trung Quốc về thiết bị quân sự, chất bán dẫn và AI.
Washington muốn triển khai thêm các mạng điện thoại di động phương Tây ở Ấn Độ để cạnh tranh với tập đoàn Huawei của Trung Quốc, chào đón thêm các chuyên gia chip máy tính Ấn Độ đến Mỹ và khuyến khích các công ty từ cả hai nước hợp tác trên các thiết bị quân sự như hệ thống pháo.
Tuy nhiên, Nhà Trắng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn trên mọi mặt trận, trong đó có việc áp đặt các hạn chế của Mỹ đối với chuyển giao công nghệ quân sự và thị thực cho công nhân nhập cư, cùng với sự phụ thuộc lâu dài của Ấn Độ vào Nga về khí tài quân sự.
Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan và người đồng cấp Ấn Độ Ajit Doval đã gặp gỡ các quan chức cấp cao của cả hai nước tại Nhà Trắng vào ngày 31/1 để khởi động Sáng kiến Mỹ – Ấn về Công nghệ quan trọng và mới nổi.
“Thách thức ngày càng lớn hơn do Trung Quốc đặt ra – các hoạt động kinh tế, động thái quân sự cứng rắn, nỗ lực thống trị các ngành công nghiệp và kiểm soát chuỗi cung ứng của tương lai – đã có tác động sâu sắc đến quan điểm ở Delhi”, ông Sullivan nói.
Ông Doval cũng có cuộc gặp với Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken trong chuyến thăm 3 ngày tới Washington, D.C., kết thúc hôm 1/2.
Video đang HOT
New Delhi đã khiến Washington thất vọng khi tham gia các cuộc tập trận quân sự với Nga và tăng cường mua dầu thô của nước này, điều mà phương Tây cáo buộc là nguồn tài trợ chính cho chiến dịch quân sự của Moskva ở Ukraine. Nhưng Washington vẫn giữ im lặng và thúc đẩy nước này chống lại Nga trong khi bỏ qua lập trường cứng rắn hơn của Ấn Độ đối với Trung Quốc.
Đầu tuần này, ông Sullivan và Doval đã tham gia một sự kiện của Phòng Thương mại Mỹ với các nhà lãnh đạo đến từ các tập đoàn Lockheed Martin, Adani Enterprises và Applied Materials Inc.
Mặc dù Ấn Độ là một phần trong sáng kiến tại châu Á của chính quyền Biden – Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (IPEF) – nhưng Ấn Độ đã chọn không tham gia các cuộc đàm phán trụ cột thương mại của IPEF.
Sáng kiến này cũng bao gồm nỗ lực chung về không gian và điện toán lượng tử hiệu năng cao.
Trong khi đó, General Electric Co đang đề nghị chính phủ Mỹ cho phép sản xuất động cơ phản lực với Ấn Độ để cung cấp năng lượng cho máy bay do Ấn Độ vận hành và sản xuất, theo Nhà Trắng, đồng thời cho biết một cuộc đánh giá đang được tiến hành.
Về phần mình, New Delhi lưu ý chính phủ Mỹ sẽ nhanh chóng xem xét đơn đăng ký của tập đoàn General Electric và hai nước sẽ tập trung vào việc sản xuất chung “các hạng mục quan trọng mà cả hai bên cùng quan tâm” trong lĩnh vực quốc phòng.
Hai nước cũng thiết lập cơ chế điều phối công nghệ lượng tử và đồng ý thành lập một nhóm đặc biệt với sự tham gia của Liên đoàn Chất bán dẫn Ấn Độ, Hiệp hội Chất bán dẫn Điện tử Ấn Độ (IESA) và Hiệp hội Công nghiệp Chất bán dẫn Mỹ (SIA) để thúc đẩy sự phát triển hệ sinh thái chất bán dẫn.
Tuyên bố của Ấn Độ cho biết chương trình không gian của Ấn Độ sẽ hợp tác với NASA về các cơ hội đưa con người vào không gian và các dự án khác.
Hà Lan gặp khó trong cuộc chiến chip giữa Mỹ và Trung Quốc
Hà Lan đang chịu áp lực của Mỹ trong ngăn chặn tập đoàn công nghệ hàng đầu của mình bán máy sản xuất chip tiên tiến cho Trung Quốc.
Đối mặt với áp lực của Mỹ trong việc hạn chế bán công nghệ chip tiên tiến cho Trung Quốc, Hà Lan đang cân nhắc xem có nên cấm tập đoàn công nghệ hàng đầu ASML xuất khẩu một số thiết bị cần thiết để sản xuất chất bán dẫn hay không.
ASML là nền tảng sản xuất chip toàn cầu. Công ty này có thể tạo ra dòng máy EUV tiên tiến nhất để sản xuất chip và lệnh cấm sẽ thúc đẩy nỗ lực của Mỹ nhằm ngăn chặn Trung Quốc tiếp cận chip cao cấp cho trí tuệ nhân tạo, siêu máy tính và phát triển vũ khí.
Đối với Hà Lan, quyết định này gây ra thế lưỡng nan giữa an ninh quốc gia của chính họ và cam kết đối với thương mại tự do cũng như phát triển nền kinh tế của mình. Trung Quốc chiếm 15% tổng doanh thu của ASML và ASML cho đến nay là công ty công nghệ lớn nhất của Hà Lan và châu Âu tính theo vốn hóa thị trường.
Mỹ đã thúc đẩy các quan chức châu Âu kể từ khi họ tiến hành các hạn chế xuất khẩu của riêng mình vào đầu tháng 10/2022, gây ra cuộc tranh luận gay gắt giữa Chính phủ Hà Lan, các quan chức EU và Giám đốc điều hành ASML. Các vấn đề mà họ đang tìm cách giải quyết tập trung vào việc xác định loại công nghệ chip nào là tiên tiến và quan trọng về mặt chiến lược, cũng như loại nào mà phần còn lại của EU được sở hữu theo quyết định dựa trên lợi ích an ninh quốc gia của Hà Lan.
Hiện châu Âu và Mỹ đều nỗ lực khôi phục hoạt động sản xuất chip sau khi cú sốc nguồn cung do đại dịch COVID-19 gây ra những rủi ro do phụ thuộc vào các nhà sản xuất châu Á.
Bart Groothuis, một nghị sĩ EU của Hà Lan tại Nghị viện châu Âu, cho biết để đánh giá liệu có nên nhượng bộ trước các yêu cầu của Mỹ hay không, Hà Lan cần xác định "thế nào là an ninh quốc gia và đâu chỉ là cuộc chiến kinh tế".
Đối với ASML, Chính phủ Hà Lan đã yêu cầu ngừng cấp giấy phép xuất khẩu máy EUV cho Trung Quốc kể từ năm 2019, được cho là dưới áp lực của Mỹ. Ban đầu việc này chỉ ảnh hưởng đến một loại máy, nhưng dần dần đã chặn ASML thâm nhập vào một thị trường đang phát triển mạnh ở châu Á. Hiện ASML vẫn bán cho khách hàng Trung Quốc những loại máy kém tiên tiến hơn (như máy DUV).
Vào đầu tháng 10/2022, Mỹ đã ban hành một loạt hạn chế xuất khẩu mới nhắm vào năng lực sản xuất chất bán dẫn và siêu máy tính tiên tiến của Trung Quốc - với tuyên bố rằng Bắc Kinh đã sử dụng những thứ này để phát triển và chế tạo vũ khí. Một phần của các quy định đã ngăn cản các công ty có trụ sở tại Mỹ vận chuyển một số thiết bị sản xuất nhất định để sản xuất chất bán dẫn tiên tiến đến Trung Quốc.
Mỹ cũng đã đàm phán với ASML và một số đối thủ cạnh tranh của Nhật Bản về vấn đề trên. Khoảng 90% nguồn cung cấp thiết bị sản xuất chất bán dẫn trên toàn cầu là từ các công ty có trụ sở tại Mỹ, Nhật Bản và Hà Lan và bất kỳ lệnh cấm xuất khẩu nào đối với họ sẽ cản trở nỗ lực của Trung Quốc nhằm đảm bảo chất bán dẫn tiên tiến.
Các quan chức Hà Lan ban đầu thận trọng hơn, nhấn mạnh rằng họ sẽ không "sao chép" các biện pháp hạn chế xuất khẩu của Mỹ. Trong một cuộc phỏng vấn vào cuối tháng 11/2022, Bộ trưởng Thương mại Hà Lan Liesje Schreinemacher nói rằng bà chia sẻ những lo ngại về an ninh của Mỹ nhưng Hà Lan cũng sẽ "xem xét lợi ích kinh tế và địa chính trị của chính mình".
Tuy nhiên trong những tuần gần đây, quan điểm Hà Lan dường như trở nên hoài nghi hơn đối với Trung Quốc.
Một nhà ngoại giao EU cho biết vào tháng 12/2022 rằng nước này đang "đi theo hướng thậm chí còn cứng rắn hơn với Trung Quốc". Điều đó dường như đã xuất hiện vào đầu tháng 1 này khi Bộ trưởng Kinh tế Hà Lan Micky Adriaansens nói rằng việc công ty Nexperia thuộc sở hữu của Trung Quốc tiếp quản một công ty khởi nghiệp bán dẫn có trụ sở tại thành phố Delft (Hà Lan) có thể bị xem xét liên quan đến an ninh quốc gia. Đây sẽ đóng vai trò như một trường hợp thử nghiệm để các cường quốc mới ngăn chặn các thương vụ mua lại công nghệ nhạy cảm từ nước ngoài.
Cho đến thời điểm hiện tại, Bộ Ngoại giao Hà Lan từ chối bình luận về các cuộc đàm phán với Mỹ, trong khi ASML nhấn mạnh rằng "chưa có quyết định" nào được đưa ra. Giám đốc điều hành ASML Peter Wennink lập luận rằng công ty đã thực hiện phần việc của mình bằng cách không bán máy EUV, đồng thời đặt câu hỏi về tính hiệu quả của áp lực từ Mỹ đối với các con chip có thể được sử dụng trong sản xuất vũ khí tiên tiến.
Cạnh tranh địa chính trị đang làm phức tạp thêm câu hỏi liệu Hà Lan có thực sự là nước duy nhất cấp giấy phép xuất khẩu cho ASML hay không. Mặc dù kiểm soát xuất khẩu là quyền quốc gia, nhưng một số ý kiến cho rằng bất kỳ quyết định nào của Hà Lan cũng có thể có tác động trên diện rộng đối với các ngành công nghiệp trên khắp châu Âu.
"Hà Lan khẳng định đây là quyết định của họ. Về mặt kỹ thuật, họ đúng, nhưng nó sẽ gây ra những tác động về chính trị và kinh tế", một nhà ngoại giao khác của EU kết luận.
Tình báo Anh: Nga gặp khó trong tác chiến ở Ukraine vì thiếu UAV trinh sát Nga đang đối mặt với tình trạng thiếu máy bay không người lái (UAV) do các lệnh trừng phạt của phương Tây, khiến Moskva khó có thể thay thế các UAV bị bắn rơi trong cuộc xung đột với Ukraine. Nga được cho là đã nhận được lô hàng UAV đầu tiên từ Iran. Ảnh: AFP Nga đang gặp khó khăn trong việc...