Mỹ và Ai Cập đối thoại chiến lược nhằm hàn gắn quan hệ
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry ngày 1-8 đã đến thủ đô Cairo của Ai Cập với nỗ lực thu hẹp những bất đồng trong quan hệ ngoại giao giữa hai nước.
Tâm điểm trong chuyến thăm Cairo của ông Kerry là việc Mỹ và Ai Cập nối lại cuộc đối thoại chiến lược giữa hai nước, vốn đã bị tạm ngừng trong 6 năm qua.
Ngoại trưởng John Kerry và Ngoại trưởng Sameh Shoukri gặp nhau tại Cairo ngày 2-8. (Ảnh: AP)
Ngày 2-8, Ngoại trưởng John Kerry và người đồng cấp Sameh Shoukri đã đồng chủ trì cuộc đối thoại chiến lược Mỹ – Ai Cập. Cuộc đối thoại này diễn ra ngay sau khi Mỹ tuyên bố bắt đầu chuyển giao 8 máy bay F-16 cho Ai Cập như một phần của gói hỗ trợ quân sự mà Washington dành cho Cairo.
AFP cho hay, phát biểu khai mạc cuộc đối thoại, Ngoại trưởng Ai Cập Sameh Shoukri tuyên bố: “Việc tiến hành cuộc đối thoại chiến lược ngày hôm nay là một cơ hội nghiêm túc đối với hai bên để xem xét lại những phần khác biệt trong quan hệ Ai Cập – Mỹ về mặt chính trị, quân sự và kinh tế, đồng thời đánh giá mối quan hệ này trên tất cả các khía cạnh”. Ông Sameh Shoukri cho biết, ông hy vọng cuộc đối thoại lần này sẽ làm “sâu sắc hơn” sự hợp tác giữa hai nước.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Mỹ Kerry đã cam kết rằng, Mỹ sẽ tiếp tục ủng hộ Ai Cập nếu như hai nước tạm thời giải quyết được rạn nứt trong quan hệ ngoại giao. Ông Kerry tuyên bố, Washington muốn hỗ trợ Cairo cả về kinh tế lẫn chính trị. “Mỹ cam kết hỗ trợ đối với an ninh và sự thịnh vượng kinh tế của nhân dân Ai Cập”, Ngoại trưởng Kerry khẳng định.
Ông John Kerry cũng khẳng định, Mỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ huấn luyện cho quân đội Ai Cập nếu như phía Ai Cập có nhu cầu, đồng thời cho biết ngoài các máy bay F-16, trong năm nay Washington bàn giao cho Cairo trực thăng Apache, tàu tấn công và các hệ thống vũ khí khác.
Được biết tại cuộc đối thoại lần này, hai bên cũng thảo luận nhiều lĩnh vực như chính trị, kinh tế, an ninh, văn hóa nhằm đề ra hướng giải quyết các vấn đề quan trọng đối với mỗi nước, cũng như thúc đẩy các giá trị, mục tiêu và lợi ích chung của hai quốc gia. Cuộc đối thoại lần này được cho là sẽ tái khẳng định quan hệ đối tác lâu dài và bền vững giữa hai nước.
Video đang HOT
Một thời từng là đồng minh chiến lược, song quan hệ giữa Mỹ và Ai Cập đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng sau sự kiện Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak bị lật đổ đầu năm 2011. Tiếp đến, tháng 10-2013, Washington đã đình chỉ các khoản viện trợ hằng năm lên tới hơn 1 tỷ USD cho Ai Cập nhằm phản đối việc lật đổ Tổng thống Mohamed Morsi vào tháng 7-2013.
Đáp lại thái độ ngày càng lạnh nhạt của Mỹ, Ai Cập cũng đã thẳng thừng từ chối gia nhập liên minh chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng do Mỹ dẫn đầu.
Quan hệ giữa hai nước gần đây đã bớt căng thẳng đi đôi chút với việc chính quyền Mỹ nối lại viện trợ cho Ai Cập kể từ tháng 3 vừa qua và bắt đầu bàn giao các thiết bị quân sự cho Ai Cập nhằm giúp quốc gia này đối phó với mối đe dọa ngày càng tăng từ các phần tử cực đoan, đặc biệt là tại bán đảo Sinai.
Sau khi rời Ai Cập, Ngoại trưởng Mỹ Kerry sẽ tới Qatar để gặp Ngoại trưởng 6 nước Hội đồng hợp tác vùng Vịnh (GCC) nhằm giải tỏa những lo ngại của các nước này về thỏa thuận hạt nhân vừa được ký kết giữa Iran và Nhóm P5 1 (gồm Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, Mỹ và Đức).
Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, bên lề các cuộc họp của GCC, ông Kerry dự kiến cũng sẽ hội đàm với Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov để thảo luận về một số vấn đề, trong đó có cuộc khủng hoảng Syria, cuộc chiến chống IS…
Theo Anh Vũ
Quân đội Nhân dân
Lập ADIZ ở Biển Đông là bước leo thang đáng lo ngại
Các chuyên gia an ninh của Mỹ và các nước khác đã bày tỏ lo ngại khả năng không lâu nữa Trung Quốc sẽ tuyên bố thành lập ADIZ ở Biển Đông.
Theo Reuters, ngày 30/7, người đứng đầu quân đội Philippines, Tướng Hernando Iriberri, nói với các nhà báo tại Manila rằng, Trung Quốc đã và đang cải tạo 3 rạn san hô nữa ở Biển Đông cũng như tiếp tục các hoạt động cải tạo ở bãi cạn Scarborough.
Biển Đông có khả năng lại "nóng" lên tại hội nghị an ninh vào tuần tới tại Malaysia, với sự tham dự của bộ trưởng ngoại giao các nước khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry.
Hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc đã xây dựng đường băng dài 3.000 mét trên bãi Chữ Thập ở Trường Sa.
Trung Quốc âm mưu lập Vùng Nhận diện phòng không (ADIZ) ở Biển Đông?
Trong thời gian gần đây, quan hệ của các nước liên quan trong khu vực châu Á- Thái Bình Dương leo thang căng thẳng do những hoạt động trái phép của Trung Quốc trong cải tạo, xây dựng đảo đá với quy mô lớn. VOA mới đây trích dẫn lời Thượng nghị sĩ John McCain, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ, nói rằng việc xây đảo nhân tạo chỉ là phần mở đầu. Ông cho rằng bước kế tiếp của Trung Quốc sẽ là bố trí vũ khí trên những hòn đảo đó và tuyên bố thiết lập một Vùng Nhận diện phòng không (ADIZ) ở Biển Đông để tăng cường cho các yêu sách chủ quyền của mình.
Giám đốc Viện Chính sách Chiến lược Australia Peter Jennings tin rằng Trung Quốc sẽ thiết lập một ADIZ tương tự ở Biển Đông sau khi Chủ tịch Tập Cận Bình đến thăm Mỹ vào tháng 9 tới đây. Phát biểu tại cuộc hội thảo do Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược tổ chức ở Washington hôm 21/7, ông Peter Jennings nói: "Sau chuyến thăm đó, và sau khi nước Mỹ bước vào giai đoạn sôi nổi với cuộc vận động bầu cử Tổng thống, tôi nghĩ rằng Trung Quốc có thể sẽ thực hiện bước kế tiếp này để củng cố sự khống chế của họ trong khu vực".
Thượng nghị sĩ John McCain (trái) và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry. (Ảnh AP)
Giáo sư Andrew Erickson của Trường Võ bị Hải quân Mỹ cho rằng Trung Quốc sẽ tuyên bố thiết lập ADIZ ở Biển Đông trong vòng hai năm nữa. Tại cuộc điều trần ở Hạ viện Mỹ tuần trước, ông Erickson nói rằng những cơ sở mà Trung Quốc đang xây dựng trong khu vực quần đảo Trường Sa bao gồm một đường băng dài 3.000 mét trên Bãi đá Chữ Thập là nhằm hỗ trợ cho một ADIZ trong tương lai gần.
Giáo sư Erickson nói rằng điều gây quan tâm cho Mỹ là cách thức Trung Quốc quản lý ADIZ của họ. Ông nói: "Quân đội Trung Quốc tuyên bố những biện pháp phòng vệ khẩn cấp sẽ được áp dụng khi máy bay bay vào vùng này mà không tuân theo những đòi hỏi của Trung Quốc". Ông Erickson cho rằng "Điều đó hoàn toàn đi ngược với các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế".
Đô đốc Scott Swift, tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, ngày 20/7 cho biết ông tham gia các chuyến bay giám sát thường xuyên trên Biển Đông và rằng Mỹ cam kết tự do hàng hải trong khu vực.
Về phía Trung Quốc, Bắc Kinh tuyên bố họ có quyền thiết lập ADIZ gần lãnh thổ của mình, nhưng hiện nay không phải là thời điểm thích hợp để làm việc này ở Biển Đông. Tại cuộc hội thảo ở Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược ở Washington, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nam Hải của Trung Quốc Ngô Sĩ Tồn cho rằng Bắc Kinh nên tránh đơn phương tuyên bố lập ADIZ ở Biển Đông, một điều mà ông cho sẽ làm căng thẳng leo thang và gây phương hại cho sự hợp tác quân sự giữa Trung Quốc và Mỹ.
Ông Ngô Sĩ Tồn cho rằng Trung Quốc nên bảo đảm tự do hàng hải ở Biển Đông, tăng tốc tiến trình đàm phán với ASEAN để có một Bộ Qui tắc Ứng xử, và bảo đảm việc sử dụng cho mục tiêu dân sự của những cơ sở trên các hòn đảo nhân tạo. Tuy nhiên, ông cũng nói rằng cục diện có thể thay đổi nếu có sự can dự của Nhật Bản.
Washington nhiều lần khẳng định rằng việc đơn phương tuyên bố một ADIZ ở Biển Đông sẽ làm phương hại tới quyền tự do hàng hải và cảnh báo Bắc Kinh chớ đưa ra một tuyên bố như vậy.
10 cách thức giúp Mỹ xử lý các thách thức của Trung Quốc
Trong một bài viết ngày 29/7 đăng trên website của tạp chí Mỹ The National Interest, Tiến sĩ Patrick M. Cronin, chuyên gia cao cấp về An ninh Châu Á - Thái Bính Dương tại Trung tâm An ninh Mới của Mỹ đã không ngần ngại hiến kế cho chính quyền Mỹ, đề ra "10 cách thức giúp Mỹ xử lý thách thức trên Biển Đông".
Trong số 10 cách thức này, có những đề xuất đã từng được đưa ra, như thường xuyên nhắc lại những nguyên tắc bất dịch về việc phải tôn trọng luật quốc tế, duy trì quyền tự do hàng không và hàng hải, tăng cường quan hệ khối ASEAN, giúp đỡ cụ thể các nước Đông Nam Á đang có tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông...
Trong số các đối sách, chuyên gia Mỹ đề nghị tăng cường các cuộc tuần tra biển đa quốc gia tương tự như việc chiếc P-8 của Mỹ từng làm để nhấn mạnh trên những gì được Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển cho phép. Nếu một quốc gia tuyên bố xây dựng đảo nhân tạo trong vùng biên tranh chấp để phục vụ mục đích quân sự và hỗ trợ nhân đạo, thì Mỹ có thể kiểm tra tuyên bố đó bằng cách cho một máy bay dân sự hạ cách tại khu vực đó. Điều mà Washington cần làm là nhấn mạnh cho Trung Quốc thấy rõ đâu là điểm mà Mỹ có thể hay không thể chấp nhận./.
Theo Bích Đào/VOV.VN
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry thăm Việt Nam đầu tháng 8 Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius cho biết Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sẽ thăm Việt Nam vào đầu tháng 8 nhân kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ giữa hai nước. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (Ảnh: AP) Thông tin trên được Đại sứ Osius chia sẻ trong buổi gặp gỡ báo chí tại Hà Nội vào sáng...