Mỹ ưu tiên giải quyết các mối đe doạ quốc tế trước khi cải tổ quân đội
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Chuck Hagel cho biết, Mỹ vẫn sẽ tiến hành các biện pháp cải tổ quân đội như kế hoạch đã được đặt ra, tuy nhiên sẽ ưu tiên giải quyết trước các mối đe doạ quốc tế mới xuất hiện gần đây.
Trong buổi họp báo vào hôm 8/9, ông Hagel khẳng định rằng Lầu Năm Góc sẽ tiếp tục tập trung vào các biện pháp cải tổ đã được thực hiện bước đầu, bao gồm những thay đổi trong chăm sóc y tế quân sự, các doanh nghiệp hạt nhân và sáp nhập các đơn vị.
Tuy nhiên, ông cho biết Mỹ có một vài vấn đề cần phải được ưu tiên giải quyết trước như tình hình Ukraine và sự mạnh lên của tổ chức khủng bố IS ở Iraq, do những vấn đề này ảnh hưởng lớn đến an ninh nước Mỹ và quốc tế.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Chuck Hagel
Video đang HOT
Khi ông Hagel được bổ nhiệm vào vị trí Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ vào tháng 2/2013, các chuyên gia nhận định rằng ông là người thích hợp để kiềm chế ngân sách quốc phòng Mỹ sau hơn một thập kỉ chiến tranh ở Afghanistan và Iraq. Việc cắt giảm ngân sách quốc phòng nằm trong kế hoạch cắt giảm chi tiêu 1.000 tỷ USD của Mỹ trong thời gian 10 năm tới. Tuy nhiên, những vấn đề quốc tế cấp thiết hiện tại vẫn buộc Mỹ phải đưa ra một hành động cụ thể.
Vào cuối tháng 8, Mỹ cho biết nước này đã chi tổng cộng 500 triệu USD sau 2 tháng đối đầu với tổ chức khủng bố IS, tuy nhiên, khoản tiền này vẫn nằm trong ngân sách quốc phòng của năm 2014.
Năm ngoái, ông Hagel đã đưa ra những biện pháp cải tổ sơ bộ bao gồm việc giảm quy mô các căn cứ quân sự và thu nhỏ lực lượng quân đội trong khi đầu tư nhiều hơn vào các loại vũ khí mới, hiện đại.
Hiện tại, Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Work đang phụ trách việc phát triển công nghệ mới giúp quân đội Mỹ vượt trội hơn các lực lượng khác trên thế giới trong tương lai.
Theo An Ninh Thủ Đô
Mỹ "không biết gì về thỏa thuận bí mật" cung cấp vũ khí cho Ukraine
Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Chuck Hagel khẳng định, ông không biết bất kỳ thỏa thuận bí mật về việc cung cấp vũ khí cho Ukraine.
Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Chuck Hagel
Trả lời phỏng vấn trong chuyến thăm thủ đô Ankara (Thổ Nhĩ Kỳ), ông Hague nói rằng, ông không được thông tin về bất kỳ "thỏa thuận bí mật" nào về việc cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine, trong thời gian Hội nghị thượng đỉnh NATO ở xứ Wales diễn ra hôm 4 và 5-9 vừa qua.
Trong khi trước đó, ông Yuri Lutsenko, cố vấn của Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko hôm 7-9 cho biết tại Hội nghị thượng đỉnh NATO tại xứ Wales, Mỹ, Pháp, Ý, Ba Lan và Na uy đã đồng ý cung cấp vũ khí cho Ukraine.
Đến ngày 8-9, ông Poroshenko cũng xác nhận Ukraine đã đạt được thỏa thuận với một số quốc gia thành viên NATO về việc đảm bảo cung cấp trực tiếp vũ khí cho Ukraine.
Cùng ngày, Tổng thống Ba Lan Bronisaw Komorowski cho hay việc cung cấp vũ khí cho Ukraine không được thảo luận trong hội nghị thượng đỉnh.
Hãng tin Reuters đã phủ nhận thông tin này bằng việc trích dẫn lời của một quan chức cấp cao Mỹ nói rằng: "Mỹ không hề đề nghị hỗ trợ vũ khí sát thương cho Ukraine". Italy, Na Uy và Ba Lan cũng đã phủ nhận việc tồn tại của bất kỳ thỏa thuận cung cấp vũ khí cho Ukraine, trong khi tại Pháp, một trợ lý tại Điện Elysee từ chối bình luận.
Theo An Ninh Thủ Đô
Mỹ không loại trừ khả năng đưa quân đội trở lại Iraq Với việc cho rằng tổ chức Nhà nước Hồi giáo nguy hiểm hơn nhiều so với Al-Qaeda, nhà Trắng đang tìm sự ủng hộ trong nước để được cho phép sử dụng quân sự không giới hạn, chống lại các phần từ Hồi giáo dòng Sunni ở Iraq và Syria. Vào hôm 22/8, chính quyền Obama đã lên tiếng cho rằng việc IS...