Mỹ úp mở về vai trò của Iran trong giải quyết vấn đề Syria
Mỹ cho rằng Iran có thể đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động bên lề tại cuộc đàm phán hòa bình về Syria.
Theo Reuters, giới chức Mỹ ngày 6/1 cho rằng Iran có thể đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động bên lề tại cuộc đàm phán hòa bình về Syria, dự kiến sẽ diễn ra vào tháng này, thông qua việc kêu gọi chính quyền Damascus chấm dứt xung đột và giúp các nhóm viện trợ nhân đạo tăng cường tiếp cận các khu vực tại Syria.
Một cuộc họp ở Geneva về vấn đề Syria (Ảnh: Press TV)
Video đang HOT
Phía Mỹ cho rằng động thái trên của Iran sẽ chứng tỏ sự nghiêm túc của Iran về vai trò tích cực của nước này tại các cuộc đàm phán hòa bình ở Geneva và giúp cộng đồng quốc tế quyết định về sự tham dự của Iran tại các cuộc đàm phán này.
Tuyên bố được giới chức Mỹ đưa ra chỉ 1 ngày sau khi Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tái khẳng định quan điểm của Mỹ rằng Iran không thể là một thành viên chính thức của Geneva 2 bởi nước này không hỗ trợ việc thực thi thỏa thuận quốc tế năm 2012 về Syria, còn gọi là thỏa thuận Geneva 1.
Tuy nhiên, ông John Kerry cho rằng Iran có thể có những đóng góp bên lề. Iran hiện chưa nằm trong danh sách tham dự hội nghị Geneva 2 mà đặc phái viên quốc tế về Syria Lakhdar Brahimi đang cầm trong tay.
Theo VOV
Trung-Nhật "tạm gác" vấn đề tranh chấp đảo tại Hội nghị APEC
Hai nhà lãnh đạo gặp nhau bên lề Hội nghị cấp cao APEC nhưng hai sẽ không đàm phán về vấn đề biển đảo.
Theo hãng tin AP, ngày 7/10, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã bắt tay nhau tại Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC) tại Bali, Indonesia. Theo hãng tin này, mặc dù hai nhà lãnh đạo gặp nhau nhưng hai bên sẽ không đàm phán song phương về vấn đề biển đảo gây tranh cãi giữa hai nước.
Vấn đề quần đảo Senkaku/Điếu Ngư gây cẳng thẳng quan hệ Trung-Nhật (Ảnh: Reuters)
Nhiều tháng nay, nền kinh tế lớn thứ 2 và thứ ba thế giới luôn gặp "trục trặc" trong mối quan hệ ngoại giao do những mâu thuẫn về tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo mà Nhật Bản gọi là Senakaku còn Trung Quốc gọi là Điếu Ngư trên biển Hoa Đông.
Phát biểu với báo giới, thành viên Ban thư ký văn phòng Thủ tướng Nhật Bản Tomohiko Taniguchi nói rằng, nếu nước này đồng ý thảo luận với Trung Quốc về vấn đề này, sẽ đồng nghĩa với việc Nhật Bản khẳng định sự tồn tại vấn đề tranh chấp chủ quyền giữa hai nước.
Hồi tháng 9 vừa qua, bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 diễn ra ở Nga ông Tập Cận Bình và ông Shinzo Abe cũng chỉ bắt tay và trao đổi chớp nhoáng.
Tuy nhiên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi sau đó tuyên bố, chuyện đàm phán sẽ không lặp lại tại hội nghị APEC ở Bali. Đáp laị, hôm 27/9, bên lề Phiên họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc tại Mỹ, Thủ tướng Abe nói rằng, Nhật Bản sẽ không nhân nhượng về vấn đề chủ quyền quần đảo Senakaku/Điếu ngư song sẽ không có động thái nào khiến căng thẳng leo thang./.
Theo VOV
Sứ mệnh của "cảnh sát quốc tế" thập niên 80 Hoa Kỳ, cường quốc tự cho mình đảm nhận vai trò "cảnh sát quốc tế", chính vì thế mà trong vòng ba thập kỷ họ đã khởi động 10 cuộc can thiệp quân sự vào các quốc gia có chủ quyền trên thế giới. Washington không vắng mặt trong bất kỳ các điểm nóng nào trên thế giới. Trong 30 năm qua, quân...