Mỹ ứng phó thế nào nếu chương trình máy bay F-35 thất bại?
Chính phủ Mỹ đã mất 400 tỉ USD vào chương trình máy bay F-35 Joint Strike Fighter, nhưng nó lại đang đối mặt với nhiều vấn đề khó giải quyết.
Để đảm bảo chương trình này sẽ tồn tại, Lockheed Martin đã tạo ra sự phụ thuộc cho chính phủ Mỹ cũng như nhiều nước khác trên thế giới.
Tính riêng ở Mỹ, chương trình F-35 cung cấp việc làm cho 129.000 người, hợp tác với 1.200 nhà cung cấp ở 45 bang.
Theo Lockheed, chương trình này không chỉ tăng cường an ninh quốc tế mà còn củng cố kinh tế thế giới bằng việc tạo công ăn việc làm, thắt chặt mối quan hệ đối tác và lợi ích công nghệ giữa các công ty Mỹ.
Một số bộ phận và công nghệ của F-35 được sản xuất ở Israel, Nhật Bản, Hàn Quốc, trong khi chương trình cũng nhận tiền đầu tư từ nhiều nước châu Âu khác.
Chương trình phát triển máy bay F-35 đang gặp rất nhiều vấn đề
Tuy nhiên, nếu một lãnh đạo khác của Mỹ nhậm chức và quyết định rằng, họ không thể chịu nổi sự chậm trễ, cùng với đó là các lỗi kĩ thuật và khả năng làm việc kém hiệu quả của F-35 thì rõ ràng, quân đội Mỹ cần những sự thay thế thích hợp.
Theo tạp chí National Interest, sự thay thế hiển nhiên nhất dành cho không quân Mỹ đó là khởi động lại dây chuyển sản xuất máy bay thế hệ 5 F-22 Raptor ngay cả khi nó là điều cực kì tốn kém. Mặc dù các hệ thống phần cứng máy tính của F-22 không còn là mới nhất, một phi đội vài trăm chiếc F-22 vẫn là quá mạnh so với những máy bay thế 4 nâng cấp khác như F-16 hay Fighting Falcon hay F-15 Strike Eagles.
Đối với hải quân và lực lượng lính thuỷ đánh bộ Mỹ, lực lượng này có thể mua thêm các biến thể của máy bay Boeing F/A-18E/F Super Hornet. Ngoài ra, hải quân Mỹ vẫn còn các chương trình giàu tiềm năng đang trong giai đoạn phát triển khác như máy bay tấn công không người lái (UCLASS).
Video đang HOT
Các đồng minh Mỹ đã đặt hàng F-35 có thể chọn lựa mua thêm những máy bay thế hệ thứ 4 đời cuối như Eurofighter, Dassault, Boeing F/A-18E/F, Saab’s Gripen hay một bản F-16 nâng cấp. Một vài đồng minh khác, ví dụ như Nhật Bản, đã chọn lựa cách tự phát triển chiến đấu cơ tàng hình thế hệ mới cho mình.
National Interest nhấn mạnh rằng, cho dù số phận của chương trình F-35 có thế nào thì quân đội các nước luôn có cách thích nghi với việc này.
Theo_An ninh thủ đô
Tình hình Syria: Nga đánh mạnh, gửi thông điệp mới cho Mỹ
Nga vẫn thắng giòn giã trên chiến trường đồng thời chỉ trích Mỹ thất bại trong việc ngăn chặn các tay súng đối lập ở Syria.
Nga vẫn thắng giòn giã ở Syria
Nguồn tin của quân đội Syria ngày 19/3 cho biết, ít nhất 18 phần tử phiến quân thuộc tổ chức khủng bố IS tại thành phố chiến lược Palmyra đã mất mạng trong các cuộc oanh kích của máy bay chiến đấu Nga.
Đây được xem là một ngày khó khăn và chết chóc đối với tổ chức IS ở Palmyra bởi dưới đất chúng phải đối mặt với các cánh quân đặc nhiệm của Syria còn trên không là cuộc săn tìm, tiêu diệt của các máy bay chiến đấu của Không quân Nga.
18 phần tử IS bị tiêu diệt của yếu tập trung ở các mục tiêu phòng thủ mà IS đã bố trí quanh khu vực Jabal Qassoun thuộc thành phố Palmyra.
Bên cạnh 1 trạm thông tin liên lạc, nhiều ổ đề kháng, máy bay Nga cũng đã phá hủy 3 xe tải gắn súng máy phòng không của các phần tử khủng bố.
Cùng ngày, Không quân Nga đã tiêu diệt một trạm thông tin liên lạc quan trọng của tổ chức khủng bố mang tên nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) tại phân khu hành chính Homs.
Nga vẫn thắng giòn giã tại Syria dù đã rút bớt một số quân khỏi đây.
Máy bay chiến đấu của Nga xuất hiện trên vùng trời khu vực phía Đông của phân khu Homs khi chúng thực hiện các sứ mệnh tìm diệt các mục tiêu khủng bố.
Tại các thành phố chiến lược là Quraytayn và Palmyra, Không quân Nga cũng phát động nhiều cuộc không kích nhằm vào lực lượng khủng bố để hỗ trợ các cánh quân của chính quyền Tổng thống Assad khi họ tiến đánh, giải phóng các thành phố nào.
Hiện nay, ưu tiên của Nga là tìm diệt các trạm thông tin liên lạc quan trọng của IS sau khi hàng trăm mục tiêu quan trọng của tổ chức này đã bị hủy diệt trong 5 tháng kể từ khi quân đội Nga can thiệp trực tiếp vào cuộc nội chiến ở Syria.
Trước đó ngày 14/3, Tổng thống Putin tuyên bố Moskva sẽ rút quân về nước từ ngày 15/3 sau khi đạt các mục tiêu ở Syria. Tuy nhiên ngay sau đó, Tướng Gerasimov, Tổng tham mưu trưởng quân Nga tuyên bố rằng các chiến dịch quân sự của Nga nhằm chống lại tổ chức khủng bố IS ở Damascus sẽ vẫn được tiếp tục ngay cả khi quân đội nước này rút bớt quân về nước.
"Chúng tôi (Nga) hiểu thấu người dân Syria đang rất quan ngại khi Nga rút quân bị về nước nhưng quân đội Nga sẽ không dừng các chiến dịch quân sự chống lại khủng bố IS ở Syria.
Nga hiện có đủ số máy bay chiến đấu để giám sát không phận Syria cũng như đảm bảo rằng lệnh ngừng bắn tại đất nước này sẽ được thực hiện một cách đúng đắn", Tướng Gerasimov khẳng định.
Thực tế, dù đang thực hiện chiến dịch rút dần quân bị về nước nhưng các máy bay chiến đấu phản lực còn lại của Nga ở Syria vẫn tham gia các chiến dịch oanh kích nhằm vào các mục tiêu của ít nhất 2 nhóm khủng bố nguy hiểm nhất vẫn đang tồn tại ở miền Bắc nước.
Thậm chí còn có nguồn tin, Nga đang đưa thêm nhiều máy bay trực thăng đến Syria.
Nguồn tin của lực lượng đặc nhiệm Tiger Force của Syria cho biết, các máy bay chến đấu Ka-52 Alligator; MI-28NE "Night Hunter" đã và sẽ được chuyển thêm đến căn cứ không quân Hmaymim để gia tăng khả năng chiến đấu trên không ở Syria sau khi các máy bay tiêm kích được rút về nước.
Trên mạng internet cũng đã xuất hiện một số hình ảnh về việc chuyển máy bay trực thăng của Moscow đến Syria, tuy nhiên, Bộ Quốc phòng nước này chưa có bất cứ công bố nào chính thức về hoạt động nói trên.
Nga gửi thông điệp cho Mỹ
Trong một diễn biến có liên quan đến tình hình Syria, chính quyền Tổng thống Putin vừa gửi thêm thông điệp cho Mỹ.
Ngày 19/3, Bộ Quốc phòng Nga cho biết tình hình thực thi lệnh ngừng bắn tại Syria hiện nay cơ bản vẫn được duy trì nhưng Washington nên hành động nhiều hơn để hỗ trợ.
Đại diện của quân đội Nga biết, các chuyên gia giám sát của Nga đã không ghi nhận trường hợp vi phạm lệnh ngừng bắn nào trong 24 giờ qua, trong đó, không có báo cáo nào đề cập các bên tham gia thỏa thuận sử dụng các loại vũ khí hạng nặng tại Syria.
Nga chỉ trích Washington đã thất bại trong việc ngăn chặn các tay súng đối lập ở Syria.
"Nhìn chung, lệnh ngừng bắn giữa quân đội chính phủ Syria và các lực lượng đối lập đều được giám sát và thực hiện nghiêm chỉnh", nguồn tin cho hay.
Đặc biệt trong tuyên bố hôm 19/3 của Bộ Quốc phòng Nga cũng chỉ trích Washington đã thất bại trong việc ngăn chặn các tay súng đối lập ở Syria.
"Trái với phía Mỹ, các sỹ qua Nga tại trung tâm giám sát ngừng bắn đang hoạt động ở một số tỉnh thành ở Syria đã ngăn chặn thành công nhiều vụ vi phạm tiềm năng", quân đội Nga nhấn mạnh.
Theo_Báo Đất Việt
Mỹ cay đắng thừa nhận F-35 vẫn còn tồi tệ hại Việc phải chi thêm hàng triệu USD nâng cấp hoàn thiện tiêm kích tàng hình F-35 là sự thừa nhận của chính giới Mỹ về chất lượng dòng máy bay ít tài nhiều tật Việc phải chi thêm hàng triệu USD nâng cấp hoàn thiện tiêm kích tàng hình F-35 là sự thừa nhận của chính giới Mỹ về chất lượng dòng máy...