Mỹ ủng hộ Philippines kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế
Tân Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã bày tỏ hoàn toàn ủng hộ đối với việc Philippines tìm giải pháp cho tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông tại tòa án quốc tế.
Tàu khu trục JS Yudachi của Nhật tham gia một cuộc tập trận cùng hải quân Mỹ
trên Biển Hoa Đông hồi năm ngoái
Trong thông cáo ra ngày 14-2, Bộ Ngoại giao Philippines cho biết, ông Kerry đã có cuộc điện đàm với người đồng nhiệm Philippines Albert Del Rosario vào tối 13-2, trong đó hai nhà lãnh đạo thảo luận về việc tăng cường và làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ giữa hai nước. Theo thông cáo trên, Ngoại trưởng Mỹ đã “ngỏ ý ủng hộ đối với những nỗ lực của Philippines trong việc giải quyết các tranh chấp chủ quyền lãnh thổ thông qua luật pháp quốc tế”. Ngoại trưởng Philippines cho hay, ông Kerry rất tán thành Công ước LHQ về Luật Biển và là một trong những người ủng hộ mạnh mẽ nhất công ước này tại Thượng viện Mỹ. Trong cuộc điện đàm, hai Ngoại trưởng cũng thảo luận một loạt các lĩnh vực hợp tác, đặc biệt là trong lĩnh vực an ninh và quốc phòng.
Video đang HOT
Trong một diễn biến khác, ngày 15-2, Bộ Ngoại giao Nhật Bản đã lên tiếng phản đối việc 3 tàu hải giám Trung Quốc xâm nhập lãnh hải Nhật Bản gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư trên Biển Hoa Đông. “Đây là hành động không thể chấp nhận được. Chúng tôi rất lấy làm tiếc”, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida phát biểu tại buổi họp báo hôm 15-2. Theo Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản, sau khoảng 6 giờ, tất cả các tàu Trung Quốc đã rời lãnh hải Nhật Bản.
Đây là lần đầu tiên tàu Trung Quốc xâm nhập lãnh hải Nhật Bản kể từ hôm 5-2 vừa qua khi Chính phủ Nhật Bản cáo buộc tàu chiến Trung Quốc chĩa radar điều khiển hỏa lực vào một tàu khu trục của Nhật, hành động mà theo Thủ tướng Nhật Shinzo Abe là “khiêu khích” và “nguy hiểm”.
Theo ANTD
Nhật triệu tập đại sứ Trung Quốc vì đảo tranh chấp
Nhật Bản ngày 5.2 đã triệu tập đại sứ Trung Quốc Cheng Yonghua để phản đối việc mà họ gọi là tàu Trung Quốclại xâm nhập vào lãnh hải của mình, theo hãng tin AFP.
"Bộ Ngoại giao đã triệu tập đại sứ Trung Quốc liên quan tới việc các tàu (Trung Quốc) đi vào vùng biển gần quần đảo Senkaku", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao nói, đề cập đến chuỗi đảo mà Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư.
Tàu hải giám Trung Quốc (trái) và tàu tuần tra Nhật Bản ngày 4.2 - Ảnh: AFP
Động thái này diễn ra sau khi các tàu hải giám Trung Quốc tiến vào vùng biển do Nhật Bản quản lý xung quanh quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư vào hôm 4.2.
Hai tàu hải giám của Trung Quốc đã đến khu vực trên vào trước lúc 9 giờ 30 phút sáng 4.2 (giờ địa phương, tức 8 giờ 30 phút cùng ngày, giờ VN), lực lượng tuần duyên Nhật nói, đồng thời cho biết thêm rằng các tàu Trung Quốc đã ở đó trong suốt khoảng 14 giờ.
Chánh văn phòng nội các Nhật Yoshihide Suga phát biểu tại cuộc họp báo rằng, các hành động trên là "hoàn toàn không thể chấp nhận được".
Tàu Trung Quốc đã nhiều lần đi vào vùng biển trên. Ngoài ra, hồi tháng 12.2012, máy bay Trung Quốc cũng đã tiến vào không phận trên các quần đảo này, buộc Nhật phải điều các máy bay chiến đấu đến ngăn chặn.
Trong những tuần gần đây, cả hai nước đã điều các máy bay quân sự tới khu vực trên, mặc dù không xảy ra vụ đụng độ nào.
Tuy nhiên, các nhà phân tích nói rằng những động thái trên liên tục xảy ra sẽ làm gia tăng nguy cơ xung đột vũ trang.
Theo TNO
Nhật lập văn phòng xử lý vấn đề chủ quyền Chính phủ Nhậthôm nay 5.2 chính thức thành lập một văn phòng chuyên phụ trách các vấn đề về lãnh hải và chủ quyền, theo hãng tin Jiji Press. Văn phòng này được giao nhiệm vụ phối hợp chính sách của các cơ quan chính phủ Nhật phụ trách những vấn đề liên quan đến Senkaku/Điếu Ngư (quần đảo tranh chấp với Trung...