Mỹ ủng hộ Philippines kiện Trung Quốc
Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ ủng hộ quyết định của Philippines đưa yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở biển Đông ra tòa quốc tế.
Tờ Inquirer ngày 29.1 dẫn lời Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Carlos Sorreta cho hay: “Các thành viên quốc hội Mỹ bày tỏ ủng hộ cao độ đối với nỗ lực giải quyết tình hình theo tinh thần hòa bình phù hợp Công ước LHQ về luật Biển”. Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ Edward Royce, đang dẫn đầu đoàn nghị sĩ thăm Manila, cũng tuyên bố Trung Quốc nên đồng ý đối diệnPhilippines trước tòa án quốc tế nhằm tránh nguy cơ khủng hoảng quan hệ song phương. “Trung Quốc nên tham gia quá trình này để chúng ta giải quyết theo luật quốc tế”, AP dẫn lời nghị sĩ Royce nói sau cuộc gặp với Ngoại trưởng nước chủ nhà Albert del Rosario. Bên cạnh đó, Philippines cũng tuyên bố vẽ xong bản đồ mới về biển Đông, đặt lại tên một số khu vực, ghi rõ phạm vi vùng đặc quyền kinh tế mà Manila cho là thuộc về mình theo UNCLOS. Theo Inquirer, tài liệu mới do Cơ quan Bản đồ và Thông tin tài nguyên quốc gia bao gồm một số khu vực đang tranh chấp, chẳng hạn như bãi cạn Scarborough.
Trung Quốc tuyên bố sẽ điều tàu Ngư Chính 88 đến biển Hoa Đông – Ảnh: Gxnews.cn
Cũng trong ngày 29.1, Tân Hoa xã dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi tuyên bố rằng Bắc Kinh hy vọng tránh xung đột trên biển Đông, bao gồm cả vấn đề bãi cạn Scarborough. Tuy nhiên, nước này lại vừa bổ sung thêm một số tàu ngư chính mới với nhiệm vụ “quản lý” khu vực đơn phương tuyên bố chủ quyền trên biển Đông song song với kế hoạch tung 200 tàu cá hoạt động ở Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam trong thời gian tới. Về tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư với Nhật Bản, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình mới tuyên bố hai bên có thể giải quyết vấn đề “thông qua đàm phán và tham vấn” hôm 25.1 thì Tân Văn xã lại đưa tin về việc triển khai tàu Ngư Chính 88 đến vùng biển gần khu vực tranh chấp. Đây là tàu hải quân được chuyển đổi chức năng có độ choán nước lên tới 15.000 tấn.
Nhật tăng ngân sách quốc phòng
Nội các Nhật Bản ngày 29.1 thông qua ngân sách quốc phòng trị giá 52,5 tỉ USD, cao nhất trong 11 năm qua. Dù chỉ tăng 0,8% so với năm ngoái, mức ngân sách mới thể hiện cam kết của Thủ tướng Shinzo Abe tăng cường an ninh cũng như công tác bảo vệ khu vực Senkaku/Điếu Ngư đang tranh chấp với Trung Quốc, theo AFP. Cùng ngày, Indonesia – Nhật cam kết tăng cường hợp tác an ninh vì mục tiêu ổn định khu vực. Tuyên bố được đưa ra sau cuộc gặp giữa Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono với Tham mưu trưởng Lực lượng Phòng vệ Nhật Eji Kamizuka tại Jakarta.
Theo TNO
Quân sự châu Âu đuối sức
Nếu các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) tiếp tục cắt giảm ngân sách quốc phòng như hiện nay, Liên minh này rất khó có thể trụ vững trong trường hợp xảy ra chiến sự lớn.
Dù cắt giảm ngân sách quốc phòng nhưng châu Âu vẫn đủ tiền đầu tư phát triển
những tàu chiến hiện đại như tàu Mistral này của Pháp
Đó là cảnh báo của Tổng tư lệnh quân đội Thụy Điển, tướng Sverker Goranson, được báo Le Monde (Thế giới) uy tín của Pháp dẫn lại trong số ra cuối tuần vừa qua. Theo viên tướng đứng đầu quân đội EU, trong trường hợp nổ ra chiến sự lớn, châu Âu không thể tồn tại nổi quá một tuần.
Lý do để tướng Goranson đi tới nhận định trên là các thành viên EU liên tục cắt giảm ngân sách quốc phòng, trong khi các cường quốc khác trên thế giới lại không ngừng gia tăng chi phí quân sự. Đồng tình với nhận định của tướng Goranson, tờ "Thế giới" cho biết, với ngân sách quốc phòng 633 tỷ USD cho tài khóa 2013 đã được Tổng thống Barack Obama phê chuẩn, Mỹ chiếm tới 46% tổng chi phí quân sự trên thế giới, tiếp theo là Trung Quốc và Nga, những quốc gia đã tăng khá mạnh đầu tư cho quốc phòng những năm gần đây để hiện đại hóa quân đội.
Tờ "Thế giới" tỏ ra chú ý đặc biệt tới sức mạnh quân sự đang gia tăng mạnh cùng với sự trỗi dậy nhanh chóng của Trung Quốc. Riêng năm 2012, Trung Quốc đã tăng mức đầu tư cho quốc phòng đến 11,2% GDP, tăng tới 2% so với mức 9,2% GDP của năm 2011, trong khi tỷ lệ này của EU chỉ chưa đến 2% GDP.
Tuy cả tướng Goranson và tờ "Thế giới" đều không đề cập nguyên nhân vì sao EU lại liên tục cắt giảm ngân sách quốc phòng những năm qua, song theo giới phân tích quân sự, có 2 nguyên nhân chính là EU ỷ lại vào "chiếc ô an ninh" của Mỹ và cắt giảm ngân sách chi tiêu công, trong đó có quốc phòng, để giải quyết cuộc khủng hoảng nợ công.
Chuyện châu Âu dựa dẫm, trông chờ vào Mỹ giúp đảm bảo an ninh của mình đã quá rõ. Tư duy và hành động này có từ sau chiến tranh Thế giới thứ hai và kéo dài suốt mấy chục năm đó. Ngay cả khi chiến tranh lạnh đã qua đi từ lâu song châu Âu vẫn không từ bỏ tư duy đã trở thành "thâm căn cố đế". Một trong những biểu hiện cụ thể là không ít quốc gia ở "lục địa già" đang mời gọi Mỹ triển khai "tấm lá chắn tên lửa".
Cuộc khủng hoảng nợ công hoành hành càng khiến châu Âu có thêm lý do để cắt giảm ngân sách quốc phòng. Cụ thể như trường hợp Thụy Điển mà tờ "Thế giới" dẫn ra thì kể từ khi thực hiện chính sách thắt lưng buộc bụng, trong khoảng 15 năm trở lại đây ngân sách chi cho quốc phòng của nước này đã bị cắt giảm đến 1/2.
Giảm đầu tư tất nhiên sẽ dẫn tới giảm sức mạnh chung của cả châu Âu, chứ không riêng gì quân sự. Tờ "Thế giới" chỉ rõ, việc cắt giảm mạnh ngân sách quốc phòng, không chỉ dẫn đến những tác động nghiêm trọng cho an ninh quốc gia, mà còn ảnh hưởng nặng nề đến ngành công nghiệp quốc phòng. Nguy hiểm hơn nữa là việc ngành công nghiệp quốc phòng suy yếu sẽ khiến châu Âu lệ thuộc hoàn toàn vào Mỹ. Như vậy, châu Âu sẽ mất dần tầm ảnh hưởng, mất việc làm và quyền tự chủ.
Cho dù tờ "Thế giới" lo ngại như vậy song nếu so với bình diện chung trên thế giới thì sức mạnh và tiềm lực quân sự của châu Âu, có thể chỉ sút kém nếu so với Mỹ và Nga, vẫn còn vượt trội với phần còn lại của thế giới.
Theo ANTD
Obama ký dự thảo chi tiêu quốc phòng 633 tỷ USD Tổng thống Mỹ Barack Obama vừa ký thông qua dự luật chi tiêu quốc phòng, nhằm cấp tiền cho cuộc chiến tại Afghanistan cũng như tăng cường an ninh tại các cơ sở ngoại giao Mỹ trên toàn cầu. Tổng thống Mỹ Barack Obama. Ảnh: AFP "Tôi vừa phê chuẩn đạo luật ủy quyền quốc phòng thường niên, giống như tôi đã làm...