Mỹ ủng hộ Nhật Bản mua sắm vũ khí
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry ngày 17/12 cho biết đất nước ông ủng hộ kế hoạch mua sắm vũ khí của Nhật Bản, nói rằng Tokyo đã thảo luận với Washington về việc này từ trước.
Ngoại trưởng Kerry hiện đang có chuyến thăm Philippines.
Phát biểu trước báo giới sau cuộc gặp với người đồng cấp Philippines tại Manila, ông Kerry đã gạt sang một bên những lo âu về kế hoạch chi tiêu quốc phòng của Nhật Bản khi ông tìm cách giảm bớt những quan ngại về các tác động an ninh của nó đối với khu vực.
“Nhật Bản có khả năng đóng một vai trò lớn hơn và tức thời hơn. Đây là điều mà chúng tôi đã thảo luận và họ đã lên kế hoạch lâu rồi”, ông Kerry nói.
Thậm chí trước tuyên bố về kế hoạch quốc phòng mới của Nhật Bản, Ngoại trưởng Mỹ cho hay hai bên đã và đang thảo luận về các cách thức nhằm thúc đẩy vai trò của Tokyo trong khu vực.
“Chúng tôi đang thảo luận về các nỗ lực mang tính xây dựng trong khuôn khổ được quốc tế chấp nhận vì các mục đích hòa bình và thích hợp”, ông Kerry nói, nhắc tới sự tham gia của Nhật Bản trong các sứ mệnh nhân đạo.
Ông Kerry nói thêm, mặc dù chưa có quyết định về việc Nhật sẽ đóng vai trò gì nhưng kế hoạch tăng cường khí vũ khí quân sự sẽ giúp nước này “có khả năng tham gia nhiều hơn vào việc duy trì ổn định khu vực”.
Video đang HOT
“Về quan điểm chiến lược, chúng tôi hoan nghênh điều đó”, ông Kerry nhấn mạnh.
Nhật Bản ngày 17/12 đã thông báo sẽ chi khoảng 240 tỷ USD để mua một loạt vũ khí mới như các máy bay tàng hình, máy bay do thám và tàu ngầm nhằm đẩy mạnh khả năng phòng thủ tại các đảo xa trong bối cảnh có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc.
Trung Quốc đã nhanh chóng lên tiếng chỉ trích các kế hoạch của Tokyo, nói rằng các quốc gia châu Âu nên theo dõi chặt chẽ các động thái của Tokyo.
Theo Dantri
Mỹ tài trợ 40 triệu USD cho Philippines để bảo vệ lãnh hải
Mỹ cam kết tài trợ 40 triệu USD để giúp Philippines bảo vệ lãnh hãi trong bối cảnh tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc leo thang, Ngoại trưởng Mỹ Kerry cho biết trong chuyến thăm Philippines. Ông Kerry cũng cảnh báo Trung Quốc về ý đồ lập vùng phòng không ở Biển Đông.
Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario và người đồng cấp Mỹ John Kerry.
"Mỹ cam kết hợp tác với Philippines để giải quyết các thách thức an ninh cấp bách nhất", Ngoại trưởng Mỹ phát biểu tại một cuộc họp báo ở thủ đô Manila ngày 17/12, ám chỉ tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc ở Biển Đông.
Ông Kerry cho hay số tiền 40 triệu USD, sẽ được giải ngân trong 3 năm, nhằm phục vụ "một sáng kiến mới để cải thiện an ninh hàng hải và nhận thức chủ quyền biển của Philippines", đặc biệt là "khả năng phát hiện".
Ông Kerry trước đó đã hội đàm với Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario để thảo luận cách thức thúc đẩy liên minh hàng hải song phương và sau đó cũng có cuộc gặp với Tổng thống Philippines Benigno Aquino.
Theo Ngoại trưởng Del Rosario, số tiền tài trợ của Washington trong khuôn khổ Quỹ dự phòng an ninh toàn cầu sẽ giúp Philippines tăng cường các khả năng thực thi pháp luật nhằm bảo vệ lãnh hải và chiến đấu với khủng bố.
Mỹ cảnh báo Trung Quốc về ý đồ lập vùng phòng không ở Biển Đông
Cũng tại Manila, Ngoại trưởng Mỹ Kerry đã bày tỏ lo ngại sâu sắc về việc Trung Quốc lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên một khu vực rộng lớn ở biển Hoa Đông mới đây, đồng thời cảnh báo Bắc Kinh về ý đồ lập vùng phòng không ở Biển Đông.
"Tôi đã nói với ông Del Rosario rằng Mỹ không công nhận ADIZ của Trung Quốc và không chấp nhận nó. Vùng đó không nên được áp dụng và Trung Quốc nên kiềm chế trước các hành động đơn phương tương tự ở những nơi khác trong khu vực và đặc biệt là tại Biển Đông", ông Kerry tuyên bố.
"Chúng tôi không ủng hộ các hành động đơn phương, gây khiêu khích và làm tăng sức nóng và các xung đột tiềm tàng", ông Kerry nhấn mạnh.
Philippines hồi tháng trước đã cảnh báo rằng tuyên bố của Trung Quốc về ADIZ ở Hoa Đông gây ra viễn cảnh rằng Bắc Kinh có thể làm điều tương tự ở Biển Đông.
Trong khi đó, Manila và Washington hiện đang đàm phán về một hiệp ước an ninh mới, cho phép quân đội Mỹ tiếp cận dễ dàng và rộng hơn đối với các căn cứ quân sự và các vùng biển của Philippines.
"Đó là lý do tại sao chúng ta đang đàm phán về một khung thỏa thuận mạnh mẽ và lâu dài, sẽ cho phép tăng cường hợp tác quốc phòng trong khuôn khổ liên minh của hai nước, bao gồm việc thông qua sự hiện diện luân phiên gia tăng của lực lượng Mỹ tại Philippines", ông Kerry nói.
Thúc đẩy COC
Ông Kerry cũng nhấn mạnh tới các nỗ lực của Mỹ nhằm giảm căng thẳng quanh các tranh chấp lãnh thổ và hàng hải tại Biển Đông, nhấn mạnh việc ASEAN phải hành động nhanh chóng và sớm hoàn thành quy tắc ứng xử có tính rằng buộc pháp lý ở Biển Đông.
Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) là "chìa khóa để giảm nguy cơ rủi ro hoặc các tính toán sai lầm" trong vùng biển tranh chấp, ông Kerry nhấn mạnh.
Ông Kerry nói thêm rằng Mỹ cũng ủng hộ các cơ chế giải quyết tranh chấp được quốc tế công nhận, giống các cơ chế được đưa ra trong Công ước về luật biển của Liên hợp quốc, ám chỉ động thái của Manila nhằm đưa tranh chấp biển ra Liên hợp quốc.
"Mỹ kịch liệt phản đối việc sử dụng sự hăm họa, áp đặt hoặc gây hấn để thúc đẩy các tuyên bố chủ quyền. Tôi đảm bảo rằng Mỹ cam kết ủng hộ an ninh của Philippines và khu vực".
Theo Dantri
Ấn tượng John Kerry từ những ngày đầu trong "bộ đôi kiến tạo hòa bình" Hơn một thập niên đã trôi qua kể từ lần gặp gỡ đầu tiên giữa cánh phóng viên thời sự quốc tế chúng tôi với ông John Kerry. Suốt mấy năm sau đó, "bộ đôi kiến tạo hòa bình" John Kerry - John McCain xuất hiện liên tục trên báo chí VN và thế giới. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry bắt tay Thứ...