Mỹ ủng hộ lập trường của Việt Nam trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền
Hạ nghị sĩ Mỹ, ông John Kline cho biết, Mỹ luôn theo dõi sát sao tình hình ở Biển Đông.
Sáng nay (3/6), tại trụ sở Văn phòng Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã tiếp thân mật đoàn Hạ nghị sĩ Mỹ, do ông John Kline, thành viên Đảng Cộng hòa, Chủ tịch Ủy ban Giáo dục và Lao động, thành viên Ủy ban Quân vụ đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam dẫn đầu. Vấn đề Biển Đông với việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong thêm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, cũng như quan hệ hai nước, hai Quốc hội Việt Nam – Mỹ là trọng tâm được đề cập trong buổi tiếp.
Tại buổi tiếp, Chủ tịch Quốc hội tin tưởng Quốc hội, Chính phủ và nhân dân Mỹ luôn theo sát tình hình ở Biển Đông hiện nay và khẳng định Trung Quốc đã xâm phạm, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam; vi phạm luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982. Hành động này đang gây mất ổn định ở Biển Đông, đe dọa thông thương hàng hải, hàng không, gây lo ngại sâu sắc cho các nước khu vực, đe dọa hòa bình và an ninh khu vực và quốc tế.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng tiếp ông John Kline
Video đang HOT
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nêu rõ, Đảng, Chính phủ và Quốc hội, nhân dân Việt Nam ở trong và ngoài nước thể hiện nhất quán quan điểm kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ trên cơ sở luật pháp quốc tế, đồng thời kiên trì đấu tranh, gìn giữ môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước, yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi vùng biển của Việt Nam.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh, dân tộc Việt Nam là dân tộc yêu chuộng hòa bình và mong muốn hòa bình. Trong quá trình xây dựng phát triển đất nước, Việt Nam luôn luôn ưu tiên xây dựng hòa bình, hợp tác hữu nghị. Việt Nam tôn trọng tình hữu nghị giữa hai dân tộc Việt Nam – Trung Quốc. Tuy nhiên, Việt Nam kiên trí đấu tranh bằng các biện pháp hòa bình, kêu gọi cộng đồng quốc tế ủng hộ Việt Nam trong cuộc đấu tranh chính nghĩa này. Việt Nam cảm ơn dư luận quốc tế, Quốc hội các nước và nhiều nghị sỹ Mỹ đã đồng tình ủng hộ lập trường của Việt Nam, góp phần thúc đẩy hòa bình, an ninh và hợp tác ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương nói chung và Biển Đông nói riêng.
Về phần mình, ông John Kline cho biết, phía Mỹ luôn theo dõi sát sao tình hình ở Biển Đông và thể hiện sự quan tâm, quan ngại sâu sắc, đặc biệt là hành động gây hấn của Trung Quốc với Việt Nam. Mỹ ủng hộ quan điểm và lập trường của Việt Nam trong việc đấu tranh bảo vệ chủ quyền và mong muốn các bên sớm có giải pháp giải quyết tình hình hiện nay bằng con đường ngoại giao, hòa bình.
Các nghị sỹ Mỹ tham gia đoàn cũng bày tỏ sự cảm thông chia sẻ và đồng tình với Việt Nam, đồng thời khẳng định chủ quyền và độc lập của một quốc gia phải được tôn trọng, hàng hải phải được thông thương.
Cũng tại buổi tiếp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và Hạ nghị sĩ John Kline cùng thống nhất cần tăng cường thúc đẩy quan hệ hai nước, hai Quốc hội. Trong thời gian tới, hai bên sẽ tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực, nhất là khoa học, giáo dục, y tế… cũng như tiếp tục phối hợp khắc phục hậu quả của chất độc da cam, tìm kiếm người nước ngoài mất tích sau chiến tranh ở Việt Nam.
Ông John Kline khẳng định, phía Mỹ luôn quan tâm thúc đẩy hợp tác thương mại với Việt Nam và sớm ký kết Hiệp định Thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Theo Ngọc Thạch
VOV
Tình hình biển Đông: 'Kiểm ngư Việt Nam đến thì tàu Trung Quốc mới rút đi'
"Tàu Trung Quốc vừa đâm vào đuôi tàu chúng tôi, sau đó dùng vòi rồng xịt nước. Khi thấy Kiểm ngư Việt Nam đến thì họ mới rút lui", chủ tàu cá QNg 90567 kể lại.
Anh Cu chỉ vết nứt ở phần đuôi tàu cá sau khi bị tàu Trung Quốc tông
Khoảng 6h30 ngày 3/6, tàu cá QNg 90567 của ngư dân Nguyễn Tấn Cu (sinh năm 1972, quê thôn Châu Thuận, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) đã cập cảng Sa Kỳ sau 1 tháng đánh bắt ngoài khơi. Ngay sau khi cập bến, chủ tàu kiêm thuyền trưởng Cu đã đến cơ quan chức năng để trình báo về việc bị tàu Trung Quốc tông làm hư hỏng khi hoạt động tại vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam.
Tuy nhiên sau khi khắc phục sự cố, thấy tàu có thể tiếp tục hoạt động nên thuyền trưởng quyết định ở lại đánh bắt. Theo lời của anh Cu, tàu xuất bến vào 4/5 với 14 ngư dân. Khoảng 8h ngày 5/5, khi đến vùng biển Hoàng Sa, cách giàn khoan Hải Dương 981 đặt trái phép khoảng 8 hải lý thì QNg 90567 bị nhiều tàu của Trung Quốc rượt đuổi, dùng vòi rồng xịt nước sang.
Khoảng 20' sau, tàu Trung Quốc mang số hiệu 37101 tăng tốc đâm thẳng vào chính giữa thân tàu. May mắn thuyền trưởng Cu đã đánh lái sang một bên nên tàu Trung Quốc chỉ tông vào phía đuôi QNg 90567. Rượt đuổi khoảng 30 phút nữa thì tàu Trung Quốc bỏ đi sau khi có sự xuất hiện của các tàu Kiểm ngư Việt Nam. Qua kiểm tra và khắc phục hư hỏng, chủ tàu Cu quyết định ở lại tiếp tục đánh bắt cho đến 3/6 mới cập bến.
Tàu cá QNg 90567 có công suất 440 CV, trị giá khoảng 2,5 tỷ đồng được anh Cu hạ thủy và ra khơi chuyến đầu tiên vào đầu năm 2014, đến chuyến đánh bắt 2 thì gặp nạn. "Với cú tông như vậy chắc chắn kết cấu của tàu sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, vì thế sau khi bán cá hết, tôi phải kéo lên bờ để kiểm tra lại toàn bộ. Sau khi sửa chữa xong, chúng tôi lại ra biển Hoàng Sa đánh bắt", chủ tàu khẳng định.
Theo Xahoi
Tư liệu Hán Nôm qua 5 thế kỷ thể hiện Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam PGS.TS Trịnh Khắc Mạnh (nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Hán Nôm) khẳng định, tài liệu viết bằng chữ Hán Nôm sớm nhất thể hiện chủ quyền của Việt Nam với 2 quần đảo là từ thế kỷ 17. Các tài liệu thu thập được đến nay phải chở bằng nhiều... xe tải nặng. Buổi giới thiệu sách được tổ chức trang trọng,...