Mỹ-Úc-Nhật tập trận quy mô lớn để răn đe Trung Quốc
Để ngăn chặn âm mưu bành trướng biển Đông của Trung Quốc, Hoa Kỳ, Úc và Nhật Bản khai mạc cuộc tập trận lớn tại miền đông nước Úc.
Từ ngày 5/7/2015, Hoa Kỳ, Úc và Nhật Bản đã khai mạc cuộc tập trận lớn tại miền đông nước Úc, ven bờ biển nam Thái Bình Dương. Lần đầu tiên Tokyo tham dự tập trận chung.
Binh sĩ Australia tham gia cuộc tập trận.
Mặc dù Trung Quốc không được nhắc đến, nhưng theo nhiều nhà quan sát, đối thủ chung của liên minh Mỹ-Úc-Nhật chính là Bắc Kinh, quốc gia đang chủ trương phát triển sức mạnh quân sự bên ngoài biên giới nhằm hậu thuẫn cho các yêu sách lãnh thổ phi pháp, đặc biệt tại Biển Đông.
Cuộc tập trận kéo dài 2 tuần mang tên “Talisman Sabre” diễn ra tại Northern Territory và Queensland của Australia có sự tham gia của khoảng 30.000 quân nhân Mỹ và Australia. Cuộc tập trận này diễn ra cả trên không, trên biển và trên bộ.
Trong khi đó, khoảng 40 quân nhân Nhật Bản sẽ tham gia cuộc tập trận cùng các quân nhân Mỹ. Ngoài ra, khoảng 500 quân nhân New Zeland cũng tham gia cuộc tập trận lần này.
“Liên minh Mỹ- Australia là một liên minh rất quan trọng”, Thủ tướng Australia Tony Abbott tuyên bố trên tàu USS Blue Ridge của Hải quân Mỹ ngoài khơi Sydney ngày 3/7, “Hai nước có mối quan hệ chặt chẽ và đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức trên toàn thế giới”.
Cuộc tập trận “Talisman Sabre” được tiến hành 2 năm một lần, và cuộc tập trận năm nay diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc đang có những động thái phô trương thanh thế ở Biển Đông và biển Hoa Đông.
Video đang HOT
Thủ tướng Úc không dẫn tên Trung Quốc, đối tác thương mại số một của Canberra, mà hai bên vừa ký kết một hiệp định tự do thương mại song phương, nhưng nhiều người không khỏi nghĩ đến Bắc Kinh, một đối thủ tiềm tàng của liên minh quân sự Mỹ-Úc-Nhật.
Ông John Lee, giáo sư đại học Sydney, một chuyên gia về an ninh quốc tế, cho rằng Hoa Kỳ và các đồng minh hợp tác mật thiết chủ yếu là để ngăn chặn Trung Quốc. Giáo sư đại học Sydney nhấn mạnh: thực tế này có liên hệ với nhận thức rằng Trung Quốc đang ngày càng gia tăng yêu sách chủ quyền và dường như Bắc Kinh đang phát triển sức mạnh quân sự để hậu thuẫn cho tham vọng Biển Đông.
Xuất hiện trên tàu hải quân Mỹ USS Blue Ridge, Thủ tướng Úc Tony Abbott (giữa) nhấn mạnh tầm quan trọng giữa liên minh Mỹ – Úc – Ảnh: Reuters
Lập trường của Trung Quốc là ngang nhiên đòi hỏi chủ quyền trên gần như toàn bộ Biển Đông, một tuyến hàng hải huyết mạch của thế giới. Trong những năm gần đây, theo các nhà quan sát, nhiều biến cố có nguy cơ bùng phát thành xung đột tại Biển Đông.
Hồi 2013, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ cáo buộc một tàu chiến Trung Quốc cố tình cắt đường tàu chở tên lửa Mỹ Cowpens, suýt gây tai nạn.
Hồi tháng 5/2015, căng thẳng dâng cao, trong bối cảnh Trung Quốc gia tăng mở rộng đảo và xây cất nhiều công trình quân sự trái phép tại Trường Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam và giới chức Hoa Kỳ khẳng định tàu chiến và phi cơ Hoa Kỳ có quyền đi vào khu vực phạm vi 12 hải lý xung quanh các đảo Trung Quốc đóng quân trái phép.
“Mỹ và các đồng minh chiến lược của Mỹ đang hợp tác chặt chẽ với nhau nhằm gửi đi một thông điệp rõ ràng đến Trung Quốc”, ông John Lee, chuyên gia về Trung Quốc tại Đại học Sydney nhận định.
Các chuyên gia nhận định, dù không hài lòng với việc Nhật Bản tham gia cuộc tập trận lần này, Trung Quốc cũng không quá bất ngờ về động thái này bởi nhiều năm qua, Australia đã tăng cường hợp tác vỡi Nhật Bản.
Tháng 7/2014, Thủ tướng Australia Tony Abbot đã mô tả người đồng cấp Nhật Bản Shinzo Abe là “một người bạn rất thân thiết của tôi”.
Ngoài ra, Australia cũng đang tính đến việc mua tàu ngầm lớp Soryu của Nhật Bản và ông Lee cho rằng, điều này là để tăng cường sự gắn kết giữa hệ thống vũ khí của 2 nước.
Thanh Ngọc
Theo_Người Đưa Tin
Thế giới đối mặt với nguy cơ xung đột vũ trang quy mô lớn
Giới quan sát cho rằng, trong tương lai, các cuộc xung đột vũ trang sẽ xảy ra nhanh hơn với năng lực quân sự ngày càng hiện đại và quy mô.
Cuộc khủng hoảng Ukraine, tranh chấp lãnh thổ trên các vùng biển châu Á đang đẩy thế giới đến trước nguy cơ xung đột vũ trang quy mô lớn gần hơn bao giờ hết kể từ sau Chiến tranh Thế giới lần thứ hai. Thực tế này được phản ánh qua quan điểm chiến lược quân sự quốc gia vừa được công bố của nhiều nước, đặc biệt là Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc.
Trong Chiến lược quân sự quốc gia 2015 được Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, tướng Martin Dempsey công bố hôm 1/7, Mỹ công khai cảnh báo về một cuộc chiến với một cường quốc khác, mặc dù khả năng thấp nhưng ngày càng rõ và hậu quả của nó sẽ cực kỳ nghiêm trọng.
Lực lượng vũ trang Ukraine đang chuẩn bị vũ khí ở phái bắc Donetsk, Ukraine (ảnh: Reuters)
Theo tướng Dempsey, môi trường an ninh toàn cầu hiện nay là khó dự đoán nhất trong bối cảnh vị thế toàn cầu của Mỹ đang bị đe dọa. Liên quan đến cuộc khủng hoảng Ukraine, Mỹ tuyên bố các hành động quân sự của Nga đang trực tiếp làm suy yếu an ninh khu vực. Đây cũng là điểm mới khi trước đó, trong báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ năm 2011 chỉ nhắc rất ít về Nga.
Chiến lược quân sự quốc gia mới của Mỹ được công bố chỉ vài ngày sau thông báo nước này sẽ triển khai nhiều xe tăng, xe thiết giáp và khí tài quân sự tại các nước Đông Âu giáp với Nga nhằm tăng cường sức mạnh cho Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Liên quan đến động thái này, Bộ trưởng Quốc phòng Sven Mikser cho rằng: "Chúng tôi có lý do để tin rằng Nga đang sử dụng khu vực Baltic như là một trong những khu vực nhạy cảm nhất của NATO, khu vực mà các biện pháp và cam kết của NATO với các đồng minh có thể được thử nghiệm".
Trong khi đó, Mỹ cũng cho rằng tại châu Á, các hành động bồi đắp đảo nhân tạo trên Biển Đông của Trung Quốc đang làm gia tăng căng thẳng khu vực. Không chỉ Mỹ, ngay trong báo cáo thường niên công bố hôm nay, Bộ Quốc phòng Nhật Bản cũng bày tỏ quan ngại về các hành động trên biển của Trung Quốc thời gian qua.
Theo Nhật Bản, các hành động này của Trung Quốc là nhằm thực hiện các tuyên bố đơn phương không nhượng bộ và làm dấy lên quan ngại về các hành động tương lai. Trước đó, Bắc Kinh thẳng thừng tuyên bố nguyên nhân các vấn đề giữa hai nước xuất phát từ việc nhiều người Nhật Bản không thừa nhận sự phát triển của Trung Quốc như một cường quốc.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cho rằng: "Sự phát triển của Trung Quốc đã mang lại cho Nhật Bản nhiều lợi ích to lớn. Nhưng về mặt tinh thần, tôi không nghĩ rằng phía Nhật Bản chuẩn bị đầy đủ cho việc này. Tôi nghĩ rằng đây chính là nguyên nhân sâu xa của nhiều bất đồng hiện nay giữa hai nước".
Trong động thái mới nhất, Trung Quốc hôm qua thông qua Luật an ninh quốc gia mới. Theo giới phân tích, với bộ luật mới này, quân đội Trung Quốc sẽ được phép mở rộng sự hiện diện của mình ngoài biển khơi. Bên cạnh điều khoản nhấn mạnh Trung Quốc sẽ bảo vệ nguồn tài nguyên chiến lược, nguồn dự trữ năng lượng cũng như các tuyến đường vận chuyển trên biển và trên đất liền để bảo vệ sự phát triển kinh tế, xã hội, bộ luật trên cũng được cho là cần thiết để nước này tuyên bố chiến tranh với quốc gia khác.
Giới quan sát cho rằng, trong tương lai, các cuộc xung đột sẽ xảy ra nhanh hơn với năng lực quân sự ngày càng hiện đại và quy mô. Thực tế hiện nay cho thấy những thách thức đang ngày càng gia tăng và biến động khó lường, chính vì thế nguy cơ đối mặt với xung đột vũ trang quy mô lớn của thế giới đang ngày càng hiện hữu và trở nên nguy hiểm hơn bao giờ hết./.
Vũ Hợp Tổng hợp
Theo_VOV
Trung Quốc cưỡng chế Biển Đông, Washington sẽ trị tội Bắc Kinh? "Chúng ta đang chứng kiến Trung Quốc cưỡng chế thay đổi hiện trạng Biển Đông hành vi mà Mỹ và các đồng minh đều đồng lòng chống lại", Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ nói. Reuters trích lời Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Antony Blinken gọi dự án của Trung Quốc cải tạo đảo với quy mô lớn ở Biển Đông, là "mối đe...