Mỹ, Úc, Nhật bắt tay cạnh tranh với ‘Một vành đai, Một con đường’ của Trung Quốc
Úc cùng Nhật Bản quyết định tham gia nỗ lực tăng cường đầu tư vào Ấn Độ – Thái Bình Dương của Mỹ, trong thời điểm Trung Quốc đang triển khai mạnh mẽ sáng kiến Một vành đai, Một con đường.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ngày 30.7 công bố kế hoạch ‘Tầm nhìn Kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương’ giúp tăng hỗ trợ về tài chính của nước này cho quốc gia trong khu vực. Nhật Bản và Úc ngay lập tức có động thái hỗ trợ – Ảnh: SCMP
Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc (DFAT), Tập đoàn Đầu tư tư nhân ở nước ngoài Mỹ (OPIC) và Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật (JBIC) ngày 30.7 cùng ra tuyên bố chung: “Một mối quan hệ đối tác ba bên vừa được thành lập với mục đích huy động đầu tư cho các dự án giúp kinh tế tăng trưởng, tạo ra cơ hội, thúc đẩy khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương tự do, cởi mở, thịnh vượng”.
Đầu tư sẽ được đổ vào dự án năng lượng, giao thông, du lịch, cơ sở hạ tầng công nghệ. Chính phủ ba nước đặt mục tiêu thu hút nguồn vốn tư nhân cho các dự án.
Cùng ngày, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cũng đã công bố kế hoạch “Tầm nhìn Kinh tế Ấn Độ – Thái Bình Dương” (Indo-Pacific Economic Vision), giúp tăng hỗ trợ về tài chính của nước này cho quốc gia trong khu vực.
Cụ thể, Mỹ sẽ đầu tư 113 triệu USD cho các mảng công nghệ mới, năng lượng và hạ tầng, chi 25 triệu USD mở rộng xuất khẩu công nghệ Mỹ vào khu vực cùng gần 50 triệu USD trong năm nay hỗ trợ các nước sản xuất và dự trữ năng lượng, tạo một mạng lưới hỗ trợ thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng.
Ngoài ra, kế hoạch còn tăng gấp đôi mức chi tiêu tối đa cho hỗ trợ tài chính phát triển lên 60 tỉ USD, giúp công ty tư nhân tiếp cận được nguồn vốn lớn hơn để thực hiện các dự án ở nước ngoài.
Mỹ sẽ đầu tư 113 triệu USD cho các mảng công nghệ mới, năng lượng và hạ tầng – Ảnh: SCMP
Video đang HOT
Kế hoạch đầu tư được Ngoại trưởng Pompeo công bố tại Diễn đàn Kinh doanh Ấn Độ – Thái Bình Dương. Phát biểu tại sự kiện, ông khẳng định đầu tư lớn sẽ là một trụ cột trong chiến lược với khu vực của Tổng thống Donald Trump. Sáng kiến này sẽ được hỗ trợ bởi thỏa thuận hợp tác đầu tư Mỹ – Nhật – Úc.
“Chúng tôi muốn mọi quốc gia đều có thể bảo vệ chủ quyền của mình trước sự cưỡng ép từ nước khác. Chúng tôi muốn giải quyết các tranh chấp lãnh thổ và hàng hải một cách hòa bình. Cam kết hợp tác của chúng tôi không loại trừ quốc gia nào. Bất cứ nơi nào Mỹ đến, chúng tôi tìm đối hợp tác chứ không phải thống trị. Chúng tôi tin tưởng quan hệ đối tác chiến lược, không phải phụ thuộc chiến lược. Mỹ cùng thế giới được hưởng lợi từ một Ấn Độ – Thái Bình Dương hòa bình và thịnh vượng, vì vậy tính tự do và cởi mở của khu vực phải được duy trì”, theo Ngoại trưởng Pompeo.
Còn theo Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross, sáng kiến mới tập trung vào tìm kiếm đầu tư tư nhân cho hai lĩnh vực năng lượng cùng với hạ tầng, và sẽ giúp cắt giảm thâm hụt thương mại của Washington.
Nói về Một vành đai, Một con đường của Trung Quốc, Bộ trưởng Ross lưu ý rằng sáng kiến này đang bị chỉ trích vì những dự án của nó gần như không dùng đến lao động và hàng hóa của quốc gia nơi dự án được triển khai. Ông cũng khẳng định: “Có rất nhiều vành đai và con đường ở Ấn Độ – Thái Bình Dương”.
Nhà nghiên cứu Bonnie Glaser thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ( CSIS) đánh giá kế hoạch Ngoại trưởng Pompeo vừa công bố có thể giúp Mỹ tái lập ảnh hưởng tại khu vực, xua tan hoài nghi về khả năng nước này duy trì các cam kết nằm ngoài lĩnh vực quân sự. Tuy nhiên, bà Glaser không cho đây là chiến thuật chống Trung Quốc hay Một vành đai, Một con đường.
Trong khi đó, nhà phân tích chính trị quốc tế Bàng Trung Anh (đang công tác tại Đại học Hải Dương, Trung Quốc) chỉ ra rằng kế hoạch đẩy mạnh đầu tư được công bố vào thời điểm nhạy cảm, khi tổng thể mối quan hệ Mỹ- Trung đang xấu đi nhanh chóng. Theo ông: “Kế hoạch này rõ ràng nhắm vào Trung Quốc và Một vành đai, Một con đường, đem lại nguy cơ khiến quan hệ song phương thêm phức tạp”.
Cẩm Bình (theo Reuters, SCMP)
Theo motthegioi
Chuyên gia: Trung Quốc rước họa nếu gây chiến với Ấn Độ
Cách tiếp cận cứng rắn của Trung Quốc trong vấn đề biên giới có thể biến Ấn Độ thành kẻ thù, gây tác động tiêu cực đến chính sách thúc đẩy kinh tế của Chủ tịch Tập Cận Bình.
Binh sĩ Trung Quốc và Ấn Độ tập trận chung khi hai nước còn chưa căng thẳng.
Theo tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP), quân đội Trung Quốc và Ấn Độ đã trừng mắt nhìn nhau trong căng thẳng biên giới kéo dài suốt 40 ngày qua. Hai nước đổ lỗi cho nhau và không ngừng huy động quân đội áp sát biên giới.
Chuyên gia quân sự Antony Wong Dong cảnh báo, chính sách cứng rắn của Bắc Kinh càng làm chia rẽ quan hệ hai nước và khiến New Delhi trở thành kẻ thù.
"Trung Quốc đang dùng đòn chiến tranh tâm lý. Nhưng ngay cả khi đánh bại Ấn Độ trên đất liền, Bắc Kinh cũng không thể vô hiệu hóa được New Delhi trên biển", chuyên gia Wong nói, nhấn mạnh Ấn Độ Dương là tuyến đường hàng hải huyết mạch của Trung Quốc.
Hơn 80% lượng dầu mỏ nhập khẩu của Trung Quốc đi qua Ấn Độ Dương và eo biển Malacca.
"Không giống như một số nước khác, Ấn Độ không bao giờ bị chi phối bởi chiến lược &'cây gậy và củ cà rốt" của Trung Quốc", ông Wong nói.
Trong khi đó, Ấn Độ nằm ở trung tâm trong tuyến đường năng lượng quan trọng của Trung Quốc. "Nếu Ấn Độ phong tỏa hoạt động giao thương của Trung Quốc qua Ấn Độ Dương, Bắc Kinh sẽ phải đối mặt với thảm họa".
Sun Shihai, cố vấn Hiệp hội Nghiên cứu Nam Á ở Trung Quốc cho rằng, Ấn Độ là đối tác chiến lược quan trọng nhất của Trung Quốc trong Sáng kiến Một Vành đai, Một Con đường.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi.
"Bắc Kinh muốn mời New Delhi vào dự án đầy tham vọng vì hai nước đều hưởng lợi từ chính sách này. Trung Quốc cũng cần Ấn Độ để kết nối với các nước phương Tây", ông Sun nói. "Nhưng những gì xảy ra ở biên giới đã khiến Ấn Độ ngờ vực Trung Quốc và thậm chí còn có thể khiến sáng kiến tham vọng của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phá sản".
Trung Quốc vẫn còn một lựa chọn khác là thúc đẩy thương mại thông qua Hành lang Kinh tế Trung Quốc-Pakistan trị giá 50 tỷ USD. Tuy nhiên, tuyến đường này đi qua hai khu vực Kashmir và Gilgit-Baltistan, vốn đang nằm trong tranh chấp Ấn Độ-Paksistan.
Theo giới phân tích, thất bại trong hai chiến lược thúc đẩy kinh tế này sẽ khiến Trung Quốc bỏ lỡ cơ hội vượt Mỹ sau khi ông Trump rút Washington khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Ngoài ra, trước mối đe dọa từ Trung Quốc, Ấn Độ ngày càng xích lại gần Mỹ và Nhật Bản. Ba nước đã tổ chức tập trận hải quân 10 ngày ở Vịnh Bengal. Ấn Độ cũng chi 365 triệu USD mua máy bay vận tải Mỹ và 2 tỷ USD xây dựng mạng lưới máy bay trinh sát không người lái.
Theo ông Wong, 3 động thái này đều là thông điệp "cảnh báo" Trung Quốc. Ấn Độ cũng đang đẩy mạnh quá trình đóng mới các tàu ngầm hạt nhân, tàu ngầm tấn công hiện đại, vốn là điều Trung Quốc lo ngại nhất.
Theo Danviet
Tham vọng 'tiến vào trung tâm thế giới' của Trung Quốc Bài phát biểu của ông Tập tại Đại hội đảng cho thấy Trung Quốc đòi hỏi một vị thế lớn hơn trên trường quốc tế. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc. Ảnh: AFP. Trong bài phát biểu tại đại hội đảng thứ 19 ngày 18/10, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói rằng...