Mỹ tuyên bố trừng phạt bất cứ quốc gia nào nhập khẩu dầu của Iran
Mỹ tuyên bố nước nào nhập khẩu dầu thô của Iran đều phải hứng chịu các lệnh trừng phạt, và sẽ xác minh thông tin Trung Quốc vẫn tiếp tục mua dầu mỏ của Tehran.
Mỹ sẽ trừng phạt bất kỳ nước nào nhập khẩu dầu của Iran. Ảnh: Getty
Hôm nay (28/6), đặc phái viên của Mỹ về Iran Brian Brook cho biết bất kỳ nước nào nhập khẩu dầu thô của Iran sẽ phái hứng chịu các lệnh trừng phạt của Mỹ và hiện nay không có ngoại lệ. Ông Brian Brook cũng cho biết sẽ tìm hiểu về thông tin dầu thô của Iran được vận chuyển sang Trung Quốc.
Hồi tháng 4, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố sẽ không gia hạn các đặc quyền miễn trừ cấm vận nhập khẩu dầu mỏ của Iran cho Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản và Thổ Nhĩ Kỳ. Điều này đồng nghĩa, các nước này sẽ bị trừng phạt nếu tiếp tục mua dầu từ quốc gia Hồi giáo Trung Đông.
Trong khi đó, mới đây, tờ Washington Times trích dẫn các dữ liệu của trang chuyên theo dõi các hoạt động của tàu chở hàng TankersTrackers.com cho hay, tàu chở dầu Salina của Iran trong tuần này đã cập cảng tại Khu liên hợp hóa chất và tinh chế Trung Quốc gần Bắc Kinh bất chấp lệnh cấm Tehran xuất khẩu dầu mỏ.
Trang Bourse & Bazaar chuyên theo dõi các hoạt động kinh tế ở Iran cũng cho biết, báo cáo nhật ký tham chiếu vận tải cho thấy, một tàu cỡ trung thuộc Công ty vận tải dầu quốc gia Iran đã rời cảng nước này hôm 2/5 và đến khu vực cảng Cẩm Châu gần Bắc Kinh hôm 20/6.
Hãng thông tấn Tasnim ngày 26/6 đưa tin, Khu liên hợp hóa chất và tinh chế Trung Quốc đã nhận lô hàng một triệu thùng dầu Iran trong tháng đầu tiên sau khi Washington chấm dứt quyền miễn trừ cấm vận.
Theo Sputnik, Bắc Kinh hiện vẫn chưa đưa ra bất kỳ bình luận nào trước các thông tin trên.
Chiếc tàu chở dầu của Iran cập bến Trung Quốc vào ngày 20/6, thách thức các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với xuất khẩu dầu của Iran. Ảnh: Reuters
Video đang HOT
Số liệu mới nhất, tổng lượng dầu thô nhập khẩu của Trung Quốc sụt mạnh trong tháng 5 từ mức kỷ lục hàng tháng trong tháng 4, do các nhà máy lọc dầu tại nước này giảm mạnh lượng nhập khẩu dầu của Iran do lệnh trừng phạt của Mỹ và do một số nhà máy lọc dầu tại Bắc Kinh thực hiện việc bảo trì theo kế hoạch.
Trong diễn biến liên quan, quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper ngày 27/6 nói với các đồng minh thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) rằng Mỹ không muốn xảy ra chiến tranh với Iran, nhưng nước này không thể khoan nhượng thêm bất kỳ vụ việc nào.
Ngoài ra, sau khi phát biểu với các bộ trưởng quốc phòng NATO trong một phiên họp kín, ông Esper được Pháp cảnh báo không để liên minh NATO can dự vào bất kỳ nhiệm vụ quân sự nào ở Vùng Vịnh.
Cùng với Đức và các đồng minh châu Âu, Pháp đã đề nghị duy trì thỏa thuận hạt nhân Iran.
Trong khi đó, Sputniknews dẫn lời Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov khẳng định, Moscow sẽ thuyết phục cả Mỹ và Iran khởi động đối thoại để giải quyết căng thẳng hiện nay.
Mộc Miên (T/h)
Theo ĐS&PL
Ba cuộc gặp đáng chú ý tại Thượng đỉnh G20 tuần tới
Cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump với các nhà lãnh đạo Trung Quốc, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ bên lề Thượng đỉnh G20 ở Osaka, Nhật Bản vào tuần tới, sẽ định hình bầu không khí thế giới trong tương lai gần.
Cuộc gặp Trump- Tập thu hút sự quan tâm nhiều nhất của thế giới tại G20 tuần tới.
Với tư cách là nước chủ nhà, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sẽ chào đón các nhà lãnh đạo của 20 quốc gia mạnh nhất thế giới và tận dụng cơ hội này để giới thiệu Nhật Bản là một hòn đảo ổn định địa chính trị.
Thời điểm diễn ra Thượng đỉnh G20 chỉ trước cuộc bầu cử Thượng viện tại Nhật ít ngày, diễn ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Mỹ và Trung Đông, mang đến cho ông Abe cơ hội đóng vai trò của chính khách cao cấp toàn cầu.
Tuy nhiên, các chương trình nghị sự của ông Abe tại G20 như việc xác định con người là vị trí trung tâm hay tạo dựng các các dòng dữ liệu tự do bằng niềm tin... chắc chắn sẽ không mấy thu hút bằng ba cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Mỹ với người đồng cấp Nga Putin, Tổng thống Trump với người đứng đầu nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan.
Cuộc gặp Trump - Tập
Sau nhiều đồn đoán, cuối cùng Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ có cuộc gặp trực tiếp tại G20. Đây là sự kiện thu hút sự quan tâm của thế giới nhiều nhất trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ- Trung đang lâm vào bế tắc.
Tuy nhiên, các chuyên gia quốc tế cho biết, hiện nay vẫn còn nhiều dự đoán khác nhau rằng cuộc gặp song phương này là chính thức hay không chính thức, hoặc các cuộc thảo luận giữa họ có giải quyết được các tranh chấp thương mại hay không.
Ngoài cuộc gặp song phương, các cuộc gặp gỡ không chính thức trước và sau khi được Thủ tướng Abe kiến tạo sẽ tiến một chặng dài trong việc thể hiện mối quan hệ của ông với lãnh đạo hai nền kinh tế lớn nhất hành tinh này. Mặc dù ông Abe ít có khả năng định hình về nội dung sâu hơn trong cuộc gặp giữa Trump- Tập, nhưng kết quả của nó cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến Nhật Bản.
Ngoài vấn đề tháo gỡ bế tắc trong cuộc xung đột thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, vấn đề về biểu tình ở Hong Kong về việc đòi bỏ dự luật dẫn độ về Trung Quốc và vấn đề nhân quyền tại Tân Cương được cho là sẽ đưa ra bàn thảo tại cuộc gặp Trump- Tập.
Tuy nhiên, nếu mong đợi các vấn đề này sẽ được giải quyết tại một cuộc họp sẽ là không thực tế.
Cuộc gặp Trump-Putin
Quan hệ Nga- Mỹ căng thẳng, nhưng quan hệ cá nhân giữa ông Trump và ông Putin được cho là vẫn tốt đẹp,
Các vấn đề trong nước đối với ông Trump đều xuất phát từ báo cáo của luật sư đặc biệt Robert Mueller và sự can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử năm 2016. Điều này tiếp tục vẽ ra một bức tranh ảm đạm cho các mối quan hệ Nga-Mỹ cũng phải đối phó với các can thiệp quân sự ở Ukraine, Syria, và giờ là ở Mỹ La tinh với Venezuela.
Mặc dù vậy, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin vẫn duy trì mối quan hệ cá nhân tốt đẹp và mỗi khi gặp nhau, họ thể hiện thái độ thân thiện.
Không giống như Nhật Bản, nước không coi Nga là đối thủ chiến lược, Mỹ và lịch sử Chiến tranh Lạnh đảm bảo rằng bất kỳ cuộc gặp song phương nào giữa Mỹ và Nga cũng đều có ý nghĩa.
Ông Abe gặp ông Putin nhiều lần hơn bất kỳ nhà lãnh đạo thế giới nào khác và ông có thể hỗ trợ cho chính sách ngoại giao của ông Trump, bao gồm cả nỗ lực giúp đỡ Triều Tiên và các vấn đề khác, nhưng kỳ vọng các vấn đề Nga - Mỹ sẽ được giải quyết tại G20 là rất thấp.
Cuộc gặp Trump-Erdogan
Quan hệ đồng minh giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ đã leo thang thời gian gần đây do Thổ Nhĩ Kỳ mua hệ thống tên lửa phòng thủ S-400 mới nhất của Nga.
Có lẽ đây là cuộc gặp cũng không kém phần thu hút sự chú ý của dư luận thế giới tại G20. Cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan được cho là sẽ tháo gỡ ngòi nổ cho việc Thổ Nhĩ Kỹ sẽ tiếp nhận hệ thống tên lửa phòng thủ S-400 mới nhất của Nga vào tháng tới.
Thỏa thuận mua bán này lại là một vấn đề quan trọng đối với Mỹ và NATO không chỉ là do hệ thống không tương thích với các hệ thống vũ khí của NATO, mà còn làm suy yếu khả năng tàng hình của máy bay chiến đấu F-35 và cung cấp dữ liệu về các lỗ hổng của nó cho Nga.
Trong khi cuộc khủng hoảng này đã diễn ra trong một thời gian dài, nhưng mọi ánh mắt dường như giờ vẫn đổ dồn vào cuộc gặp của hai vị lãnh đạo Mỹ- Thổ tại G20 vì nó được cho là cơ hội cuối cùng để ngăn chặn Quốc hội Mỹ ra quyết định trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ vì vụ mua vũ khí của Nga này.
Mặc dù các biện pháp trừng phạt có thể bị hạn chế, có lẽ chỉ nhắm vào những người tham gia thỏa thuận S-400, nhưng chúng sẽ đánh dấu lần đầu tiên các biện pháp như vậy được triển khai chống lại một đồng minh NATO.
Đối với Nga, đây lại đánh dấu thành công lớn nhất của nước này trong nỗ lực phá vỡ liên minh NATO.
Theo PLO
NI cảnh báo Mỹ và NATO nên sợ rồng lửa S-400 của Nga là vừa Mỹ và các đồng minh NATO của họ nên cảnh giác với các hệ thống tên lửa phòng không S-400 vì khả năng sử dụng chúng như một phương tiện đấu tranh trong cuộc chiến kinh tế, tạp chí National Interest nhận định. Hệ thống rồng lửa S-400 của Nga. Ấn phẩm nhấn mạnh rằng hệ thống phòng thủ này có một loại...