Mỹ tuyên bố theo dõi hoạt động của Nga ở Syria
Mỹ đang theo dõi chặt chẽ những thông tin Nga tiến hành hoạt động quân sự ở Syria và cảnh cáo Nga đang “gây bất ổn, phản tác dụng”.
Hôm 3/9, Nhà Trắng tuyên bố đang theo dõi chặt chẽ những thông tin về việc Nga đang tiến hành hoạt động quân sự ở Syria đồng thời tuyên bố cảnh cáo Nga.
Người phát ngôn Nhà Trắng Josh Earnest nêu rõ: “Chúng tôi biết thông tin Nga có thể đã triển khai quân nhân và máy bay tới Syria, và chúng tôi đang theo dõi sát sao những thông tin này. Bất cứ sự hỗ trợ quân sự nào với chế độ (Tổng thống Syria Bashar al-Assad) vì bất cứ mục đích gì, theo hình thức quân nhân, hỗ trợ bằng máy bay, vũ khí hay cung cấp tài chính, đều sẽ gây bất ổn và phản tác dụng.”
Hình ảnh được báo chí phương Tây sử dụng để cáo buộc quân đội Nga có mặt ở Syria (Nguồn: Telegraph)
Trước đó, các hình ảnh xuất hiện trên mạng xã hội của các chiến binh Syria cho thấy máy bay và máy bay không người lái của Nga ở gần tỉnh Idlib. Các thông tin chưa xác nhận nói rằng trong số này có cả một máy bay tấn công tân tiến Sukhoi 34 của Nga, loại mà Syria không sở hữu.
Trang tin Ynet News của Israel ngày 31/8 dẫn lời các nhà ngoại giao phương Tây cho biết Nga gửi một “lực lượng viễn chinh” bao gồm cả ngàn nhân viên quân sự Nga tới Syria để thiết lập căn cứ không quân gần Thủ đô Damascus.
Video đang HOT
Một quan chức Mỹ xác nhận “Nga đã yêu cầu dọn đường cho chuyến bay quân sự tới Syria… chúng tôi không biết mục đích của họ là gì”.
Trong khi đó, hôm 1/9, đài RT (Nga) dẫn nguồn tin quân sự cho biết, quân đội và máy bay chiến đấu Nga chưa hề được triển khai đến Syria, bác bỏ thông tin trên trang tin Ynet News.
Cùng ngày, Nga cũng lên tiếng phủ nhận chuyện điều máy bay đến Syria đánh IS. Đài RT dẫn nguồn tin quân sự cho hay:”Không hề có việc triển khai máy bay chiến đấu Nga tại Cộng hòa Ả Rập Syria. Không quân Nga vẫn đang đóng quân tại các căn cứ và thực hiện nhiệm vụ huấn luyện quân lính và chiến đấu bình thường”.
Hôm 4/8, ông Dmitry Peskov, người phát ngôn điện Kremlin cũng phủ nhận kế hoạch triển khai quân tại Syria, nói rằng việc quân đội Nga liên quan đến cuộc xung đột tại Syria không được bàn đến.
Dù vậy, hôm 26/8, trong một cuộc họp tại Thủ đô Moscow, Tổng thống Vladimir Putin khẳng định ủng hộ mạnh mẽ việc hình thành một liên minh chống IS, gồm có quân đội Syria, Iraq, người Kurd và lực lượng đối lập đại diện cho người dân Syria.
Vũ Vũ (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Đô đốc Mỹ: Trung Quốc khó giữ đảo nhân tạo nếu hành động quân sự
Bắc Kinh không có lợi thế nếu tiến hành hoạt động quân sự tại các đảo nhân tạo thuộc quần đảo Trường Sa, bởi quần đảo này cách Trung Quốc đại lục quá xa, khó có thể chi viện nếu xung đột nổ ra, cựu Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ (USPACOM) khẳng định.
Trung Quốc đang xây một đường băng trên đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. (Ảnh: DigitalGlobe).
Trang Inquirer (Philippines) ngày 1/6 dẫn nhận định trên của cựu Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ, Đô đốc Dennis Blair, trả lời phỏng vấn của Thời báo phố Wall (WST) về việc Việt Nam và Philippines có thể đánh thắng quân Trung Quốc tại Trường Sa.
Ông Blair cho biết: "Quần đảo Trường Sa cách Trung Quốc tới gần 1500km. Các đảo nhân tạo mà Trung Quốc ngang nhiên bồi đắp ở Trường Sa không có khả năng tự vệ, theo bất kỳ ý nghĩa quân sự nào".
"Nếu người Trung Quốc ngu ngốc tới mức toan tiến hành bất kỳ hoạt động quân sự nào từ các đảo này, họ sẽ hoàn toàn không thể phòng thủ. Và Việt Nam cùng Philippines có thể đập tan hoạt động này, mà chưa cần đến sự giúp đỡ của Mỹ", Đô đốc Blair phát biểu.
Theo Inquirer, Đô đốc Blair từng là Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Hương của Mỹ (USPACOM) từ năm 2001, khi một chiến đấu cơ Trung Quốc đâm vào một máy bay do thám Mỹ trên không phận Biển Đông. Trong vụ va chạm này, phi công điều khiển máy bay Trung Quốc đã tử nạn, còn chiếc máy bay Mỹ phải hạ cánh khẩn cấp xuống đảo Hải Nam, Trung Quốc.
Ông Blair cũng từng là giám đốc Cơ quan tình báo quốc gia Mỹ, từ chức hồi năm 2010 do bất đồng với Nhà Trắng. Ông hiện là Giám đốc tổ chức Văn phòng quốc gia nghiên cứu châu Á.
Báo Philippines nhận định, trong các tháng gần đây, Bắc Kinh đẩy mạnh các hoạt động bồi đắp và xây dựng trái phép các đảo nhân tạo trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Báo trên cho biết các bức ảnh cho thấy Trung Quốc đã xây dựng các đường băng và kè nhằm sử dụng vào mục đích quân sự, đồng thời đưa pháo tới đây nhằm thực hiện "giấc mộng" độc chiếm Biển Đông.
Ngoài ra, Trung Quốc còn ngang ngược đưa cảnh báo với các máy bay Mỹ và Philippines tuần tra trên không phận gần các đảo nhân tạo này. Tại Đối thoại Shangrila hồi cuối tuần trước, trưởng đoàn Trung Quốc Tôn Kiến Quốc lớn tiếng tuyên bố có thể lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Đông.
Cũng trong Đối thoại Shangri-La, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã bày tỏ rõ lập trường kiên định của Washington, yêu cầu Trung Quốc ngưng cải tạo đất trái phép trên Biển Đông, và khẳng định sẽ tiếp tục đưa tàu chiến, máy bay đến tuần tra khu vực này.
Phát biểu với WST, cựu Tư lệnh USPACOM Blair nhận định Mỹ nên tìm cách xử lý ngoại giao hơn là hành động quân sự: "Mỹ không nên điều tàu sân bay đến đó".
Ông Blair cũng nói thêm rằng vấn đề chính trong các tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông xoay quanh quần đảo Trường Sa, nơi Trung Quốc đang ngang ngược tiến hành cải tạo và quân sự hóa.
Thoa Phạm
Theo Dantri/ Inquirer, WST
Mỹ sẽ tiếp tục tuần tra ngăn "đụng độ bất ngờ" trên Biển Đông Tư lệnh Hạm đội 7 Hải quân Mỹ ngày 1/6 tuyên bố quân đội nước này sẽ nỗ lực để ngăn chặn các vụ đụng độ bất ngờ ở Biển Đông, đồng thời sẽ tiếp tục tuần tra tại khu vực Trung Quốc đang tiến hành các hoạt động bồi đắp đảo trái phép và quân sự hóa. Tư lệnh Hạm đội 7...