Mỹ tuyên bố sẽ không gửi vũ khí hạt nhân cho Ukraine
Trợ lý Ngoại trưởng Karen Donfried khẳng định Mỹ sẽ không cung cấp vũ khí hạt nhân cho Ukraine.
“Không có khả năng về việc Mỹ cung cấp vũ khí hạt nhân cho Ukraine”, Trợ lý Ngoại trưởng Karen Donfried nói trong một phiên điều trần tại Thượng viện hôm 12/5.
Một quả bom hạt nhân B61 được trưng bày tại Bảo tàng Hàng không & Không gian Pima ở Tucson, Arizona, Mỹ. Ảnh: Wikipedia
“Mỹ không phải là một bên trong cuộc xung đột này. Mỹ đang cung cấp hỗ trợ an ninh và vũ khí cho Ukraine, nhưng không có chuyện chúng tôi cung cấp vũ khí hạt nhân cho Kiev”, bà Donfried nói với các nhà lập pháp trong phiên điều trần của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện.
Thượng nghị sĩ Ed Markey tại bang Massachusetts đã yêu cầu bà Donfried xác nhận rằng Mỹ không muốn gây ra mối đe dọa hiện hữu đối với Nga và sẽ không phải bên đầu tiên sử dụng vũ khí hạt nhân.
Video đang HOT
Bà Donfried không trực tiếp trả lời câu hỏi của nghị sĩ Markey, thay vào đó, bà nhấn mạnh rằng Mỹ không trực tiếp tham gia vào cuộc xung đột ở Ukraine và do đó không gây chiến với Nga.
Tuy nhiên, Nga lại coi Mỹ đang tham gia vào cuộc xung đột vì Washington cung cấp vũ khí và thông tin tình báo cho Kiev. Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đã cáo buộc Mỹ và NATO “về cơ bản sẽ gây chiến với Nga thông qua một ủy nhiệm khi trang bị vũ khí cho ủy nhiệm đó”. Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo sẽ phản ứng nhanh chóng đối với bất kỳ sự can thiệp nào từ bên ngoài khiến an ninh quốc gia của đất nước gặp nguy hiểm.
Nga luôn khẳng định sẽ không phải là bên đầu tiên sử dụng vũ khí hạt nhân. Trước đó, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Alexander Grushko đã nói về các điều kiện mà Moscow sẽ triển khai một cuộc tấn công hạt nhân.
Thứ nhất, khi kẻ thù của Nga đang sử dụng vũ khí hạt nhân hoặc các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt khác trên lãnh thổ Nga hoặc các đồng minh của Moscow.
Thứ hai, nếu Nga có bằng chứng đáng tin cậy về một vụ phóng tên lửa đạn đạo tấn công lãnh thổ của mình hoặc của các đồng minh Nga.
Thứ ba, nếu chính phủ hoặc các căn cứ quân sự quan trọng của Nga bị đối phương tấn công nhằm mục địch làm suy yếu khả năng đáp trả của lực lượng hạt nhân Moscow.
Thứ tư, nếu Nga phải đối mặt với một mối đe dọa hiện hữu thông qua việc sử dụng vũ khí thông thường.
Trong khi đó, Mỹ duy trì một chính sách mơ hồ hơn, tuyên bố rằng vũ khí hạt nhân là một biện pháp răn đe, nhưng có thể được sử dụng trong “những trường hợp nguy cấp để bảo vệ lợi ích quan trọng của Mỹ hoặc các đồng minh và đối tác của họ”.
Nga cảnh báo có thể xóa sổ NATO trong vòng 30 phút nếu chiến tranh hạt nhân nổ ra
Người đứng đầu Cơ quan vũ trụ Roscosmos của Nga, ông Dmitry Rogozin ngày 8/5 cảnh báo, Nga có thể xóa sổ các nước NATO trong vòng 30 phút nếu chiến tranh hạt nhân nổ ra.
Tuy nhiên, quan chức này lưu ý rằng, vũ khí hạt nhân không nên được sử dụng và Nga sẽ không cho phép điều này xảy ra.
Cảnh đổ nát ở thị trấn Bucha, ngoại ô thủ đô Kiev sau một cuộc giao tranh. Ảnh: AP
Trong thông báo đăng trên Telegram, ông Dmitry Rogozin cho biết: "Trong một cuộc chiến tranh hạt nhân, Nga có thể phá hủy các nước NATO trong vòng 30 phút. Nhưng chúng tôi không cho phép điều đó xảy ra vì hậu quả của các cuộc tấn công hạt nhân sẽ ảnh hưởng đến Trái Đất của chúng ta. Do đó, chúng tôi sẽ phải đánh bại đối phương mạnh hơn về kinh tế và quân sự này bằng các biện pháp quân sự thông thường".
Ông Rogozin cũng suy đoán rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin có thể sử dụng bài phát biểu trong lễ kỷ niệm Ngày Chiến thắng 9/5 kêu gọi người dân Nga nhập ngũ. "Chiến thắng chỉ có thể đạt được khi có đoàn kết của toàn bộ đất nước với quân đội, sự huy động nền kinh tế, tận dụng các khu liên hợp công nghiệp-quân sự và các lĩnh vực công nghiệp liên quan của Nga hỗ trợ cho mục đích quân sự. Điều này cần phải thực hiện ngay lập tức và nhanh chóng".
Ông Rogozin cũng cáo buộc NATO đang "kích động chiến tranh" chống lại Nga, "sử dụng các lực lượng Ukraine để chiến đấu trong một cuộc xung đột ủy nhiệm". "NATO đang kích động chiến tranh chống lại chúng tôi. Họ không công bố điều đó nhưng giờ thì mọi người đã rõ".
NATO vẫn chưa đưa ra bình luận gì về tuyên bố trên. Nhưng hôm 7/5, Giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ William Burns cho biết cộng đồng tình báo nước này chưa thấy bất kỳ "bằng chứng thực tế" nào cho thấy Tổng thống Putin cho phép sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Ukraine.
Tình báo Mỹ nhận định về khả năng Nga dùng vũ khí hạt nhân ở Ukraine Bất chấp lo lắng của Ukraine, Giám đốc CIA William Burns cho biết không có bằng chứng thực tế nào cho thấy Nga sẽ triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật. Một máy bay ném bom chiến lược Tu-160 của Nga bắn tên lửa hành trình vào các mục tiêu thử nghiệm trong cuộc tập trận quân sự ở Nga ngày 9/12/2020....