Mỹ tuyên bố nhận thuyền nhân Rohingya
Mỹ sẵn sàng nhận người tị nạn Rohingya, trong nỗ lực quốc tế nhằm đối phó với tình trạng thuyền nhân bị bỏ rơi trên biển trong tình trạng đói khát ở Đông Nam Á.
Những người di cư được giải cứu hôm qua nghỉ ngơi và được cung cấp đồ ăn, nước uống khi tới Simpang Tiga, tỉnh Aceh, Indonesia. Ảnh: AP
“Đó phải là nỗ lực đa quốc gia. Rõ ràng, chúng tôi không thể tự xử lý hết tất cả. Nhưng chúng tôi sẵn sàng đóng vai trò dẫn đầu trong nỗ lực này”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Marie Harf hôm qua nói với các phóng viên tại Washington D.C. Bà cho biết phía Malaysia và Indonesia đã yêu cầu giúp đỡ giải quyết việc tái định cư cho những thuyền nhân và Mỹ đang xem xét cẩn thận đề xuất này.
Trong hơn ba tuần qua, hơn 3.000 người, gồm những người Rohingya theo Hồi giáo ở Myanmar và người Bangladesh, ở trên những con tàu quá tải dạt vào bờ biển của nhiều nước Đông Nam Á. Các nhóm hỗ trợ cho biết hàng nghìn người khác đang bị bỏ rơi lênh đênh trên biển sau khi những kẻ buôn người bỏ tàu do chính quyền mở cuộc triệt phá.
Video đang HOT
Indonesia, Malaysia và Thái Lan trước đó miễn cưỡng khi cho người Rohingya vào và đã gửi trả các tàu đầy người đói, khát ra biển, bởi họ lo sợ một dòng người di cư không mong muốn tràn vào. Nhưng hôm qua, họ đã thay đổi quyết định.
Bà Harf hoan nghênh quyết định của các chính phủ “nhằm gánh vác trách nhiệm theo luật quốc tế và hỗ trợ nhân đạo, cung cấp nơi trú ngụ cho 7.000 người di cư dễ bị tổn thương. Mỹ sẽ cân nhắc các đề nghị từ Cao ủy Liên Hợp Quốc về người Tị nạn và Tổ chức Di cư Quốc tế về các quỹ giúp tiếp nhận và thẩm tra lý lịch người tị nạn khi họ lên bờ.
Bà Harf cũng cho biết kể từ ngày 1/10 năm ngoái, Mỹ đã tái định cư hơn 1.000 người Rohingya.
Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Anthony Blinken hôm nay sẽ tới Myanmar và hối thúc nước này hợp tác với Bangladesh, nhằm giúp những người di cư đang lênh đênh trên biển. Bà Harf cho hay ông sẽ kêu gọi Myanmar nâng cao điều kiện sống của những người Rohingya trong nước.
“Giải pháp bền vững duy nhất đối với vấn đề là ngay từ đầu phải thay đổi điều kiện khiến mạng sống của họ bị đe dọa”, ông Blinken nói tại Indonesia.
Trong vòng ba năm qua, ít nhất 120.000 người Rohingya theo Hồi giáo đã rời bỏ Myanmar, đất nước có người theo Phật giáo chiếm đa số. Giới chức Myanmar gọi nhóm này là người “Bengal”, và khẳng định họ nhập cư trái phép từ Bangladesh, dù hầu hết đã sống ở Myanmar qua nhiều thế hệ.
Trọng Giáp
Theo AP
Indonesia và Malaysia: Nhân đạo trước, chính trị sau
Indonesia và Malaysia đã đạt được thỏa thuận về tiếp nhận, cứu trợ nhân đạo và đảm bảo an toàn cho những di dân.
Một chiếc thuyền chở người di cư ở ngoài khơi vùng biển Indonesia chờ được vào bờ - Ảnh: Reuters
Thỏa thuận này giúp cho hàng ngàn con người vất vưởng, đói khát và cận kề cái chết từ nhiều tháng nay trên biển được cập bờ. Tuy nhiên, điều kiện của Indonesia và Malaysia là cộng đồng quốc tế trong thời gian một năm tới có trách nhiệm đưa ra được kế hoạch định cư những di dân này hoặc đưa họ về nước xuất phát cũng như phải có hỗ trợ tài chính.
Điều đáng chú ý là hai nước tiếp nhận ngay người di cư trong khi chưa làm rõ hay chưa thể biết được rõ "cộng đồng quốc tế" nói trên bao gồm cụ thể những đối tác nào.
Ít ra thì thỏa thuận mới này cũng đã xử lý được khía cạnh nhân đạo của cuộc khủng hoảng hiện tại ở khu vực Đông Nam Á trong khi khía cạnh chính trị của nó mới chỉ được đề cập đến. Nhân đạo trước, chính trị sau là cách tiếp cận giúp giảm bớt được ngay mức độ trầm trọng của vấn đề, nhưng ẩn chứa rất nhiều rủi ro về chính trị, tài chính, xã hội và pháp lý đối với Indonesia và Malaysia. Người vượt biển mong muốn tới Indonesia và Malaysia chủ yếu là người Myanmar và Bangladesh nhưng chính phủ của cả hai nước này lại chưa tham gia giải quyết vấn đề.
Việc tập hợp được các nước khác để có thể được gọi là "cộng đồng quốc tế" sẽ không đơn giản chút nào. Rồi đến chuyện định cư họ ở nước thứ ba cũng sẽ rất khó khăn, còn hồi hương thì lại phải cần đến sự tham gia của chính phủ các nước quê hương họ. Rồi còn khía cạnh tài chính cũng rất nan giải. Indonesia và Malaysia dùng giải pháp tình thế để có thêm thời gian và phải chấp nhận mọi rủi ro này.
Thảo Nguyên
Theo Thanhnien
Số phận nghiệt ngã của trẻ mồ côi trong đại dịch Ebola Những trẻ em mồ côi sống sót trong đại dịch Ebola chẳng những mất cha mẹ, người thân mà còn phải đối mặt với nạn đói hoành hành, nguy cơ nhiễm virus chết người, thậm chí có em phải bán dâm để có tiền mua thức ăn, theo Daily Mail. Fatamata (3 tuổi) và Jane (8 tuổi), 2 trẻ mồ côi vì đại...